Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Pope Benedict says ‘Merry Christmas’ to the world

Pope Benedict says ‘Merry Christmas’ to the world

Immanuel - Merry Christmas 2009-2010


Chính quyền thành phố Hà Nội chào thăm và chúc mừng Lễ Giáng Sinh Tòa TGM Hà Nội
VietCatholic News (22 Dec 2009 10:39)
HÀ NỘI - Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.


Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.

Phái đoàn của chính quyền thành phố Hà Nội gồm có: Ông Tưởng Phi Chiến - phó Bí Thư Thành ủy, bà Ngô Thị Thanh Hằng – phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ông Hoàng Công Khôi – chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và đại diện các ban ngành chính quyền của thành phố, quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống.

Về phía Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, cha chính xứ nhà thờ chính tòa, và quý cha tổng quản lý, chánh văn phòng.

Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh, đại diện chính quyền các cấp của thành phố đã đến chào thăm và chúc mừng các vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội.



Mở đầu buổi tiếp xúc và thăm viếng, ông Tưởng Phi Chiến – phó bí thư thành ủy đã đại diện các cấp chính quyền thành phố chào thăm và chúc mừng Đức Tổng Giuse, Đức Cha phụ tá và quý cha nhân dịp mùa Giáng sinh, ông cũng gửi lời chúc của các cấp chính quyền tới đông đảo bà con giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội, nhất là bà con giáo dân ở thủ đô Hà Nội.

Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng và cảm ơn phái đoàn của Chính quyền Thành phố. Nguyên văn lời phát biểu của Ngài như sau: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón phái đoàn của chính quyền đã đến đây để chào thăm và chúc mừng chúng tôi, đây là một thông lệ rất đáng quý, vào mỗi dịp lễ trọng, nhất là lễ Giáng sinh, quý vị đã đến thăm và chúc mừng chúng tôi bằng những lời chúc thật là tốt đẹp. Chúng ta vui mừng đón năm mới 2010 – năm mà có những kỷ niệm quan trọng của đất nước: kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; về phía giáo hội chúng tôi thì cũng có năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công Giáo Việt nam – nói lên sự lớn mạnh của giáo hội Công giáo sau nhiều thời gian truyền giáo, giáo hôi địa phương đã trưởng thành và có thể tự đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội.

Kỷ niệm 1000 năm Thăng long, chúng tôi vui mừng khi thấy ông phó Bí thư cho biết những gì phấn đấu của đất nước và của riêng thành phố Hà nội trong dịp kỷ niệm này, phấn đấu để trở thành một thủ đô gương mẫu về văn minh tiến bộ. Chúng tôi hết sức là vui mừng và cũng mong ước thủ đô này của chúng ta được xứng đáng với công trình 1000 năm xây dựng của tổ tiên, cha ông chúng ta. Thế thì tôi nhớ một câu của văn hào người Anh: Một thành phố lớn không phải chỉ có diện tích lớn nhưng cần phải có những con người tốt, những con người vĩ đại. Chúng tôi rất mong muốn thành phố Hà Nội của chúng ta trở thành một thành phố lớn như là ông phó bí thư vừa nói: lớn trong sự văn minh, sự công bằng, có những con người tốt, có tâm huyết, có tấm lòng rộng, có trí thức cao, có đạo đức … để làm gương mẫu cho các thành phố khác.


Đối với chúng tôi, trong Tôn giáo, chúng tôi luôn luôn coi trọng phần tâm linh. Phần tâm linh nó ràng buộc con người không chỉ sống với nhau bằng bề mặt mà còn phải sống với nhau bằng cái sự thật trong tâm hồn, bởi vì ngày nào chúng tôi cũng phải đối diện trước mặt Chúa để duyệt xét tâm hồn của mình cho nên lúc nào cũng phải sống ngay thẳng, không có cái gì gian dối. Chắc chắn, nếu mà các quý vị chính quyền nhìn thấy người Công giáo có xấu có tốt thế nào thì trong lòng như thế, nó lộ ra, cho nên quý vị đối diện với người Công giáo thì quý vị an tâm vì người ta có sao nói thế, không giấu giếm.

Chúng ta cùng nhau xây dựng một thủ đô thật là đẹp, đẹp không chỉ bề ngoài mà cả bên trong. Đằng sau những căn nhà cao tầng, vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, nhưng chúng ta hãy làm cho nó cũng đẹp lên; và nhất là sau cái khuôn mặt vui tươi, những con người tốt đẹp thì có những tâm hồn thật sự tốt đẹp. Đó cũng chính là những điều mà Giáo hội chúng tôi luôn mong muốn xây dựng, trong tư cách là những người công dân luôn muốn xây dựng tâm hồn con người để tâm hồn con người thực sự tốt đẹp, và như thế chắc chắn cũng đóng góp vào việc xây dựng thành phố, xây dựng đất nước. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc quý vị trong năm mới 2010 được mạnh khỏe, thành công, việc chung thì đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đặt ra để xây dựng thành phố”.



Đại diện chính quyền thành phố đã tặng những lẵng hoa tươi thắm và những món quà tới Đức Tổng Giám mục Giuse. Hai bên đã trao cho nhau những lời thăm hỏi gần gũi, những cái bắt tay tình cảm và những ánh mắt thân thiện.
Giuse Trần Ngọc Huấn

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

The Youth and Television nowadays !

Chương trình chuyên đề Truyền thông và Giới trẻ thời @
VietCatholic News (19 Dec 2009 08:07)
“Những công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, nếu hàng ngày trẻ dành 3-4 giờ để xem những chương trình ti vi không có nội dung giáo dục, thì sau khi kết thúc phổ thông trung học, trẻ có thể đã xem được khoảng 8.000 vụ giết người.”

Thông tin nêu trên gợi cho chúng ta viễn cảnh về một tương lai ảm đạm, đầy bạo lực.


Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng truyền thông có sức tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là người trẻ.

Trong thế giới số hoá ngày nay, người trẻ dễ dàng tiếp xúc với kho thông tin đại chúng khổng lồ hầu như ở mọi lúc, mọi nơi. Họ tự do làm điều mình thích, không giới hạn tìm tòi và cũng không đủ nhận thức để sàng lọc các thông tin trên mạng.

Với nhãn quan này, truyền thông thời @ đang len lỏi vào cuộc sống của từng gia đình và lôi kéo người trẻ vào một thế giới ảo, với những giá trị sống giả tạo và những đẳng cấp phù phiếm. Trong tương lai, những ảnh hưởng của truyền thông ngày càng trở nên mạnh mẽ và nhiều lãnh vực thuộc đời sống xã hội bị chi phối cách nghiêm trọng hơn. Đây là một vấn đề rất lớn và đầy thách đố cho chính bản thân người trẻ, các bậc làm cha mẹ, Giáo hội và xã hội.

Để có một cái nhìn hệ thống về tác hại của truyền thông đối với giới trẻ và định hướng của người trẻ Công Giáo trong thời đại công nghệ thông tin, chiều ngày 12.12.2009 tại TTMV, với sự có mặt của hơn 200 tham dự viên gồm nhiều thành phần khác nhau, Sơ Nguyễn Thị Ngọc Lan, dòng Phan sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã thuyết trình đề tài: “Truyền thông và Giới trẻ”

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI TRẺ TRONG THẾ GIỚI SỐ HOÁ:

Truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin.

Ngoài các phương tiện truyền thống như sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, còn có các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại, internet.

Ngày nay, các phương tiện truyền thông trở nên quen thuộc với mọi người và truyền thông đóng một vai trò lớn trong lòng thế giới.

@ là kí hiệu được sử dụng cho một thế hệ mới được định hình bởi truyền thông. Các chương trình quảng cáo, ti vi, phim ảnh,… đóng vai trò chuyển tải thông tin và ảnh hưởng đến nhận thức, sự lựa chọn của người đương thời, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ đó hình thành những đặc điểm của con người trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.

1. Con người dị dạng:

Trong thế giới tràn ngập thông tin, người trẻ học hỏi nhiều từ kho tàng internet đồ sộ. Tuy nhiên, truyền thông cũng đã định hình một thế hệ người trẻ dị dạng. Đây là sự phát triển không cân bằng giữa vốn liếng tri thức và đời sống cảm xúc, tâm linh của giới trẻ.

Truyền thông ngày nay hô hào, cổ võ cho chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ. Từ đó hình thành não trạng tìm kiếm sự tiện lợi, nhanh chóng, dễ dãi… Khi bị đòi hỏi phải cố gắng, người trẻ thiếu bản lĩnh để gánh vác những khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Họ thiếu tự tin và nghị lực để đảm trách cuộc đời mình. Họ thiếu lòng can đản, sợ bị từ chối, sợ thất bại.

Trải nghiệm cuộc sống vượt qua bốn bức tường bằng những cái click chuột, lướt web, tán gẫu,… trái tim người trẻ chưa đủ lớn để ươm mầm cho những hạt giống tâm hồn nảy lộc, đâm chồi. Trái tim nhỏ bé không đủ chỗ dưỡng nuôi những cảm xúc sâu lắng.

Đời sống tâm linh phát triển èo uột trên nền tảng đời sống nhân bản bị thui chột.

Ngoài những dị dạng của đời sống nội tâm, những nghiên cứu gần đây cho thấy, sự thiếu vận động chạy, nhảy và các hoạt động thể dục do việc lạm dụng ti vi, máy tính dễ dẫn đến bệnh mập phì kèm theo các triệu chứng về tim mạch, tiểu đường…

2. Những khủng hoảng và ước mơ của người trẻ:

Tuổi trẻ vốn năng động, đầy ắp ước mơ và hoài bão… Nhiều người trong số họ luôn gặp áp lực, căng thẳng khi chạy đua với thời gian, để đạt được những mơ ước trong cuộc đời. Ngược lại, không ít bạn trẻ chẳng hề có khát vọng gì, do cuộc sống của họ mứa thừa vật chất. Các nhà khoa học gọi đây là “khủng hoảng thừa” ở giới trẻ.

Không ai phủ nhận vai trò tích cực của truyền thông trong sự phát triển của người trẻ ngày nay. Tuy nhiên, nếu người trẻ không sớm nhận thức đúng đắn về giá trị của truyền thông và tác hại của nó, cũng như họ không sớm nhận được sự nâng đỡ, đồng hành của các ban ngành, đoàn thể liên quan, thì giới trẻ ngày nay có nguy cơ xây dựng đời sống của mình trong thế giới số và ảo.

Thế giới số hoá cho ra đời những nhân vật ảo. Những người hùng trên màn ảnh nhỏ dần dần xâm nhập vào lối suy nghĩ và cách hành xử của người trẻ, khiến họ ngộ nhận về chính bản thân mình, dễ dàng trở thành “cái rốn của vũ trụ”, nhưng lại đầy xa lạ, lạc lõng và ngớ ngẩn trong thực tại.

Quan điểm sống của người trẻ bị lệch lạc, khi họ tiếp nhận phần lớn những hình ảnh chết chóc, bạo lực trên các phương tiện truyền thông. Do các quá trình hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên người trẻ dễ gây hấn và thiếu kiềm chế, họ có xu hướng cho rằng bạo động là giải pháp ưu tiên cho đa số các vấn đề trong cuộc sống.

Các trang web đen đang tấn công trí tò mò của người trẻ. Nếu không đủ nhận thức và kiểm soát, tâm trí non nớt của họ sẽ dễ dàng bị ám ảnh bởi những hình ảnh bạo lực đẫm máu và khiêu dâm. Từ đó, xuất hiện lối sống lệch lạc, những nhu cầu thiếu lành mạnh. Tệ hơn nữa là dẫn đến những thảm kịch đau lòng.

Quan hệ bạn bè có sức mạnh đáng kể ở giới trẻ. Họ có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ ở ngoài gia đình. Những mối tình ảo ra đời đáp ứng nhu cầu được yêu thương, được thông hiểu và xoa dịu đi sự trần trụi của thực tế. Lún sâu vào tình ảo, đầu tư quá nhiều cho những mối tương quan không thật và không ích lợi, người ta dễ quên đi hay phớt lờ bổn phận của mình trong gia đình, trong xã hội.

Ngày nay, người trẻ không ưu tiên lựa chọn xây dựng những mối quan hệ trong sáng, lâu dài và nghiêm túc. Các chương trình truyền thông thiếu lành mạnh còn là nguyên nhân của tình trạng người trẻ sống vội, tạo những mối quan hệ dễ dàng, kém bền… Lối sống này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và gây ra những chấn thương trong đời sống nội tâm.

Sống trong thế giới ảo cũng là một hệ quả do sử dụng internet quá nhiều. Không chỉ tốn nhiều thời gian và tiền bạc, sự say mê game online làm người trẻ dễ dàng bị tiêm nhiễm và cuộc sống của họ cũng chỉ xoay quanh các trò chơi mà thôi.

Sự tan vỡ của những hoài bão thiếu thực tế dễ làm họ ngã lòng, thất vọng và chán nản.

Với cuộc sống đương đại đầy náo động, những áp lực xuất phát từ kỳ vọng gia đình, những căng thẳng, mệt mỏi từ xã hội, người trẻ không đủ nội lực để đối mặt với thực tại, họ rơi vào những cơn khủng hoảng triền miên, không lối thoát. Mất phương hướng và hoang mang, người trẻ không biết kêu cứu hay bám víu vào đâu.

Ngày nay, đặc biệt là ở các nước phát triển, con số thanh thiếu niên tự tử ngày càng tăng. Đây là hậu quả thiếu tình thương của gia đình, thiếu quan tâm của nhà trường, thiếu đồng hành của xã hội và Giáo hội. Một điều rất đáng tiếc là: truyền thông chỉ lên tiếng mô tả về các vụ việc tự tử mà ít khi chỉ cho người trẻ thấy đây là việc không nên làm.

Vấn đề đặt ra là: làm sao giải cứu người trẻ ra khỏi ma lực của truyền thông và giúp cho các mối tương quan của họ được tăng trưởng, để đời sống của họ được thăng tiến?

Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất nhưng cũng khó vượt qua nhất trong hành trình làm người. Do đó, họ cần nhận được sự thông hiểu và trợ lực của mọi người xung quanh.

3. Những căn bệnh thời hiện đại:

Nhiều người trẻ ngày nay sớm trở thành những ông bà già với cái đầu đầy thông tin và với đôi chân như mọc rễ trước màn ảnh nhỏ. Tuổi thơ trôi tuột qua bàn tay với những động tác bấm bàn phím, nhấp chuột, tắt – mở các phương tiện truyền thông cách nhuần nhuyễn. Kí ức tuổi thơ sẽ còn lại gì trong hành trang làm người?

Thời đại số hoá nhào nặn những con người đóng kín mình, vô cảm, quy ngã, ảo tưởng, ghiền mạng, …… Tác hại của truyền thông làm cho người trẻ chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, có lối sống ích kỷ, thiếu kiềm chế. Thờ ơ với cuộc sống, khó lòng quan tâm và mở ra với người khác,… là triệu chứng những của căn bệnh Makeno và bất cần. Thích hàng hiệu, thích sự khác biệt, tiêu tốn thời giờ để chăm chút cho blog-nhật ký online, để đánh bóng chính mình,… là những dấu hiệu của căn bệnh vip…


Quá lệ thuộc vào việc dễ dàng tìm kiếm các thông tin trên internnet, người trẻ cảm thấy ngại khi bước ra tìm hiểu môi trường bên ngoài.

Thông qua các phương tiện truyền thông phi truyền thống, một thế giới ảo được hình thành. Thế giới ảo làm cho người ta thoát ly những khó khăn của cuộc sống, mang cho họ sự tin tự trong giao tiếp, sự dễ dàng để bộc lộ tâm tư, tình cảm thầm kín… mà đôi khi khó thực hiện trong đời sống hiện thực. Điều này khiến người trẻ dễ mở lòng ra với cộng đồng mạng, nhưng lại vô cảm, khép kín với những con người bằng xương, bằng thịt xung quanh. Những bữa cơm gia đình trở nên vắng lạnh, các thành viên trong gia đình trở nên cô đơn, lạc lõng… Người ta chỉ nói với nhau vài lời khi cần thiết, chỉ rời khỏi màn hình khi cần giải quyết nhu cầu ăn uống hay vệ sinh. Thiếu thời gian để quan tâm đến nhau, người ta co rút vào căn phòng đầy đủ tiện nghi của mình để tiêu tốn hàng giờ cho ti vi, cho online.

Làm sao người ta có thể lớn lên được khi đôi bàn chân không đạp đất và mang trong lòng một trái tim băng giá?

II. NHỮNG THÁI ĐỘ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI TRẺ:

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, sự quyến rũ và cám dỗ của những thú vui thiếu lành mạnh đang xâm nhập vào tận phòng ngủ của giới trẻ, thông qua các phương tiện truyền thông như ti vi, internet, điện thoại… Người trẻ đang có nguy cơ bị lây nhiễm, bị xâm hại ngay trong chính căn nhà của mình.

Vì thế, đây là một vấn đề nóng bỏng, nguy cấp, đòi hỏi có sự nhập cuộc của tất cả mọi người, đặc biệt là gia đình và bản thân người trẻ, để xây dựng cho họ có những thái độ cần thiết và đúng đắn trong cuộc sống ngày nay.

1. Dám nghĩ đúng và dám làm:

Dám nghĩ đúng và dám làm là một đức tính quý báu không tự nhiên mà có. Người ta cần phải có thời gian để học và tập đứng vững trên đôi chân của mình.

Gia đình là cái nôi của giáo dục. Học đường là một xã hội thu nhỏ để người trẻ trao đồi kiến thức và dần xâm nhập cuộc sống. Giáo hội, xã hội là môi trường rộng lớn để người trẻ tiếp tục học hỏi, tương quan và tung cánh.

Tất cả mọi nhân tố nêu trên, cần có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, giáo dục, nâng đỡ, khuyến khích, đồng hành … để người trẻ cảm nhận cuộc sống bằng trái tim của mình, biết suy nghĩ một cách tích cực, lô-gíc, sáng tạo, tự tin và có khả năng nhận thức đúng-sai. Từ đó làm nền tảng xây dựng cho họ tầm nhìn rộng và sâu hơn.

Các chương trình hành động vì công ích trong học đường, khu phố, giáo xứ… phải đạt hiệu quả bằng việc người trẻ ý thức được việc làm của mình.

Dám nghĩ đúng và dám làm là dấu hiệu của sự năng động, trưởng thành và can đảm. Sống chủ động giúp cho người trẻ gia tăng xây dựng đời sống nội tâm và tình liên đới với người khác.


2. Biết đặt ưu tiên và dám chọn lựa trước những trào lưu của cuộc sống:

Cuộc sống bao gồm một chuỗi những lựa chọn. Lựa chọn và từ bỏ là hai mặt của một vấn đề. Lựa chọn nói lên sự tự do và trách nhiệm của chủ thể trong hành động của mình.

Trước những cám dỗ, những thú vui, những trào lưu của cuộc sống luôn đòi hỏi người trẻ phải ưu tiên lựa chọn cho mình một hướng đi đúng, cũng như đòi hỏi ở họ tính kỷ luật và lòng can đảm để kiên định theo đuổi điều mình đã lựa chọn.

Nếu không chủ động để chọn lựa, người trẻ sẽ bị cuốn phăng vào những vòng xoáy của cuộc đời và dễ đánh mất chính mình.

Sợ trách nhiệm và né tránh là thái độ thường thấy ở những người không biết đặt ưu tiên, không dám lựa chọn và không thể đảm trách đời mình.

3. Vai trò của đời sống niềm tin và những sân chơi lành mạnh:

Sự hấp dẫn của truyền thông đang chinh phục và bóp nghẹt người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ. Ở đâu, họ có thể tìm thấy sự nâng đỡ và hướng dẫn?

Các nhóm sinh hoạt, các sân chơi lành mạnh là những nơi phải đủ sức hấp dẫn để lôi kéo người trẻ khỏi sự quyến rũ của màn ảnh nhỏ.

Nơi những sân chơi lành mạnh, người trẻ có cơ hội gặp gỡ và tạo mối dây liên đới với người khác.

Đời sống niềm tin phải được xây dựng vững chắc trên đời sống nhân bản và trở nên nguồn nội lực dồi dào cho các hoạt động ra khỏi chính mình, hướng đến tha nhân.

III. NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI:

Trong thời đại công nghệ thông tin, thế giới ngày nay như đang nằm trên đầu những ngón tay. Rào cản duy nhất giữa con người với nhau không còn là khoảng cách địa lý, mà là lối suy nghĩ. Để có thể mở lòng ra đón nhận người khác, để có thể thay đổi được não trạng tư duy, phương thức duy nhất là từng bước nương tựa vào Thiên Chúa.

1. Đức Giêsu, người bạn và là nhà truyền thông tuyệt vời:

Thiên Chúa là tình yêu. Mỗi người đều được mời gọi để trở thành cánh tay nối dài trong chương trình tình yêu và cưú độ của Thiên Chúa. Học biết thương yêu là điều không dễ, bởi nó trái ngược với bản tính tự quy về mình. Đó là lý do tại sao chúng ta dành cả một đời để học yêu thương.

Đức Giêsu là người bạn khiêm nhường và là nhà truyền thông tuyệt vời. Ngài thông truyền Tin Mừng cho mọi người không phải chỉ bằng lời xuất phát từ trái tim đầy yêu thương, mà còn bằng những hành động khiêm nhu cụ thể qua việc phục vụ, rửa chân cho các tông đồ,....... Sứ điệp mà Đức Giêsu loan báo là sứ điệp hân hoan của sự sống và hoà bình.

2. Người trẻ đáp ứng những thách thức của sứ điệp Tin Mừng:


Cùng với mọi Kitô hữu khác, người trẻ được mời gọi để đem Tin Mừng vào đời sống của họ và môi trường xung quanh. Muốn vậy, người trẻ phải hiểu biết và yêu mến Tin Mừng. Họ cần có một trái tim nhạy cảm để nhận ra Lời Chúa đang mời gọi họ dấn thân phục vụ.

Để đáp ứng được những thách thức của sứ điệp Tin Mừng, đòi hỏi người trẻ phải luôn trao dồi đời sống nội tâm và gắn bó với Thánh Linh và Giáo Hội qua Lời Chúa, Thánh Lễ, đón nhận các bí tích, tham gia các hoạt động trong giáo xứ.......

Các bậc làm cha mẹ cần khuyến khích, hỗ trợ người trẻ trong việc giữ gìn và thực hành niềm tin Kitô giáo.

Các đoàn thể tôn giáo phải đủ sức hấp dẫn và lôi cuốn người trẻ, nhằm giáo dục, hướng dẫn cho họ những kỹ năng sống để hoà nhập và thực thi sứ vụ tông đồ của mình.

3. Người trẻ chuẩn bị hành trang cho chính mình:

Biết đặt ưu tiên cho những lựa chọn của mình, biết tìm hướng đi đúng là thứ hành trang không thể thiếu để người trẻ vào đời.

Lớp trẻ cần nhận thức những cái mạnh, cái yếu của bản thân để rèn luyện, gia tăng những thói quen tốt đồng thời loại bỏ, giảm thiểu những thói quen thiếu lành mạnh.

Trong đời sống ngày nay, vai trò cực kỳ quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng là không thể phủ nhận. Nó là nguồn tri thức, nguồn cung cấp thông phong phú cho mọi người. Tận dụng những tiện ích của truyền thông, người trẻ chuẩn bị đầy đủ tri thức cho tương lai. Tuy nhiên, vào đời không chỉ là với cái đầu đầy kiến thức mà còn với trái tim đủ lớn để đón nhận người khác; đôi bàn tay biết mở ra để cho đi và đôi chân đạp đất để sống đời thực tại.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, ngay cả bản thân người lớn đôi khi cũng cảm thấy khó lòng để cưỡng lại những quyến rũ của các phương tiện truyền thông. Huống chi là người trẻ, những người đã được sinh ra và trưởng thành cùng với các loại phương tiện này.

Không ai có thể chối bỏ sự tiện lợi và hấp dẫn truyền thông. Tuy nhiên, người ta cần học cách thức sử dụng chúng hợp lý và không lấn sang khung thời gian của các hoạt động cần thiết khác. Người lớn cần phải làm gương cho giới trẻ.

Gia đình, nhà trường, giáo hội và xã hội cần có sự hợp tác nghiêm túc trong việc lôi kéo người trẻ ra khỏi thế giới ảo và hướng dẫn họ sống tích cực trong đời sống thực tại. Tuy nhiên, cũng cần có sự phối hợp tích cực của phương tiện truyền thông.

Các bậc làm cha mẹ cần đặt giới hạn cho trẻ xem những chương trình ti vi bổ ích, dành thời gian xem ti vi cùng con và trao đổi với chúng những điều xem thấy; giúp trẻ hiểu rằng quảng cáo đôi khi chỉ khuyến dụ người ta mua những thứ có thể họ không cần đến. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên làm gương tốt cho con cái trong việc hạn chế xem ti vi và lựa chọn các hoạt động khác ngoài ti vi như làm vườn, thể dục thể thao… Gia đình là nhân tố rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh cho ngươi trẻ.

Nhà trường không chỉ dạy trẻ về kiến thức mà còn chú trọng về nhân nghĩa, đạo lý, lối sống và phát triển thể chất. Cũng như gia đình, nhà trường cần khuyến khích cho trẻ có thói quen đọc sách và viết chữ thuần Việt.

Muốn giữ lấy người trẻ khỏi sa lạc vào ma trận của truyền thông, Giáo hội phải đầu tư hơn nữa để tạo ra sân chơi và tăng cường giáo dục cho người trẻ lối sống lành mạnh, khát khao vươn lên trong học tập, trong rèn luyện.

Xã hội cần phải lên tiếng, cần có những phương tiện và những chương trình hành động cụ thể để đồng hành cùng người trẻ. Đó phải là những chương trình sinh động, bám sát nhu cầu người trẻ, đặc biệt là người trẻ đô thị.

Trong thời đại công nghệ số, văn hoá nghe nhìn trở nên phổ cập và hấp dẫn hơn. Những tác phẩm văn học mang đậm tính nhân văn không còn là sách “gối đầu giường” của nhiều bạn trẻ. Người trẻ ngày nay không yêu thích việc đọc sách và họ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là suy gẫm. Điều này gây tác hại to lớn đến khả năng tư duy của họ.

Để thoát khỏi sự đè bẹp của văn hoá nghe nhìn, văn hoá đọc phải tìm được chỗ đứng cho mình trong thời đại ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của các chương trình giảm giá sách, sự ra đời của các tác phẩm hay cả về nội dung lẫn hình thức, các phòng đọc sách tiện nghi, các phong trào khuyến khích người viết và bảo vệ bản quyền của tác giả…

Sự tràn lan của các thông tin trên mạng, đòi hỏi người đọc, đặc biệt là giới trẻ, phải đủ sáng suốt để nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Một trong những vai trò của truyền thông là chuyển tải thông tin, nhưng không phải bất kỳ thông tin nào được chuyển tải đều xác thực.
Hạt Cát

Feast of the Holy Family :: CNA

Feast of the Holy Family :: CNA

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

DANH NHAN DAT VIET

Nguyễn Khuyến dạy con
Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ
Vũ Quần Phương
Đại đoàn kết
09:45' PM - Thứ hai, 06/02/2006

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) là bậc khoa bảng lớn, ba lần đỗ đầu cả ba cấp thi: Giải nguyên (thi hương 1864) rồi hội nguyên, đình nguyên (trong năm 1871). Nhưng để đạt được tam nguyên ấy là cả một khổ công và nhiều cay đắng. Lều chõng đầu đời trượt liền ba khoá thi hương 1855, 1858, 1861. Đến nỗi đã toan bỏ thi, đi dạy học, vĩnh viễn làm ông đồ. Thi Hội các khoa 1865, 1868, và cả ân khoa 1869 lại liên tiếp trượt. Khoá sau, năm 36 tuổi mới đỗ. Đã đỗ thì lại đỗ đầu. Đạt được bằng cấp cao nhất nhì thiên hạ (Trần Bích San cũng tam nguyên) là công phu ngót 30 năm đèn sách. Thơ Nôm, thơ Hán đều sâu sắc tài tình. Quả là người có chân tài và thực học. Nhưng đường hoạn lộ lại chẳng hanh thông: Làm Sử quán trong triều, làm Đốc học rồi án sát Thanh hoá. Sau 3 năm về tang mẹ trở lại triều làm biện lý bộ Hộ, rồi bố chính Quảng Ngãi. Bị giáng phạt lại điều về Sử quán. Cái chí học giỏi để làm quan giúp đời thế là không thành. Năm 1884, khi Pháp đã thống trị trên toàn cõi nước ta, Nguyễn Khuyến mới ở tuổi 50 đã xin cáo quan về quê ở ẩn.

Nguyễn Khuyến là một trong hai nhà thơ cổ điển cự phách trong buổi xế chiều của nền cựu học. Bài viết này chỉ xin nương theo 10 bài thơ dạy con của ông mà tìm hiểu quan niệm học hành lẫn quan niệm lập thân, lập nghiệp, của bậc đại trí thức giàu nhân cách ấy.

Nguyễn Khuyến có tới 13 bài thơ chữ Hán mang chủ đề dạy con, đều viết sau khi ông cáo quan về Yên Đổ, khi các con ông đã bắt đầu khoa cử, bước vào môi trường Nho sĩ như ông xưa. Dạy con cũng chính là nỗi lòng người tri thức lớp trước tâm sự chí hướng, bàn giao nghĩa vụ với lớp đi sau. Nỗi niềm trí thức về mối tương quan giữa mình với đời, về phép xuất xử, về danh, về chí… thời nào chả có. Nhưng không phải ai cũng thích bộc lộ, càng không dễ bộ lộ hết, bộc lộ rõ. Lẻ Quý Đôn xưa chẳng từng khuyên kẻ sĩ phải khoe sáng giấu tó, lúc nào cũng như ngu như đần để tồn tại đấy thôi. Nguyễn Khuyến chắc cũng biết để lộ cái hậu trường lòng mình thì dễ nhiều hậu hoạ. Ông đã dùng thơ chữ Hán để kín đáo, ít quảng bá hơn, mà vẫn tìm đúng tri kỷ. Nhưng đây là thơ dạy con, dặn con, nhớ con, gửi cho riêng con, không thể không nói hết. Nguyễn Khuyến vốn là người nặng nghĩa cha con. Ông cáo quan thì con mới bắt đầu hoạn lộ, bao điều thiêng liêng, gan ruột, tích chứa trong cả đời người lận đận, gian lao, ông muốn trao cả cho con, giúp con hành trang để vào đời. Lời ngắn gọn mà sâu sắc, ý bình dị mà thiết thực gần đời, giàu tính khả thi… Trong 10 bài ấy chỉ có một bài ông tự dịch ra thơ Nôm. Ngày xuân dặn các con:

(…)

Sách vở ích chi cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
Xuân về ngày loạn càng lơ láo
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ
(…)

Bài thơ viết sau 3 năm cáo quan. Ông đại khoa tự thấy chữ nghĩa đã thành vô tích sự. Học vị học hàm nghĩ càng thêm thẹn. Nước loạn lạc, người cùng đường, xuân về sao lơ láo ngất ngơ. Hai câu kết như tiếng thở dài, trách con, dặn con mà đau đớn ở lòng mình:

Lẩn thẩn lấy chi đến tấc bóng
Sao con đàn hát vẫn say sưa

Bố không biết làm gì để đền cho năm tháng đời mình đang vô vị trôi đi, mà sao con đàn hát say sưa thế. Ông đại khoa này không chỉ cáo quan mà cáo hết các thú vui xa lạ với dân tình dân cảnh. Có lần tả Hội thăng bình, quốc khánh Pháp, ông mở đầu

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo

Kìa là đứng xa mà nhìn, đứng ngoài mà tả, thân mình không đính gì vào cái hội ấy. Trong chữ bao nhiêu nghe rõ một giọng chì chiết, thấy rõ một cái bĩu môi. Với Nguyễn Khuyến, không làm được gì cho dân nước khỏi cơn bĩ vận thì có danh cũng chỉ là danh hão, may ra hơn được đưa ăn mày, mà xét thực lực thì tài năng còn kém cá thăng đi ở

Phủ danh hữu hạnh do tiên cái
Thực lực phi tài thượng thượng nô

Nhà trí thức Nguyễn Khuyến có một ưu điểm là biết tự xấu hổ. Có được những câu thơ ấy là một sự đối điện với lòng mình quyết liệt lắm. Ông còn viết Kẻ thù còn đó chưa dám đọc Kinh Xuân Thu (Hữu cừu vị cám độc Xuân Thu) Khổng tử viết Kinh Xuân Thu ca ngợi nhà Chu đả kích phản nghịch. Nguyễn Khuyến tự thấy mình chưa làm được việc ấy, nên không dám đọc Xuân Thu. Sự tự xấu hổ đối với kẻ sĩ bao giờ cũng là cần thiết. Vì đám người này vốn lắm lý sự lấp liếm, nguy biện. Hỏi con: Sao con đàn hát say sưa là một cách đánh thức sự xấu hổ trí thức.

Nỗi lòng dân nước thường trục trong lòng Nguyễn Khuyến nhưng không phải để cao đàm khoát luận. Ông đại khoa này rõ lắm cái nhược điểm phổ biến của các ông được tiếng là trí thức ở cái bệnh rông dài, nói thì nghe hay nhưng chả dùng được vào việc gì. Ông khuyên con học hái yếu nghi phòng phiếm dật (Bế học cần nhất là đừng phù phiếm). Phù phiếm là học lấy danh chứ không phải lấy kiến thức giúp đời. Bề bề tiến sĩ, giáo sư nhưng không thêm cho đời được củ khoai, cái bắp mà chỉ ăn hại đái nát. Nguyễn Khuyến từng có thơ lỡm cái lũ tiến sĩ giấy này Tưởng rằng đỗ thật hóa ra đỗ chơi. Cũng phải từ một kinh nghiệm thực học mới có lời khuyên ấy, mới có cách học ấy. Và lời khuyên tiếp theo là cả một kinh nghiệm sống của người trong cuộc Nho gia thận vật yếm cơ hàn (Nhà Nho nhất thiết chớ ngại đói rét). Với Nho gia nghĩa rộng là với những người có học, thì điều quan trọng nhất là không được sợ đói rét. Đói rét thì ai chả sợ, nhưng Nguyễn Khuyến đã nghiệm thấy loại người đệ nhất sợ đói rét là đám tri thức. Người lao động thô sơ sợ đói rét thì bán cơ bắp, anh trí thức sợ đói rét thì bán tri thức, bán tâm hồn. Coi không sợ đói rét là tiêu chuẩn đầu tiên của trí thức là kinh nghiệm thời cuộc thực tiễn của ông tiến sĩ cáo quan này. Đọc thơ thấy Nguyễn Khuyến cáo quan không dễ dàng chút nào, nhiều cân nhắc đắn đo lắm. Nhưng ông đã vượt qua được, rời bỏ được cõi đặc quyền đặc lợi, vì nghĩ cho cùng - biết xấu hổ

Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

Nguyễn Khuyến dạy con từ kinh nghiệm bản thân trong thực tiễn thời cuộc ấy. Ông từ quan thì con lại ra làm quan. Ông không phản đối mà mừng, nhưng ông vẫn kịp cảnh báo: Làm quan khó ở chỗ biết cách làm: Danh tiếng nếu quá lừng lẫy e lấn át mất khí tiết (Danh cư quá mãn ưu tăng tiết). Nghe như nghịch lý. Sao lại đối lập danh với tiết. Danh tiết thường di với nhau kia mà. Nhưng biện chứng của đời là vậy đó. Danh là cái bóng của người. Nhưng danh lẫy lừng quá, người dễ thành cái bóng của danh, nó bắt người khóc cười theo cái vai hư ảo của nó chứ không còn theo nhu cầu của người nữa. Kẻ sĩ mải giữ mặt, sĩ diện, là cái người đời trông thấy, mà quên giữ lòng, giữ chí là cái khuất nẻo nhưng lại thật tà mình. Trong một bài khác, ông lại đua ra cân nhắc : Trong sự học, điều đáng quý là ớ chỗ nào. Nếu chỉ giành cái tiếng tức là mất chí hướng. Danh tiếng là quý. Nguyễn Công Trứ chẳng từng phấn đấu phải có danh gì với núi sông đấy thôi. Nhưng danh tiếng cũng chỉ là cái áo mặc ngoài của chí hướng. Chẳng lẽ vì áo quần mà chịu mất hình hài. Đời người có những lúc ngặt nghèo. Nhưng chỉ có thể chịu người đời rẻ rúng ta, chứ ta mà cũng khinh ta nữa thì không còn lý do tồn tại. Ông già Nguyễn Khuyến đi hết vòng khoa bảng, nổi tiếng hay chữ một thời, lại khuyên con một cách nhìn cái danh cái tiếng như vậy, thật thâm trầm và thực tiễn.

Ông lại khuyên: Bé hoạn sóng gió chí nên chèo với tấm lông coi nhẹ (Hoạn đào chí dĩ khinh tâm trạo). Thời ấy kẻ sĩ muốn giúp đời chỉ có cách làm quan. Nhưng được làm quan rồi mới biết làm quan khó. Thăng giáng không mấy ai tránh được. Bận tâm về chuyện cao thấp cái chỗ mình ngồi thì suốt đời lo âu, tự mình làm khổ mình và tiêu tan chí hướng. Nguyễn Khuyến chắc không nhằm khuyên đạo đức khiêm cung của thánh hiền ở đây mà ông khuyên con cách sống tự bảo vệ mình. Ông chả từng mừng rõ khi cáo quan về nhà thấy mình vẫn còn là mình, đó sao... Còn mình là còn cả vì xưa nay phong hội đâu là cuối? Vương bá công danh chỉ việc thường. Vận hội còn đổi thay, vương bá này đâu phải vĩnh viễn. Nguyễn Khuyến buồn nhưng không bi quan là vậy ông dùng nhận thức quy luật để thắng tình thế, để bảo vệ nội lực. Tâm hồn ông còn trò chuyện, còn khuyên nhủ được với chúng ta hôm nay chính nhờ nội lực ấy. Ông mỉa mai sách vở là để cười chua chát cái thân phận mình chứ có bao giờ ông coi thường sự học. ông theo từng chặng học hành của con, nhẩm theo con từng ngày đường đất đi thi.

Bấm đốt con ta đường vào Huế
Sáng nay chắc đã quá Đèo Ngang.

Ông vẫn mong ước :

Sắp già ta đã về vườn cũ
Vui ngóng bào hoa con được ban.

Nguyễn Khuyến có tới 3 bài thơ Ngày xuân dặn con. Những lời khuyên buổi đầu năm mới, quả có nhiều ngẫm nghĩ thuộc vào những tổng kết sơ kết một đời người. Tài sản ông bàn giao lại cho con chỉ có hai thứ

Chín sào tư thố là nơi ở
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.

Chín sào đất ở để con an cư và một bó sách sách nát đế con giữ nghiệp nhà. Ông coi trọng chữ nghĩa biết chừng nào. Nhung ngay sau đó ông lại khuyên con:

Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà

Đây không phải như bài hát mẫu giáo dạy trẻ yêu chú công nhân, cô nông dân, để tỏ vẻ yêu lao động, mà là một phong cách sống trọng thiết thực, chống lại cái cố tật lông bông phù phiếm của các ông kẻ sĩ hết gạo chạy rông.

Nguyễn Khuyến biết ơn sợi tơ, hạt gạo nuôi mình cái mặc, cái ăn, ông cũng hiểu nghiệp thi thư là khó, (từng thi trượt tới sáu bảy lần thì thấm thía quá chứ), và người có tri thức là người đáng trọng. Điều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con. Lời khuyên do vậy thân gần, thiết thực nhưng lại là nền móng cho con cái, rộng hơn cho kẻ sĩ nhiều đời, lập thân, lập nghiệp.

Nguồn: Đại đoàn kết

THE RICE OF THE FAMILY NOWADAYS

Buổi cơm trong gia đình
Thái Kim Lan
Tạp chí Tia Sáng
03:42' PM - Thứ sáu, 07/08/2009

Nhà thơ Tản Đà khi luận về “ăn ngon” đã cho rằng “người cùng ăn” và “chỗ ăn” là hai trong bốn điều kiện cần thiết để một bữa ăn được cho là ngon: “Đồ ăn ngon mà người cùng ăn không ngon thi cũng không ngon”!

Ngoài “rau sắng chùa Hương” hay con mực của biển Nha Trang, con cá nục cửa Thuận An, trái thơm trái mít làng Hồ hay những thổ sản đặc trưng trên khắp đất nước là những yếu tố vật chất cho buổi cơm ngon, các thứ chén đĩa như khía cạnh mỹ thuật làm đẹp con mắt, vì ta cũng thường ăn bằng mắt, Tản Đà đã chiêm nghiệm về cái tình “người cùng chia sẻ bữa ăn” và không gian đầm ấm thân mật của bữa ăn ngon, “chỗ ngồi cũng phải ngon ăn mới ngon”.

Có thể nói, hai yếu tố quan trọng này đến từ kinh nghiệm ban sơ về những buổi ăn chung trong gia đình, những buổi ăn trong sự yêu thương che chở của cha mẹ, trong không khí thân thương, khi mọi người quây quần chung quanh mâm cơm, cùng chia nhau chén cơm con cá với anh chị em, dưới mái nhà thường vang tiếng cười thanh xuân hay tiếng khóc sơ sinh. Những kỷ niệm “ăn chung” trong gia đình hay đại gia đình, dù buổi cơm đạm bạc với nước mắm kho hay cầu kỳ với cao lương mỹ vị, cùng nhau chan chung bát canh, cùng nhau chấm chung chén nước mắm hay nước chấm do mẹ pha, là những kỷ niệm để đời, khó quên.
Cho nên rốt cùng điều mà ta nhớ nhất khi xa nhà, lang thang trên đất khách, khi trưa đến hay chiều về, dạ dày cồn cào, thì không ai khác hơn nó, chính cái dạ dày bắt nhớ - dù ta không muốn nhớ - đến con cá bống thệ kho khô, bát canh rau bồng tơi bồng ngọt, vị gạo thơm dẻo trên đầu lưỡi của mẹ đã cho ăn ngày trước. Hình ảnh “khói lam chiều” trên mái tranh, bếp lửa vùi rơm trở nên biểu tượng hạnh phúc gia đình trong thi ca, nhưng nỗi nhớ quặn về quê mẹ chính từ khúc ruột, từ đáy lòng ấy.

Ai đi xa cũng phải nhận là nhớ nhà đi liền với thèm nhớ những món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Sự gắn bó yêu thương với người thân, với gia đình bắt đầu bằng những điều thật là cụ thể như thế của năm giác quan: vị mặn, cay, đắng, chát, ngọt ngào của thức ăn, chúng có sức giữ cho bộ nhớ giác quan linh động và có thể trở về sống động trong những lúc con người cô đơn hay thiếu thốn, chúng trào dâng trên chót lưỡi một thứ hoài niệm đầy ứ vật chất và tinh thần. Chúng là chứng tích nguyên sơ nhất của tình thương.

Con người một khi đã nếm những vị của tình thương vừa thực tế vừa bao dung của mẹ cha, thì đi đâu cũng không thể quên được cội nguồn.

Buổi cơm gia đình còn cho ta nhiều hơn những lần chim mẹ mớm mồi cho chim con. Trên chiếc chiếu hoa, mâm cơm ở giữa hay trên chõng tre, trên bộ ván ngựa bằng gỗ hay quanh bàn ăn, không gian ấy là “cái tổ” của sự đùm bọc, nó có giá trị về tính hợp quần nhân bản như “chim có đàn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có ngựa cùng đua nước đua mới mạnh”. Nó là thứ tình gắn bó với mái nhà gia tộc.

Bạn bè tha hương khi gặp nhau ăn cơm, thường bảo ăn một mình không thấy ngon, có anh chị em ăn chung, buổi ăn trở nên ngon, các gương mặt cùng nhau nhìn vào một trung tâm, vị giác khứu giác thị giác trở nên sôi nổi và dạ dày, - dạ dày quan trọng cho tình thương – trở nên linh hoạt thúc dục gắp món ăn. Ăn một mình là chỉ ăn lấy no hoặc ăn tham, ăn với nhau mới thực là “ăn ngon” nhờ sự tham dự của người bên cạnh. Chính sự hợp quần này nâng phẩm chất của buổi ăn gia đình lên một tầng cao hơn về “ngon”.

Ngoài ý nghĩa kinh tế của buổi ăn chung, thường được đánh giá là tiết kiệm ngân sách gia đình, như các bà mẹ thường nói, ăn chung “lợi chén lợi đũa”, ăn chung là ăn ngon.

Ngày nay, khi điều kiện sống khả quan hơn, con người kiếm được nhiều tiền hơn, lại ít thì giờ hơn vì bề bộn công việc, có khuynh hướng cho rằng buổi cơm gia đình đã hết chức vụ dè xẻn kinh tế, sẽ không còn tồn tại nữa và nếp sống con người cũng đổi khác với ảnh hưởng nếp sống “fast food” Âu- Mỹ. Ăn dọc đường hay ăn cơm “take away” dần dần trở nên “mốt”, vừa nhanh vừa tiện. Nhưng hình như trong những lúc ăn như thế, con người như nuốt luôn cả sự lẻ loi, cô đơn vào trong dạ dày và chà xát nó với chất xót “stress”. Nhiều chứng bệnh đau dạ dày có lẽ đến từ những buổi ăn…thiếu chất thương yêu.

Buổi ăn gia đình Việt Nam là biểu tượng ý nghĩa xã hội Việt Nam được hiểu như một lối sống đầy tình cảm tập thể với cách xếp chỗ ngồi quanh một mâm tròn, bát canh được đặt ở giữa mâm cùng với bát nước chấm chung, khác với cách “bày bàn ăn” Tây phương, trọng cá nhân, phân chia rạch ròi từng phần ăn riêng rẻ, tuy cùng ngồi chung một bàn. Nhưng Đông hay Tây, sự cùng ngồi ăn vẫn được đánh giá là buổi họp mặt gia đình thú vị, đầm ấm nhất, và món ăn của mẹ hay chị hay anh em, - ngày nay đàn ông Tây phương biết nấu khéo không thua đàn bà - thường vẫn được ngợi ca và yêu thích, vẫn là những đề tài thích thú trong những câu chuyện gia đình, trong các cuộc gặp gỡ bạn bè trong lúc cùng thưởng thức những món ăn đặc biệt tự tay nấu nướng.

Mặc dù ngày nay, cơ cấu gia đình Tây phương không còn chặt chẽ như xưa theo với đà phát triển kinh tế, sự phân chia bổn phận và lao động đã thay đổi nhịp sống ăn uống, gia đình không còn là nơi tập trung hằng ngày cho việc ăn uống, người Âu châu vẫn còn giữ được ít nhất trong ngày một buổi ăn chung, nhất là buổi ăn sáng trước khi đi làm hay buổi chiều, sau giờ làm việc, đó là lúc mọi người trong gia đình gặp nhau để trao đổi nhanh, chuyện trò và thăm hỏi, chúc sức khoẻ trước khi bắt tay vào công việc hay trước khi đi nghỉ, hoặc lo việc riêng cá nhân. Tiến bộ kỹ thuật tiện lợi cho việc tổ chức đời sống cá nhân và sự cải thiện hợp lý công việc cho phép người Tây phương có đủ điều kiện để sống sung túc riêng cho cá nhân, nhưng họ vẫn nuôi dưỡng đời sống tập thể và xem trọng tình thân. Bởi vì buổi ăn chung trong gia đình là cơ hội tự nhiên nhất để thể hiện sự hài hoà thân ái, nó đem lại ý nghĩa và nâng cao phẩm chất sống hợp quần.

Người Đức thường nói “Tình thương để qua cái dạ dày”. Vâng, nhờ mẹ nấu cơm ngon mà con thương mẹ như “cá với cơm”, và ngược lại, chính cái dạ dày có sức khỏe hay không là do tình thương, do phẩm chất ăn “ngon”, ăn vui, ăn thích, ăn chung, cọng ngọt sẻ bùi.

Dạ dày của con người cần phẩm chất “ăn ngon”, ngoài “ăn no”, “ăn ních”, nó cần thức ăn tinh thần kèm theo với con cá, miếng thịt, dưa cà… Thiếu món ăn tinh thần, thiếu ánh mắt yêu thương của người cùng ăn, bàn tay yêu thương của mẹ, sự đồng tình của anh em, dạ dày có thể nhuốm bệnh - bệnh dạ dày thường do nhiều nguyên nhân tinh thần, do sự thiếu tình thương, do stress, do thiếu tình người…

Dù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?

Nguồn : Tạp chí Tia Sáng

THE HAPPINESS FAMILY NOWADAYS

The 7 habits of highly effective families
7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc
Bùi Quang Minh
Hanoi Software Jsc.
07:28' AM - Thứ ba, 01/12/2009

Tên sách: 7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc
Tác giả: Stephen R. Covey.
Dịch giả: Nhiều dịch giả.
Nxb: NXB Trẻ
Số trang: 512
Dạng bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 14.5x20.5 cm


--------------------------------------------------------------------------------

Ở xã hội đang phát triển, gia đình (quan hệ vợ chồng, quan hệ ông bà, chăm sóc uốn nắn con cái...) đang biến dạng một cách quay cuồng. Chúng ta không thể để mặc cho gia đình hiện đại bị nhịp sống mới chôn vùi, lỗi thời đi... Gia đình càng quan trọng hơn, phải mạnh mẽ hơn trước sóng gió kinh tế đó và được thiết kế, tổ chức, quản lý với một trình độ mới, cao hơn.

Cuốn sách được giới thiệu ở đây là cuốn sách nổi tiếng, của một triết gia nổi tiếng thế giới. Nó hướng dẫn bạn từng bước tạo nên một cuộc sống gia đình tốt đẹp nhất phù hợp với thời đại này.Tôi nghĩ rằng những cuốn sách của Covey như cuốn sách này đáng được mỗi người đọc nó và áp dụng cho cuộc đời mình, gia đình mình...

Tác giả Steven R.Covey trả lời câu hỏi "Một gia đình hiệu quả / hạnh phúc là gì?". Ông đã ngay lập tức trả lời với chỉ bốn từ: "a beautiful family culture" (Nền tảng một gia đình hạnh phúc). Việc xây dựng nền tảng này là một chủ đề từ thuở ban đầu mà cha mẹ của Covey đã hướng dẫn ông, bản viết bằng tay ở phần giới thiệu khái niệm chung trong quyển sách bán rất chạy của ông, 7 thói quen dành cho những người thành đạt.

Covey, một cố vấn kinh doanh mới đầy uy tín và cũng là một nhà lãnh đạo quyền lực, đã được hỏi ý kiến bởi những nhà lãnh đạo chính trị và các tập đoàn hàng đầu thế giới., nhưng nói gần hơn về gia đình thì ông chỉ đơn giản là cha của 9 người con. Ở đây, Covey đã giải thích lại những thói quen của mình mà giờ đây đã trở nên nổi tiếng (Thói quen thứ 1: Chủ Động, Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng có lợi, Thói quen thứ 6: Hiệp lực) để áp dụng vào việc nuôi dạy con cái và những vấn đề thuộc về cuộc sống gia đình.Covey đề xuất viết một Bản mô tả nhiệm vụ gia đình, Lấp đầy những khoảnh khắc đặc biệt với của gia đình và tăng dần nó lên, duy trì sự gặp gỡ gia đình thường xuyên, và lập ra cam kết chuyển cái "tôi cá nhân" sang cái chung của gia đình như là một phương pháp củng cố hiệu quả gia đình.

... Nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.
Covey là một nhà triết gia hiện đại, đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...



Thói quen thứ 1: Hãy chủ động (Be Proactive)

Gia đình và những thành viên trong gia đình thì đều có trách nhiệm với những lựa chọn của chính mình và có tự do lựa chọn trên cơ sở những nguyên tắc và giá trị hơn là trên cơ sở cảm tính hoặc dựa vào hoàn cảnh. Họ phát huy và sử dụng 4 món quà độc nhất của con người - sự tự nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng, và ý chí độc lập - và sử dụng sự tiếp cận "từ trong ra ngoài" để tạo ra sự thay đổi. Họ lựa chọn không trở thành những người bất hạnh, không trở thành những người phản bội hoặc không đổ trách nhiệm cho nhau.

Thói quen thứ 2: Bắt đầu với những suy nghĩ chín chắn (Begin with the End in Mind)

Các gia đình sắp đặt tương lai của họ bằng cách tạo ra một tầm nhìn lý tính và mục đích cụ thể cho từng kế hoạch, dù lớn hay nhỏ. Họ không chỉ sống ngày này qua ngày khác mà không có một mục đích gì rõ ràng trong tâm trí. Và hình mẫu đỉnh cao của sự sáng tạo tinh thần chính là Kết Hôn hay chính là bản mô tả nhiệm vụ gia đình.

Thói quen thứ 3: Sắp đặt những việc cần thiết lên trên hết (Put first things first)

Các gia đình thiết lập và thực hiện xung quanh những ưu thế quan trọng nhất của họ như là bộc bạch cá tính, hôn nhân và những bày tỏ về sứ mệnh của gia đình của họ. Họ có thời gian với gia đình hàng tuần và một sự thỏa thuận tăng dần đều khoảng thời gian đó. Và họ bị chèo lái theo mục đích chứ không phải bằng các lịch trình và sự thúc ép xung quanh họ.

Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng thắng (Think "win-win")

Các thành viên trong gia đình luôn suy nghĩ trong giới hạn có lợi cho nhau. Họ khuyến khích sự ủng hộ và tôn trọng lẫn nhau. Họ suy nghĩ một cách tương thuộc (tương hỗ và phụ thuộc) lẫn nhau - "chúng ta" chứ không phải "tôi" - và ngày càng phát huy sự thỏa thuận đôi bên cùng chiến thắng. Họ không nghĩ theo hướng ích kỷ (thắng - thua) hoặc như tử vì đạo (thắng - thua).

Thói quen thứ 5: Lắng nghe trước để thấu hiểu (Seek First to understand ... then to be understood)

Các thành viên trong gia đình trước tiên lắng nghe chân thành để hiểu những suy nghĩ và tình cảm của nhau, sau đó tìm cách trao đổi một cách hiệu quả những ý kiến và cảm xúc riêng của họ. Thông qua sự cảm thông, họ xây đắp một mối quan hệ sâu sắc về lòng tin và tình yêu. Họ đưa ra những thông tin phản hồi hữu ích cho nhau. Họ không từ chối phản hồi lại ý kiến của nhau và họ cũng không đòi hỏi mình phải được hiểu trước tiên.

Thói quen thứ 6: Hiệp Lực (Synergize)

Các thành viên trong gia đình phải tự trau dồi tình cảm của riêng mình đồng thời củng cố tình thân gia đình, bằng cách tôn trọng và đánh giá những khác biệt của nhau, cả một tập thể sẽ lớn mạnh hơn từng cá thể riêng lẻ. Họ cùng nhau xây dựng một sự giáo dục giải quyết rắc rối cho nhau và nắm bắt cơ hội. Họ khuyến khích sự chăm sóc về mặt tinh thần của gia đình như sự yêu thương, học tập và sự trung vai gánh vác. Họ không đi đến sự thỏa hiệp (1+1=1½ ), hay chỉ là phép cộng đơn thuần (1+1=2) mà chỉ đi đến sự hợp tác sáng tạo (1+1=3.. hoặc hơn thế nữa).

Thói quen thứ 7: Mài cưa sắc (Sharpen the Saw)

Gia Đình tăng hiệu lực của nó thông qua những đặc tính thường xuyên và đổi mới gia đình ở bốn lĩnh vực cơ bản của cuộc sống: vật lý, xã hội/tình cảm, tinh thần, và lý trí. Họ thiết lập truyền thống mà từ đó khuyến khích tinh thần của gia đình đổi mới.


--------------------------------------------------------------------------------

Thư ngỏ của Stephen R. Covey

Gửi quý độc giả,

Trong cả cuộc đời, tôi chưa bao giờ có niềm đam mê mãnh liệt nào bằng việc viết cuốn sách này - bởi gia đình là điều tôi quan tâm nhất, và tôi hy vọng bạn cũng vậy.

Việc ứng dụng 7 Thói quen vào gia đình bạn là hoàn toàn tự nhiên. Vì trên thực tế, các thói quen thường được xây dựng từ trong chính gia đình. Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi đọc những câu chuyện kỳ diệu của những gia đình rất khác nhau chia sẻ về cách họ áp dụng 7 Thói quen và kết quả họ đã nhận được.

Tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân và gia đình tôi khi áp dụng 7 Thói quen. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh riêng, dù vậy các gia đình lại giống nhau ở khá nhiều khía cạnh. Chúng ta đều phải đối mặt trước nhiều vấn đề tương tự nhau, đối mặt với các thử thách mỗi ngày.

Tôi đã phân vân khi bắt tay vào viết cuốn sách này: đưa ra những câu chuyện, những sai lầm, những thành công của gia đình tôi để chia sẻ với bạn đọc đến chừng mực nào là thích hợp nhất. Tôi không muốn tạo ra cảm giác là tôi đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Nhưng tôi cũng không muốn hạn chế việc chia sẻ những điều mình tâm huyết, những sức mạnh lớn lao mà tôi đã học được từ 7 Thói quen. Đó là lý do mà tôi đề nghị vợ tôi, Sandra, và các con chia sẻ - cả điều tốt lẫn điều xấu.

Tôi nghĩ, bạn cũng mong muốn dành sự ưu tiên cho gia đình; do đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những phương cách hữu ích để thực hiện trong một thế giới hỗn loạn, biến đổi và bất lợi cho đời sống gia đình.

Cuối cùng, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng gia đình là tế bào của xã hội và thành công lớn nhất của chúng ta là ở gia đình. Tôi cũng tin công việc quan trọng nhất mà chúng ta phải làm trong cuộc đời là ở trong mỗi gia đình chúng ta. Phu nhân Tổng thống George Bush đã phát biểu rất ấn tượng trước các sinh viên tốt nghiệp của trường cao đẳng Wellesley. "Các bạn sẽ trở thành bác sĩ, luật sư, doanh nhân, nhưng trước tiên các bạn là những con người, và những mối quan hệ nhân sinh - như vợ chồng, con cái bạn bè - là những đầu tư quan trọng nhất mà các bạn sẽ phải thực hiện. Đến cuối cuộc đời, bạn sẽ không việc gì phải hối tiếc khi trượt một kỳ thi, thua một vụ kiện, hay không kết thúc hoàn hảo một thương vụ. Nhưng bạn sẽ hối tiếc về thời gian không dành đủ cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè... Thành công của một xã hội không dựa trên những gì đang diễn ra trong Chính phủ mà dựa trên những gì đang xảy ra trong mỗi gia đình chúng ta".

Tôi nghĩ, nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.

Trân trọng, Stephen R.Covey

Theo Hanoi Software Jsc.

SAU CAU HOI DINH HUONG CUOC DOI

Sáu câu hỏi định hướng cuộc đời

Chungta.com là website giúp cho bạn lựa chọn các ý tưởng, quan điểm mang chất lượng nền móng nhất (tổng quát, cơ bản, sâu sắc) cho thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc đời bạn. Không được ngủ quên với cuộc đời bạn. Nhà văn Anh Aldous Huxley đã nói: "Là một người đầy đủ, hài hòa là một công việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều: Trở nên người. Một người, anh nghe rõ? Không phải thần linh, cũng không phải quỷ sứ". Nếu mỗi người là một nhà tư tưởng và nhà thực hành của chính mình, cho mình, tự nâng tầm bản thân thì xã hội sẽ trở nên thật sự vững mạnh.

Và nếu bạn như một người thuộc thế hệ đi trước kêu gọi và dẫn dắt thế hệ sau còn chưa chín chắn để họ phát triển về trí thức và tinh thần tham dự vào đời thì bạn đã thực sự tham gia vào sự nghiệp văn hóa-giáo dục, giúp cho mỗi người được làm Người được hoàn hảo.

Chungta.com rất mong các bạn tham gia chia sẻ, gửi ý kiến, bài viết để vun đắp cho nền tảng cuộc sống riêng, chung của chúng ta.



2. Tôi đã sinh ra, lớn lên, phát triển như thế nào?
Thế giới trong quá khứ thế nào? hay là những gì đã diễn ra trên thế giới này? Thế giới đã được hình thành và vận động ra sao?

Bạn xây dựng nên chính bản thân mình từ khởi điểm cha mẹ sinh ra và ban đầu sống lệ thuộc dưới sự che chở của cha mẹ. Mỗi thời khắc hiện tại bạn sống là hệ quả tất yếu của quá khứ. Bạn không thể quay ngược thời gian nhưng bạn đã trưởng thành và mang sứ mệnh kiến tạo bản thân, tham gia thay đổi thực tại và chủ động gây dựng tương lai. Vì thế, bạn cần khám phá, tìm hiểu về những điều đã xảy ra trong quá khứ…



4. Tôi có thể biết gì?
Chúng ta xây dựng hiểu biết về thế giới như thế nào? Hiểu biết đúng hay Chân lý là gì?

Thế giới khách quan là vô hạn, đa dạng và phức tạp còn thời gian nhận thức của bạn và của cả loài người là hữu hạn và được đơn giản hóa. Nhưng không vì thế mà bạn không được dừng bước trong việc tìm hiểu thế giới, tiệm cận chân lý bởi bạn luôn cần gia tăng sức mạnh của mình, làm cho hành động hiệu quả. Bạn có thể khai phá kho tàng trí tuệ nhân loại, cũng như biết thêm về những gì mình tự khai phá, đóng góp. Bạn chỉ có thể thấy mình đã khám phá được gì khi học biết người khác, để có thể phân biệt cái gì của người, cái gì của ta...



6. Tôi cần phải làm gì và như thế nào?
Chúng ta nên lựa chọn và hành động ra sao vì một tương lai tốt đẹp như thế nào? Chúng ta nên sắp xếp hành động của mình theo nguyên tắc chỉ đạo nào?

Bạn thực hiện lý tưởng cuộc đời, khẳng định ước mơ và vận dụng kiến thức nhằm đổi mới bản thân, xây dựng và sống trong thế giới tốt đẹp, giàu văn hóa hơn. Bởi vậy, bạn luôn phải học hỏi, lắng nghe những lời khuyên để chọn lựa nguyên tắc, phương pháp, công cụ, ngữ cảnh, thời điểm để hành động hiệu quả nhất. Nếu mỗi giây phút bạn muốn hiện thực hóa các giá trị tốt đẹp nhất của mình, cho mình: hạnh phúc, thành đạt, giàu cái Tôi trong cộng đồng, tình yêu và lòng vị tha… thì bạn hãy nghĩ về chất lượng của từng hành động!





1. Tôi là ai?
Thế giới là gì? Thành phần và hình thức tồn tại của thế giới như thế nào?

Một câu hỏi rất chất lượng trong hành trình bạn nhận thức nội tại. Bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách trả lời câu hỏi tương tự ‘Nó là ai?’ theo nghĩa dựa trên hiểu biết khách quan về thế giới, con người để hiểu về mình. Nhưng với vai trò chủ nhân xây dựng cá nhân mình, bạn phải tự trả lời về bản thể của mình. Nếu hiểu biết về tôi không phải chính là tôi thì cũng không thể có người yêu của tôi, gia đình của tôi, thế giới của tôi đúng nghĩa. Tôi chính là điểm mốc để compas quay lên một hình tròn mang chu vi thế giới của tôi…



3. Tôi tưởng tượng và hy vọng vào cái gì ở tương lai?
Thế giới tiếp theo sẽ như thế nào? Tương lai nào mở ra trước chúng ta?



Chúng ta cần được nghe và sống với ước mơ, dự báo và hy vọng về tương lai. Chúng ta vươn tầm bay của trí tưởng tượng với gốc rễ là trí tuệ để không ngừng tìm kiếm tương lai. Đó là thế giới chúng ta sẽ xây dựng với bao thách thức và kỳ vọng… Lúc nào bạn đi vào tương lai, gây dựng tương lai cho mình và mọi người mà chỉ có một hình ảnh tù mù về nó thì bạn cần phải đối mặt trả lời câu hỏi này.



5. Tôi nên sống vì cái gì?
Điều gì là có giá trị đối với chúng ta? Thứ bậc của những điều có giá trị là gì? Giá trị tối cao và những mục đích sống của con người là gì?

Mỗi người phải tự xác định cho mình giá trị sống, mục đích sống. Nếu điều đó là đúng đắn, hợp lý và được bạn coi là tối thượng, bạn sẽ có một cuộc sống tích cực, ý nghĩa và góp phần cho cộng đồng phát triển lành mạnh, văn minh. Nếu cuộc sống của bạn không giúp bạn hướng tới những lý tưởng tốt đẹp và chuyển hóa được bản năng của mình thì bạn hãy đối mặt lại với câu hỏi để soi sáng: Tôi nên sống vì cái gì?









4 chủ điểm quan trọng với bạn trẻ



Hạnh phúc hay Bất hạnh
Nâng niu hạnh phúc

Chúng ta không phải là những cỗ máy vô cảm mà là những người mưu cầu tìm kiếm các hạnh phúc dài lâu, vĩnh cửu, xua đi ngày một nhiều những phút giây bất hạnh. Nhiều người đã mệt mỏi, kiệt sức khi căng ra, không ngừng theo đuổi hạnh phúc thông qua tiền bạc, địa vị, mở rộng quan hệ, hưởng thụ… và rơi vào vòng xoáy của sự bất hạnh (stress, đổ vỡ quan hệ, không tình yêu và niềm tin cuộc sống…). Nên hiểu hạnh phúc là như thế nào và làm sao nắm giữ được hạnh phúc vững chắc trong cuộc đời này?



Tình yêu và Tình bạn
Xưng ca tình người

Những mối quan hệ quan trọng nhất, phổ quát nhất làm cho bạn thấy trái tim, tâm hồn, công việc cuộc sống thấy tươi đẹp, bao dung hơn. Phương ngôn Việt có câu thật xác đáng: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Chất lượng kết bạn, hòa nhịp trái tim và hiểu biết vững chắc về tình bạn, tình yêu sẽ giúp bạn khám phá muôn mặt bản thân mình và nâng cấp các mối kết giao thêm bền chặt, có ý nghĩa. Mỗi khi gặp khó khăn trong kết giao tình bạn, tình yêu, bạn lại cần dừng lại và suy ngẫm thêm về chủ đề này…





Thành đạt hay Thất bại
Tôn vinh thành đạt

Thành đạt là một mong muốn, một xu thế tất yếu của đời người, như gạo phải thành cơm, khúc gỗ phải trở thành cây đàn. Và mỗi người đều dõi theo học hỏi những người thành đạt hơn mình, cố gắng phân biệt họ & người thất bại với người bình thường để tìm ra công thức để có thành đạt. Hay là bạn sẽ trở thành người thành đạt theo cách riêng của mình chăng? Thất bại có là điều chắc chắn tránh được không? Hay thất bại có thể là mẹ đẻ cần thiết để sinh ra thành công? Chúng ta hãy tiếp tục suy ngẫm…


Bản ngã – Trưởng thành – Danh dự - Tha nhân
Vun trồng Làm Người

Sinh ra trong lòng xã hội, sống trong trời đất, mỗi chúng ta là hòa hợp của cá nhân với cộng đồng, giữa lòng vị tha với tính vị kỷ, sự đòi hỏi và hy sinh, bản ngã và tha nhân. Mỗi người mang tính ích kỷ ngay từ khi sinh ra, lớn lên lập thân là quá trình định danh, định vị “Ta Là Ai?”, vun đắp nên Bản ngã. Từ đó chúng ta Trưởng Thành và ý thức được Danh Dự. Khi ta đã là ai với phẩm chất của mình rồi, ta gia nhập cuộc đời xứng đáng nhất, tìm cách làm cho mình sống ý nghĩa nhất với xã hội. Đây là chủ đề thiết yếu cho sự lập thân, lập nghiệp của bạn…
(Nguon website: www.chungta.com)

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Prayers for the fourth week of Advent :: CNA

Prayers for the fourth week of Advent :: CNA

Prayers for the third week of Advent :: CNA

Prayers for the third week of Advent :: CNA

Prayers for the second week of Advent :: CNA

Prayers for the second week of Advent :: CNA

Prayers for the first week of Advent :: CNA

Prayers for the first week of Advent :: CNA

Prayers :: CNA

Prayers :: CNA

Saints of Advent :: CNA

Saints of Advent :: CNA

Blessings :: CNA

Blessings :: CNA

Bishops’ previous Advent teachings :: CNA

Bishops’ previous Advent teachings :: CNA

Customs and Traditions :: CNA

Customs and Traditions :: CNA

Advent: The History of Advent :: CNA

Advent: The History of Advent :: CNA

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Nu Thanh trong doi toi


Doctor of the Church
From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search

St. Isidore of Seville, a 7th century Doctor of the Church, depicted by Murillo (c. 1628) with a book, common iconographical object for a doctor.Doctor of the Church (Latin doctor, teacher, from Latin docere, to teach) is a title given by a variety of Christian churches to individuals whom they recognize as having been of particular importance, particularly regarding their additions to theological or doctrinal matters.

Contents [hide]
1 Catholicism
1.1 List of Doctors of the Catholic Church
2 Eastern Orthodoxy
3 Armenian Church
4 Assyrian Church of the East
5 Anglicanism
6 Lutherans
7 See also
8 References
9 External links


[edit] Catholicism
In Catholicism, this title is given to a saint from whose writings the whole Church is held to have derived great advantage and to whom "eminent learning" and "great sanctity" have been attributed by a proclamation of a pope or of an ecumenical council. This honour is given rarely, only posthumously, and only after canonization. No ecumenical council has yet exercised the prerogative of proclaiming a Doctor of the Church.

Saint Ambrose, Saint Augustine, Saint Jerome, and Pope Gregory I were the original Doctors of the Church and were named in 1298. They are known collectively as the Great Doctors of the Western Church. The four Great Doctors of the Eastern Church, John Chrysostom, Basil the Great, Gregory of Nazianzus, and Athanasius of Alexandria were recognized in 1568 by Pope St. Pius V. Although the revered Catalan philosopher Ramon Llull was dubbed "Doctor Illuminatus," he is not officially considered a Doctor of the Church.


St. Thérèse of Lisieux in the Carmelite Brown Scapular, 1895.The Doctors' works vary greatly in subject and form. Some, such as Pope Gregory I and Ambrose were prominent writers of letters and short treatises. Catherine of Siena and John of the Cross wrote mystical theology. Augustine and Bellarmine defended the Church against heresy. Bede's Ecclesiastical History of the English People provides the best information on England in the early Middle Ages. Systematic theologians include the Scholastic philosophers Anselm, Albertus Magnus, and Thomas Aquinas.

Until 1970, no woman had been named a Doctor of the Church, but since then three additions to the list have been women:Saints Teresa of Ávila (St. Teresa of Jesus), Catherine of Siena and Thérèse de Lisieux[1] (St. Therese the Little Flower of the Child Jesus). Saints Teresa and Therese were both Discalced Carmelites.

Traditionally, in the Liturgy, the Office of Doctors was distinguished from that of Confessors by two changes: the Gospel reading Vos estis sal terrae ("You are the salt of the earth"), Matthew 5:13-19, and the eighth Respond at Matins, from Ecclesiasticus 15:5, In medio Ecclesiae aperuit os ejus, * Et implevit eum Deus spiritu sapientiae et intellectus. * Jucunditatem et exsultationem thesaurizavit super eum. ("In the midst of the Church he opened his mouth, * And God filled him with the spirit of wisdom and understanding. * He heaped upon him a treasure of joy and gladness.")

As of 2009, the Catholic Church has named 33 Doctors of the Church. Of these, the 17 who died before the Great Schism of 1054 (marked * in the list below) are also venerated by the Eastern Orthodox Church. Among these 33 are 25 from the West and 8 from the East; 3 women; 18 bishops, 29 priests, 1 deacon, 2 nuns, 1 consecrated virgin; 24 from Europe, 3 from Africa, 6 from Asia.

[edit] List of Doctors of the Catholic Church
(For earlier authorities on Christian doctrine see Church Fathers and Ante-Nicene Fathers).

Name Year Born Died Promoted Ethnicity Post
St. Gregory the Great* 540 (ca.) March 12, 604 1298 Italian Pope
St. Ambrose* 340 (ca.) April 4, 397 1298 Italian Bishop of Milan
St. Augustine, Doctor Gratiae* 354 August 28, 430 1298 Berber from Numidia Bishop of Hippo
St. Jerome* 347 (ca.) September 30, 420 1298 Dalmatian Priest, monk
St. John Chrysostom* 347 407 1568 Syrian (Ethnic Greek) Archbishop of Constantinople
St. Basil* 330 January 1, 379 1568 Cappadocian (Ethnic Greek) Bishop of Caesarea
St. Gregory Nazianzus* 329 January 25, 389 1568 Cappadocian (Ethnic Greek) Archbishop of Constantinople
St. Athanasius* 298 May 2, 373 1568 Egyptian (Ethnic Greek) Patriarch of Alexandria
St. Thomas Aquinas, Doctor Angelicus, Doctor Communis 1225 March 7, 1274 1568 Italian Priest, Theologian, O.P.
St. Bonaventure, Doctor Seraphicus 1221 July 15, 1274 1588 Italian Cardinal Bishop of Albano, Theologian, Minister General, O.F.M.
St. Anselm, Doctor Magnificus 1033 or 1034 April 21, 1109 1720 Italian Archbishop of Canterbury, O.S.B.
St. Isidore* 560 April 4, 636 1722 Spanish Bishop of Seville
St. Peter Chrysologus* 406 450 1729 Italian Bishop of Ravenna
St. Leo the Great* 400 November 10, 461 1754 Italian Pope
St. Peter Damian 1007 February 21/22,1072 1828 Italian Cardinal Bishop of Ostia, monk, O.S.B.
St. Bernard, Doctor Mellifluus 1090 August 21, 1153 1830 French Priest, O.Cist.
St. Hilary of Poitiers* 300 367 1851 French Bishop of Poitiers
St. Alphonsus Liguori, Doctor Zelantissimus 1696 August 1, 1787 1871 Italian Bishop of Sant'Agata de' Goti, C.Ss.R. (Founder)
St. Francis de Sales 1567 December 28, 1622 1877 French Bishop of Geneva
St. Cyril of Alexandria, Doctor Incarnationis* 376 June 27, 444 1883 Egyptian Patriarch of Alexandria
St. Cyril of Jerusalem* 315 386 1883 Jerusalem Bishop of Jerusalem
St. John Damascene* 676 December 5, 749 1883 Syrian Priest, monk
St. Bede the Venerable* 672 May 27, 735 1899 Northumbrian Priest, monk
St. Ephrem* 306 373 1920 Syrian Deacon
St. Peter Canisius 1521 December 21, 1597 1925 Dutch Priest, S.J.
St. John of the Cross, Doctor Mysticus 1542 December 14, 1591 1926 Spanish Priest, mystic, O.C.D. (Founder)
St. Robert Bellarmine 1542 September 17, 1621 1931 Italian Archbishop of Capua, Theologian, S.J.
St. Albertus Magnus, Doctor Universalis 1193 November 15, 1280 1931 German Bishop, Theologian, O.P.
St. Anthony of Padua and Lisbon, Doctor Evangelicus 1195 June 13, 1231 1946 Portuguese Priest, O.F.M.
St. Lawrence of Brindisi, Doctor Apostolicus 1559 July 22, 1619 1959 Italian Priest, Diplomat, O.F.M. Cap.
St. Teresa of Ávila 1515 October 4, 1582 1970 Spanish Mystic, O.C.D. (Founder)
St. Catherine of Siena 1347 April 29, 1380 1970 Italian Mystic, O.P. (Consecrated virgin)
St. Thérèse de Lisieux, Doctor Amoris 1873 September 30, 1897 1997 French O.C.D. (Nun)

In addition, parts of the Roman Catholic Church have recognized other individuals with this title. In Spain, Fulgentius of Ruspe and Leander of Seville have been recognized with this title.[citation needed]

The Syro-Malabar Catholic Church has recognized Ambrose, Jerome, Gregory, Augustine, Athanasius, Basil, Gregory of Nazianzus, and John Chrysostom, as well as Ephrem the Syrian, Isaac the Elder, Pope Leo I, John of Damascus, Cyril of Alexandria, Cyril of Jerusalem, Epiphanius of Salamis, and Gregory of Nyssa.[citation needed] The Chaldean Catholic Church has recognized Polycarp, Eustathius of Antioch, Meletius, Alexander of Jerusalem, Athanasius, Basil, Cyril of Alexandria, Gregory Nazianzus, Gregory of Nyssa, John Chrysostom, Fravitta of Constantinople, Ephrem the Syrian, Jacob of Nisibis, James of Serug, Isaac of Armenia, Isaac of Nineve, and Maruthas.[citation needed]

[edit] Eastern Orthodoxy