Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2010

MANH DOI BAN NGHEO AN TET VIET !


Bánh chưng

Thằng tù Tám. Gọi nó là thằng tù Tám vì người ta chủ trương không gọi nhau bằng tên thật mục đích tránh người này nhận biết người kia. Càng ít liên lạc được với nhau càng tốt. Cô lập để dọa, nạt, điều tra, vu khống, hành hình, lừa đảo, gài bẫy, đặt người theo dõi, mua chuộc bán rẻ nhau, gây nghi kị, chia rẽ, là cách vừa trừng phạt vừa chia rẽ để trị.

Cai tù xỉ vả:

- Chúng mày không đáng gọi bằng tên vì chúng mày không phải là con người.

Người tù nghĩ bụng họ không coi mình là người, bọn họ sống chung với mình thì họ có khác chi đâu. Hơn gì mình. Có chăng là hơn được nói, còn mình không được ăn, cũng chẳng được nói. Nghĩ thế nhưng vẫn thấy phẫn uất. Cãi, lí luận với kẻ thiếu hiểu biết chỉ gây cho cai tù bực mình vì cái tự ái của kẻ có quyền. Cai tù sẽ kết án là cãi lại lệnh cấp trên. Trong tù hơi một chút là có án, ít nhiều cũng thành án mà có án thì phải thi hành. Cai tù là người kết án và cũng là người thi hành án. Nặng nhẹ tùy theo cái tự ái của cai tù. Tự ái nhiều án nặng, tự ái ít án nhẹ hơn.

Người tù tự an ủi. Cai tù là kẻ thừa hành ngu xuẩn. Cãi với người ngu vừa thiệt thân, vừa hạ mình ngang hàng với chúng.

NHẬN QUÀ

Người bạn tù báo tin:

- Anh có người gởi quà ra mà nhận.

Tù Tám ậm ừ cho xong chuyện vì biết tỏng tòng tong không ai gởi quà cho. Mấy năm nay rồi không hề có ai gởi cho lấy môt cái kẹo. Đã quen rồi, quen lắm rồi. Những ngày đầu còn trông mong quà cáp, mong ngày này qua tháng nọ đến năm kia. Cái mong đợi đó chết từ lâu. Mọi người đã quên. Coi như không thân nhân, thân thích, thầy trò. Tất cả đều quên.

Người bạn dục lần thứ hai:

- Có quà thật đấy ra mà lãnh.

Nghe bạn dục chân thành quá anh gượng đứng dậy mò mẫm đến văn phòng nhận quà. Số người chờ chực đã vãn, thưa thớt còn lại vài ba ngoe. Trông thấy anh người cai tù ngoắc tay vì đây là lần đầu tiên anh nhận quà. Chưa kịp thưa gởi, cai tù cúi xuống xách một gói quà để trên bàn. Trông thấy gói giấy trên bàn anh vẫn chưa tin mình có quà.

Câu hỏi đầu tiên trong đầu nhoi lên. Ai gởi quà cho mình nhỉ. Người nào còn nhớ đến mình nhỉ.

Chưa tìm được câu trả lời thì cai tù hất hàm ra lệnh:

- Ngồi xuống ghế chứng kiến xét quà.

- Quà này do bà …. gởi cho, mày có biết bà đó không?

- Dạ thưa, bà đó là dì ruột.

- Ruột với thịt gì. Mở bọc giấy ra xem, có phải đồ cấm không?

Hai tay run run xé cái bọc giấy nhựa mãi không rách.

Cai tù dục:

- Khẩn trương lên.

Bọc giấy bung ra, hai cái bánh chưng cột sát nhau bắt mắt. Chất nhựa của gạo dính quanh lớp lá dong thành chất nhờn nhờn, mùi chua xông lên. Cai tù hất hàm:

- Bánh chưng này thiu rồi, không ăn được nữa. Bỏ đi, ăn vào ốm đau lại đổ thừa.

Tù Tám chưa kịp lên tiếng, còn đang suy nghĩ cách trả lời thì nghe tiếng phán:

- Cầm lấy mang về, cái bánh thiu đấy.

Tám Tù nhìn quen đoán được mỗi lần cai tù nói thì nó hất hàm lên rồi tiếng nói mới phát ra. Những lần hất hàm như thế không độc địa, chua cay nên không đáng sợ. Nhưng nếu cai tù đỏ mặt, tai nó rung rung thì thế nào cũng khổ. Nó bực đến tận mang tai thì tù khốn khổ xuống tận gót chân, nghĩa là phải khổ hơn nó bội phần.

Tù Tám chộp vội lấy cái bánh thiu, miệng ríu rít cám ơn rồi quay ngoắt đi. Sợ chờ lâu cai tù đổi ý thì hỏng to.

VỀ CHỖ NGỤ

Trịnh trọng ôm chặt hai cái bánh chưng vào lòng bước đi. Chân bước đều hơn, thoăn thoắt hơn lúc ra đi. Hình như chất bánh chưng trong tay mang đến cho anh sức sống mới, ít ra năm nay đúng ngày tết có bánh chưng thiu để thưởng thức hương vị tết. Đã bao năm anh ăn bánh vẽ, toàn những loại bánh chưng cao cấp được nói đến trong các bài thuyết trình, nhưng chưa bao giờ lưỡi được diễm phúc liếm qua cái lá gói bánh, nói chi đến thưởng thức bánh. Bánh chưng cao cấp chỉ nghe nói đến, còn thực sự bánh đó hương vị ra sao thì cứ việc tưởng tượng ra mà thưởng thức.

Niềm vui dâng lên dạt dào, một phần do có thêm của ăn chống cơn đói, phần khác quan trọng hơn vì anh đang ôm trong tay một tấm lòng, một tâm tình yêu thương người thân dành cho. Tình thân dâng trào trong tim khiến anh vui đến nghẹn ngào.

Vừa đi tù Tám vừa mừng thầm trong bụng nếu cái bánh không thiu có lẽ cũng chẳng đến tay, hay ít ra cũng phải đóng thuế cho cai tù một cái. Nâng niu hai cái bánh trong tay tù Tám thỏ thẻ:

- Mày mà không thiu thì không đến tay tao.

Đến nơi anh em chào đón, mừng anh bớt tủi thân vì có người nhớ đến gởi quà cho.

Anh đáp:

- của dì gởi cho.

Một người chòng ghẹo:

- Từ nay có dì gởi quà rồi, không còn là con nuôi nữa.

Anh đáp,

- ăn thua gì. Dì ở cách đây non hai ngàn cây số.

Mấy người bạn tù cùng thốt nên:

- Thảo nào.

Tù Tám ngơ ngác:

- Thắc mắc thảo nào cái gì?

-Còn cái gì nữa.

-Cái bánh chưng đã thiu rồi, mùi chua rồi.

Đúng vậy, bánh nóng gói kĩ, đi đường xa năm bảy ngày mới đến nơi, nóng bức làm bánh mau thiu. Thôi có sao dùng vậy.

Từ trước tới nay tù Tám được anh em thương chia cho phần quà gia đình gởi cho. Nay nhận được quà, hẳn nhiên là ăn chung. Bánh đã thiu để lâu sao được, hơn nữa hôm nay cũng đúng là ngày tết, ăn bánh chưng, nằm nhà nghỉ thoải mái. Nghĩ đến đây anh thấy đời nhẹ nhõm, tạm quên u sầu, tủi nhục khi ngồi khom lưng nghe cai tù xỉ vả.

Mấy anh em nhặt được ít cành cây gần đó, bẻ ra nướng bánh. Trước khi nướng bánh anh em gỡ địa chỉ trên tấm bánh đưa cho dặn nếu sống sót trở về nhớ đến cám ơn bà dì dùm chúng tao.

Hơi khói quyện với thịt mỡ xông lên mùi thơm ngát. Mấy anh em ngồi quanh nướng bánh. Vài ba câu chuyện vui nổ ran, mắt theo dõi cái lá dong bị lưỡi lửa hâm nóng, quăn lên, đổi màu từ xanh ra vàng rồi đỏ trước khi biến thành đen sạm. Một bạn nói:

- Chín rồi, cháy tới bánh rồi còn gì.

Anh khác nói:

- Chờ cho bánh dòn một chút ăn mới đã.

Người kia bàn them:

- Lửa lớn cháy lớp lá ngoài, trong chắc gì đã nóng tới, chờ chút nữa thì tốt hơn.

Một anh chen vào:

- Thôi đi các bố, tham thì thâm đấy. Thơm quá cai tù ngửi mùi xuống viếng thì chúng ta chỉ còn nước ăn hương ăn hoa.

Câu nói có giá trị thực tiễn, nặng cân làm bặt mọi ý kiến.

Hai người một cái, mùi bánh chua biến mất. Mùi bánh thơm toả lan, ứa nước miếng.

Một anh nói:

- May quá, bánh này nhiều nhân mỡ thế này thì tốt lắm.

Tất cả được một bữa no nê.

Lần đầu tiên trong tù được một bữa bánh chưng no đến thế, trước kia cũng có nhưng chỉ một miếng, còn để dành cho ngày khác. Hôm nay bánh thiu không để dành được, phải xơi ngay.

GẶP LẠI

Hơn hai mươi năm sau chuyện cái bánh được khơi lại trong ngày hội ngộ. Người tù sống sót trở về, người gởi bánh cho cũng di chuyển chỗ ở mãi hơn hai mươi năm sau mới có cơ hội gặp lại. Trong bữa cơm gia đình, chuyện cũ sống lại, kí ức hiện về vì chão xôi bốc khóc. Người cựu tù gắp miếng xôi lên không ăn ngay, dơ cao miếng xôi nói chuyện cũ:

- Hơn hai mươi năm trước có lần con cũng ăn miếng bánh chưng Dì gởi cho, ngồi xổm ăn miếng bánh nóng bốc khói. Hôm nay gặp lại cũng ăn nếp nhớ chuyện xưa.

Dì đã già không nhớ gởi bánh chưng khi nào. Sau dăm bảy câu chuyện nhắc về quá khứ, kể lể dài dòng hết ông đầu xóm thăm tù, đến bà cuối thôn thăm tù. Nhờ thế mà nhớ lại việc cũ:

- Đúng, lúc trước dì có gởi bánh cho, không phải một lần mà nhiều lần. Biết các con tù tội, đói khổ, nhưng không biết ở đâu mà gởi quà tiếp tế. Trong xóm có ai đi thăm thân nhân dì đều nhờ họ mang cho chút quà, nhắn là tên người cháu như vậy, như vậy. Nếu gặp được làm ơn gởi cho. Cũng có người nhận quà, cũng có người chối, cũng có người nói chuyển cho. Không thấy tin tức về, biết là thời buổi khó khăn. Cám ơn họ làm phước cho. Bánh có đến tay hay không thì chịu.

Ngưng một chút lấy hơi dì tiếp:

- Không đến tay con cháu, thì người tù khác hưởng cũng không sao, lúc đói mà, chút gì cũng quí. Mỗi năm dì gởi hàng chục bánh, vừa của nhà mua, vừa bánh biếu gom lại cả chục, đến hơn một chục bánh. Dì nhớ đến con cháu, thương lắm nên cứ gởi đại vậy. Ai đi thăm nuôi cũng gởi. Dì gởi hàng chục năm như vậy, chứ không phải một hai năm đâu. Con nhận được là phần phước của con. Kể ra người mang quà dùm họ cũng tốt, cũng thành thật đấy.

- Con nhận được có một lần.

Dì tiếp câu chuyện:

- Cứ nghe có người quen đi thăm các anh là gởi. Không cần biết đến tay ai. Thấy tội nghiệp. Gởi cầu may nên không gởi nhiều vả lại họ cũng ngại nhận, nể lắm mới nhận dùm. Gởi có lẽ hàng trăm bánh, năm nào cũng gởi hàng chục mà gởi mười mấy năm liền.

Người cháu cướp lời:

- Cũng có thể là cai tù ăn vì họ cũng đói lắm. Đâu có hơn gì tù chúng con.

Ngưng một chút, người cháu nói:

- Trước ngày sang thăm dì con có nói với mấy người bạn tù cũ là sang thăm dì. Họ nhắn gởi lời cám ơn. Họ vẫn còn nhớ đấy, nhớ kĩ lắm.

- Cám ơn con. Lâu quá rồi dì cũng chẳng nhớ nữa.

Người cháu tiếp lời:

- Chúng con nhớ suốt đời dì ạ. Lúc đói khổ được tấm bánh như vậy vừa ăn ngon, lấy lại sức vừa tăng thêm tinh thần sống. Sống bằng tình thương. Trong tù đói nhất là tình người khi biết bên ngoài còn thân nhân thương đến, nhớ đến. Được an ủi nhiều lắm dì ạ.

Nói đến đây anh xúc động phát âm không ra nên bỏ dở câu nói.

Cả mắt cháu lẫn mắt dì đều đỏ.

Người thi ơn đã quên nhưng người thọ ơn nhớ mãi. Ước chi chúng ta nhớ mãi đến những ơn Chúa ban trong đời.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

TÌM BÀI CŨ:

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Lm Vũđình Tường

TAM LONG CUA LINH MUC CHUA KITO


Góp yêu thương, gói bánh chưng nghĩa tình

Sài Gòn nhộn nhịp, phồn hoa với những tòa nhà lỗng lẫy, những chiếc xe ô tô sang trọng, lịch lãm… của tầng lớp thượng lưu, nhưng khuất sau sự phồn hoa đó, có bao mảnh đời “đêm nay ngủ ngoài đường”, những kiếp mưu sinh, lặng lẽ đi về trong đêm tối. Người ở phương Nam mà lòng hướng về phương Bắc giá lạnh, lạc lõng, cô đơn, tôi ngẫm về những kiếp người bên lề cuộc sống…


Từ những mùa xuân, qua nhóm sinh viên chúng tôi cùng đồng hành với cha Raphael trong các chiến dịch Chén Cơm Giáng Sinh, bánh chưng cho người nghèo ăn tết. Năm nay, năm cuối của chương trình đại học, thời gian khít khao không thể về được, đứa nào cũng buồn và chắc chắn cha là người buồn nhất, qua điện thoại tôi hỏi: “Cha ơi: Tết này cha có tổ chức Chiến dịch “Bánh chưng cho người nghèo” không? Chúng con không về được". Qua điện thoại giọng trầm buồn cha nói: “Có, nhưng kinh phí thiếu lắm con ơi. Con viết một bài kêu gọi mọi người ủng hộ cha đi”. Vậy là tôi viết…

Chúng tôi đã cùng đồng hành với cha Nhàn trong dịp Tết năm 2008, 2009 với chiến dịch “Bánh chưng cho người nghèo”, hàng ngàn chiếc bánh thơm ngon, nóng hổi, đó là những món quà yêu thương mà cha Raphael góp nhặt từ những tấm lòng vàng trao tận tay người nghèo, giúp họ có cái Tết ấm áp. Bao nhiêu chiếc bánh “bấy nhiêu ân tình”, thổi lên “hơi ấm giữa mùa đông giá lạnh”. Mùa đông lạnh nhưng tình người ấm áp giữa cuộc đời: “ Có khi trên dòng đời tấp nập - Ta vô tình đi lướt qua nhau”. (“Có khi nào”- Bùi Minh Quốc). Dù cuộc sống vô tình nhưng vẫn có những đôi tay dang rộng kết nối tình người trong từng tấm bánh, từng chén cơm.

Quan tâm đến những người đau khổ, bị bỏ rơi, với từng miếng cơm, manh áo, tập vở, chiếc bút góp từ “muôn trái tim – một tấm lòng”, cha “ươm mầm xanh”, dệt lên trong lòng các em những ước vọng. Và tay trong tay, cùng với sự giúp đỡ của những tấm lòng trắc ẩn, cha kết nối những “mảnh đời dễ vỡ” trong nhóm khuyết tật “NỐI VÒNG TAY”, nay đổi thành nhóm “NGHI LỰC SỐNG”, đào tạo vi tính cho các em. Từ nhóm khuyết tật, những bài ca về sự vươn lên, về tình yêu thương và sự chia sẻ của các em được viết lên như những câu chuyện cổ tích. Câu chuyện về cuộc đời của Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Công Hùng, học trò của Cha Nhàn như một bằng chứng tuyệt vời về bài ca “Nghị Lực Sống” ấy.

Hành trình gieo yêu thương của cha là hành trình “như cánh chim không mỏi” đem tình yêu, niềm vui cho người nghèo. Năm 2008, Ngài lập dự án “Giúp vốn để chăn nuôi bò cho những hộ dân nghèo”, làm WC tự huỷ để giảm bớt bệnh như “quỹ yêu thương” cho các gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo để họ có cơ hội vươn lên.

Về vùng Nghi Phong, ngồi nơi quán nước, chúng ta nghe đâu đó những biệt danh người ta đặt cho ngài: “Ông cha bên lương”, “Linh mục của người nghèo”,"Ông cha khuyết tật","Linh mục cơ động", "Ông cha nghệ sĩ"...Mỗi biệt danh gắn với một “lĩnh vực yêu thương” nhưng trong trái tim “yêu không mỏi” của người Linh mục muốn “ôm trọn tất cả”, những biệt danh đó gói lại trong “mối tình không biên giới”.

Cuộc sống như một “Tấn trò đời”, “Tấn trò đời” với những khoảng cách, ranh giới: người giàu – kẻ nghèo, người may mắn – kẻ bất hạnh..... Là con người, không ai có quyền chọn cửa để sinh ra, cũng như những người kém may mắn họ cũng cảm thấy không hay ho gì khi đưa bàn tay gầy guộc của mình để xin ăn. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến, Xuân về trong từng cơn gió lạnh, những trái tim mong manh không khỏi băn khoăn: Tết năm nay sẽ ra sao? Lại một năm nữa, Tết mà như không Tết. Trong những băn khoăn đó, có những phút ngậm ngùi, xót xa của những người mẹ không mua nổi cho con mình một cái áo, đôi dép mới để mừng xuân. Nhìn con mình, trông con người khác tươm tất, đầy đủ… mẹ ngoảnh mặt gạt những giọt nước mắt…khóc thầm. “ Nổi buồn đó không phải của riêng ai”….như người mẹ hiền, người linh mục của Chúa tự chất lên đôi vai của mình những ưu tư đồng cảm, vì đã trót chọn cho mình phía đứng của người nghèo.

Từ trái tim chân thành của một người Ki-tô hữu, một người con sinh ra tại Nghệ An, mảnh đất “cày lên sỏi đá”, một sinh viên nghèo nơi đất khách quê người hướng về quê hương, ước mơ một mùa xuân đoàn tụ bến bếp lửa hồng với nồi bánh chưng bốc mùi thơm của đất mẹ, tôi nguyện cầu nếu có ai đó đọc những lời chân thành này, xin chung tay cùng người “Linh mục của người nghèo” người Linh mục với một “tình yêu không biên giới”, góp yêu thương, gói bánh chưng nghĩa tình, giúp đỡ những kẻ đang đi tìm mùa xuân trên đất mẹ. Hoà nhịp với đất trời để đón một mùa xuân bất tận.
Xuân Trần

LOI CA CUA BAN TRE KITO HUU HOM NAY !



Đâu là Đường – Sự Thật – Sự Sống cho giới trẻ thời @?

“Chúa là cây đàn, còn con là điệu hát Chúa ơi. Chúa rung phím đàn, lòng con ngân vang khắp nơi…”


Nếu ai đó có mặt tại khuôn viên TTMV chiều ngày 23.01.2010 sẽ nghe vang từ giảng đường B01 bài hát “Chúa là cây đàn”, cùng với tiếng đàn của hai nhạc sĩ nhóm Lửa Hồng và cùng với tiếng kèn monica của tác giả - Cha Tiến Lộc.

Hội trường đầy khán giả. Cộng đoàn vui mừng chào đón Cha Tiến Lộc, Dòng CCT -người được ví như một trong những cây đại thụ của Giáo Hội Việt Nam và của các sinh hoạt lớn trong Giáo Hội. Cha Tiến Lộc đến với gia đình CDCT với đề tài “Đâu là Đường – Sự Thật – Sự Sống cho giới trẻ thời @?”

Nhân dịp dự bài thuyết trình của Cha Tiến Lộc, người viết xin có đôi dòng suy tư về những nẻo đường cuộc sống.

Biết là một trong những diễn trình của cuộc sống. Biết để lựa chọn con đường đi trong vô số những nẻo đường ngang dọc. Biết đường mà không đi, thì con đường ấy chỉ tồn tại trong ý niệm. Đi mà không biết đường, người ta sẽ cứ mãi lầm lũi bước đi trong bóng đêm của cuộc đời.

Đường đi bao giờ cũng dẫn đến một nơi nhất định. Nơi đó là vườn Eđen đầy hoa thơm, trái ngọt hay hoang địa vắng bóng người hay đồi Golgotha thổn thức… Tất cả đều hệ tại con đường mà người lữ hành đã chọn lựa cùng với thái độ lên đường của họ.

Ai cũng muốn chọn cho mình con đường bằng phẳng dễ đi. Nhưng đời có nhiều con đường sình lầy của đam mê, tội lỗi. Có lắm lối đá gập ghềnh đòi hỏi hãm mình, hy sinh.

Trên từng bước đường của cuộc sống, mỗi người đều có con đường của riêng mình. Đi con đường của người khác là lạc lối. Lẩn tránh con đường của mình là thiếu can đảm và tự tin. Cả hai đều dẫn đến thất vọng và không làm cho đời sống người lữ hành trở nên sung mãn.

Đi con đường của chính mình cũng lắm gian nan. Không phải ai cũng dễ dàng tìm được đúng lộ trình của mình để lên đường. Vì thế mới có chuyện đi nhầm đường, lộn lý tưởng. Nếu nhầm đường, người ta có cơ hội để đi lại. Nếu lộn lý tưởng, người ta sẽ mất cả cuộc đời.

Đi con đường của chính mình cũng có đầy nước mắt và đau khổ. Tuy nhiên, mỗi biến cố đi qua trong cuộc đời đều gắn liền với một kinh nghiệm nào đó. Có những trải nghiệm nâng ta lớn lên. Có những cảm nếm khiến ta khốn đốn, lao đao. Nhưng đằng sau mỗi biến cố trong từng chặng đường của cuộc sống, Thiên Chúa luôn có một mục đích cho bạn, cho tôi. Với con mắt Đức Tin, mỗi biến cố là cơ hội để đào luyện nhân cách, xây dựng cơ bắp thiêng liêng và đời sống đạo đức thêm mạnh mẽ, cách tiệm tiến.

Lên đường cũng có nghĩa là từ bỏ. Từ bỏ là thách đố không của riêng ai. Từ bỏ và lựa chọn luôn là hai mặt của một vấn đề. Mỗi sự lựa chọn đánh dấu một mốc điểm trong chặng đường của cuộc sống. Có những chọn lựa đem đến niềm vui, có những kiếm tìm mang lại nhiều thất vọng.

Con đường nhân bản là con đường để nhìn nhận chính mình. Không ai có thể đi con đường thiêng liêng mà không qua con đường nhân bản.

Tham gia giao thông, ai cũng chọn cho mình loại phương tiện để đi và mong mau đến đích. Sự nóng lòng, thiếu kiên nhẫn, thiếu tôn trọng và ích kỷ, làm người ta không ngại khi lấn sang phần đường bên trái, leo lên lề bên phải,… Người ta chen lấn, hơn thua nhau từng nửa vòng bánh xe trong những “ma trận” đầy người, nghẹt các loại phương tiện giao thông lớn nhỏ. Khi ấy, Luật Giao Thông chỉ còn là những mớ chữ nằm trên giấy tờ, nó như thể không tồn tại trong ý thức hệ của người lưu hành.

Trên lộ trình thiêng liêng, đôi khi cũng gặp lôcốt, kẹt xe,, tai nạn,… Đó là khi tương quan bị bế tắt, đổ vỡ. Ai đã từng kinh qua những đêm tối của đức tin, đều thừa nhận rằng sự phát triển tâm linh đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Ai đã từng nếm trải những giờ phút hấp hối của một tương quan nào đó, sẽ đồng ý rằng: có những khi ta cần phải chậm lại, dừng lại để suy nghĩ và định hướng thêm lần nữa.

Trong hành trình thiêng liêng không có những con đường tắt.

Con đường từ đôi tai đến đôi bàn tay là con đường đòi hỏi nhiều suy tư, kiên nhẫn và can đảm.

Con đường từ trái tim mình đến trái tim tha nhân dường như là con dường dài nhất, gập ghềnh và gian nan nhất. Đường đi ấy không bị ngăn trở bởi ngàn núi trăm sông, mà bị trở ngăn vì lòng người có trăm núi ngàn sông. Núi của những suy tính chi li, hèn nhát ích kỷ, sông của những tự mãn, tự đắc, kiêu căng. Đời người giắn giỏi, cao lắm chỉ trăm năm. Đường đi dài được nối kết từ những bước chân nhỏ. Có những bước chân nhanh nhẹn, lên đường. Có những bước chân nặng nề, trì hoãn. Có những bước chân lẻ loi, cô đơn. Có những bước chân buồn hui hắt…… Dù muốn hay không, dù vui hay buồn, mỗi đôi chân đều phải tự bước trên con đường của mình, không đôi chân nào bước thay trong cuộc hành trình của đời bạn.


Ai đó đã nói rằng: có những con đường phải đi một mình và có những con đường không thể đi một mình. Xin cảm ơn cuộc đời đã cho ta gia đình và bằng hữu - những người đã cùng ta đồng hành trong mỗi chặng đường của cuộc sống. Xin cảm ơn tất cả những ai đã hiện diện và làm cho cuộc đời ta trở nên ý nghĩa và phong phú. Xin Chúa Giêsu luôn ở giữa và nâng đỡ các mối tương quan để cuộc hành trình làm người của chúng ta luôn chan hoà niềm vui, bình an và sinh lợi ích cho nhau.

Cuộc sống là một con đường dài. Người lữ hành sẽ cần lắm những bóng râm che mát, những quán trọ ven đường để nghỉ chân, để lấy sức… Nhưng ai chọn bóng râm làm nhà, chọn quán trọ làm nơi cư trú sẽ không bao giờ hoàn tất con đường đời mình.

Chúa Giêsu hỏi 2 môn đệ trên đường Emau: “Các anh tìm gì thế?” câu hỏi này giúp ta soi lại những góc khuất tối tăm trong lòng mình.

“Các anh tìm gì thế?”

Câu hỏi này như một lời cảnh tỉnh, luôn nhắc nhớ ta về đích điểm của cuộc hành trình mà ta đang đi.
Hạt Cát

DUC GIAO HOANG BENEDICT XVI NOI VOI CHUNG TA !

ĐTC Benêđictô XVI: ''Tình yêu là ân huệ lớn nhất, mang lại giá trị cho tất cả các ân huệ khác''

Kinh Truyền tin chúa nhật 31-1

Bài huấn dụ của đức thánh cha trưa chúa nhựt hôm qua dựa trên bài đọc thứ hai trong Thánh lễ, được đặt tên là “bài ca đức ái”. Ngữ vựng tiếng Việt rất dồi dào trong lãnh vực tình cảm: yêu thương, tình thương, tình yêu, yêu mến, ái ân, vv. nhưng khó chọn lọc một từ nào gom lại nội dung phong phú của danh từ “agape” trong tiếng Hylạp của Tân ước, được sử dụng để diễn tả bản tính của Thiên Chúa (Thiên Chúa là agape), và nó được Thánh Linh trút đổ xuống tâm hồn chúng ta để chúng ta đáp trả bằng cách yêu thương Thiên Chúa và tha nhân. Agape là đặc trưng của Thiên Chúa và căn cước của các môn đệ Chúa Kitô. Đức Bênêđictô XVI đã dành thông điệp đầu tiên “Deus caritas est” để trình bày đề tài này. Ngoài ra, trong các ý chỉ cầu nguyện, ngài còn nhắc đến lễ phụng vụ kính thánh Gioan Bosco, bổn mạng của các nhà giáo dục, và cầu cho các bệnh nhân phong cùi, nhân chúa nhựt cuối tháng giêng được hiệp hội Raoul Follereau dành cho để gây ý thức tương trợ. Ngoài ra tại Italia, ngày chúa nhựt cuối tháng giêng cũng kết thúc khóa học hỏi về hoà bình của các thiếu nhi phong trào Công giáo tiến hành, và được đánh dấu với việc hai đại biểu của các em tung hai chim câu lên trời từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến,

Trong phụng vụ chúa nhựt hôm nay, chúng ta đọc một trong những đoạn văn đẹp nhất của Tân ước và của toàn bộ Kinh thánh, đó là bài ca đức ái của thánh Phaolô (1Cr 12,31-13,13). Trong thư thứ nhất gửi các tín hữu Corintô, dựa theo hình ảnh của những cơ thể trong thân mình, sau khi đã giải thích rằng các ân huệ của Thánh Linh cùng hợp tác vào ích lợi chung của toàn thể Hôi thánh, thánh Phaolô vạch ra con đường tuyệt hảo. Con đường này không nằm ở chỗ sở hữu những đặc ân phi thường, như là nói tiếng mới lạ, hiểu thấu các điều kín nhiệm, có lòng tin siêu quần hoặc thực hành những hành động anh hùng. Con đường tuyệt hảo hệ ở yêu thương – agape, nghĩa là tình yêu chân thực, tình yêu mà Thiên Chúa đã mặc khải nơi Đức Giêsu Kitô. Tình yêu là ân huệ lớn nhất, mang lại giá trị cho tất cả các ân huệ khác, nhưng mà nó “không huênh hoang, không kiêu căng”; trái lại, nó vui mừng vì chân lý và điều lành của người khác. Ai yêu thương thật tình thì “không tìm tư lợi”, “không đếm xỉa đến sự thiệt hại mà mình phải chịu”; “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7). Sau cùng, khi chúng ta ra gặp Thiên Chúa diện đối diện, thì các đặc ân khác sẽ biến đi; duy chỉ tình yêu tồn tại muôn đời, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, và chúng ta sẽ nên giống như Ngài, hiệp thông trọn vẹn với Ngài.

Hiện nay, khi còn trên đời này, đức ái là dấu căn tính của người Kitô hữu. Nó là tổng hợp của trót cả đời sống của mình, tóm lược của những gì mình tin và những gì mình làm. Chính vì thế, khi bắt đầu sứ vụ giáo hoàng, tôi đã muốn dành thông điệp đầu tiên cho chủ đề tình yêu: Deus caritas est. Như anh chị em còn nhớ, thông điệp này gồm có hai phần, tương ứng với hai khía cạnh của đức ái: thứ nhất nói về ý nghĩa, thứ hai nói về việc thực hành. Tình yêu là bản tính của Thiên Chúa, là ý nghĩa của việc tạo dựng và lịch sử, là ánh sáng mang lại sự tốt lành và đẹp đẽ cho cuộc đời mỗi người. Đồng thời, có thể nói tình yêu là “nét” của Thiên Chúa và của người tín hữu, là thái độ của kẻ đáp trả lại tình yêu của Chúa bằng cách định hướng đời mình như là quà tặng cho Thiên Chúa và tha nhân. Nơi đức Giêsu Kitô, hai khía cạnh đó tạo nên một sự liên kết hoàn hảo: Người là Tình yêu nhập thể. Tình yêu này được biểu lộ trọn vẹn nơi đức Kitô chịu chết trên thập giá. Khi nhìn ngắm Người, chúng ta có thể tuyên xưng như thánh Gioan tông đồ rằng: “ chúng tôi đã biết tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng tôi và chúng tôi đã tin vào tình yêu ấy” (xc. 1Ga 4,16; thông điệp Deus caritas est, 1)

Các bạn thân mến, khi nghĩ đến các thánh, chúng ta sẽ nhận thấy các ân huệ khác nhua cũng như những tính tình khác nhau. Nhưng cuộc đời của mỗi vị là một bài ca đức ai, một bài chúc tụng tình thương Thiên Chúa. Hôm nay, ngày 31 tháng giêng, chúng ta kính nhớ cách riêng thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Gia đình Salêdiên và quan thầy của các thanh thiếu niên. Nhân năm Linh mục, tôi muốn xin Người cầu bầu cho các linh mục được trở nên những nhà giáo dục và những người cha của các bạn trẻ; xin cho các thanh thiếu niên, nhờ cảm nhận đức ái mục tử của các linh mục, biết đón nhận tiếng gọi dâng mình cho Chúa Kitô và cho Tin mừng. Xin Mẹ Maria, đấng phù hộ các tín hữu, mẫu gương đức ái, cầu cho chúng ta được ơn đó.
Bình Hòa

Linh Muc Doan Giao Phan Da Lat Tinh Tam NAM THANH 2010


175 Linh mục tham dự Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục Đoàn thuộc Giáo Phận Đàlạt

ĐÀ LẠT - 17 giờ 15 chiều thứ Sáu (29.01.2010), 175 Linh mục triều và dòng thuộc Giáo phận Đàlạt đã cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn tại Nhà thờ Chánh Tòa Đàlạt. Đặc biệt, Thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đàlạt là Chủ tế, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm - Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn - giảng lễ và cũng là vị giảng tĩnh tâm cho Linh mục đoàn.


“Mỗi linh mục thực sự phải nỗ lực trở nên hoàn thiện. Tính hữu hiệu của sứ vụ linh mục tùy thuộc chủ yếu vào sự hoàn thiện thiêng liêng này”, đây là lời của Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 khi quyết định mở Năm Linh mục cho toàn thể Hội thánh. Ý thức được điều này, không chỉ các Linh mục sốt sắng tham dự tuần tĩnh tâm, mà các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân, hiệp thông cầu nguyện cho Linh mục đoàn của Giáo phận, để không chỉ các ngài được đón nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa trong tuần tĩnh tâm, mà ngày càng trở nên tốt lành, thánh thiện và hiệp nhất.

Sau khi giới thiệu Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm với cộng đoàn, Đức Giám mục Giáo phận bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn Chúa đã ban. Đồng thời, Đức Cha ngỏ lời cám ơn các cộng đoàn tu sĩ và giáo dân, đã hiệp ý cầu nguyện cho các cha trong những ngày qua.

Dựa vào các Bài đọc Lời Chúa (Is 61,1-3a; Dt 5,1-10; Ga 15,9-17) và chủ đề của tuần tĩnh tâm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ những vấn đề cốt lõi của sự hiệp thông, ngài nói:

“Là Giám mục, tôi có cơ hội giúp các Linh mục ở một số Giáo phận, nhưng chưa nơi nào lại có Thánh lễ kết thúc tuần tĩnh tâm Linh mục được cử hành tại Nhà thờ Chánh Tòa, với sự tham dự đông đủ của quý nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân. Chỉ có ở Đàlạt ! Tôi nghĩ nên thực hiện điều này ở những nơi khác tại Việt nam. Đây là một hình ảnh tuyệt vời trình bày về Hội thánh hiệp thông.

1. Hiệp thông có Chúa làm tâm điểm: Chiều nay, Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân, quây quần bên Bàn Thánh, quy tụ quanh Đức Giêsu Kitô là Vị Mục Tử Tối Cao. Chính Ngài thu hút chúng ta đến đây, chính Ngài là nguồn của sự hiệp thông. Trong Hội thánh, sự hiệp thông trước hết là hiệp thông có Chúa làm tâm điểm.

Vì ý thức như thế, các Linh mục mới dành thời gian để tĩnh tâm. Đây không phải là dịp để các Linh mục học tập đường lối của Hội thánh, nếu cần đã có lúc khác. Nhưng cốt yếu là anh em Linh mục chúng tôi đào sâu, làm mới lại mối hiệp thông của cá nhân mình với Thiên Chúa là suối nguồn hiệp thông. Chúng tôi ý thức càng đi sâu vào mối hiệp thông với Thiên Chúa, chúng tôi sẽ càng có khả năng phục vụ sự hiệp thông trong Hội thánh.

Cũng vì ý thức như thế, anh chị em mới tha thiết cầu nguyện cho các Linh mục. Tôi được biết trước khi vào tuần tĩnh tâm, Đức Giám mục Giáo phận đã thông báo cho anh chị em biết, không chỉ để biết mà còn xin anh chị em cầu nguyện. Người giáo dân, đặc biệt giáo dân Việt nam có lòng yêu mến các Linh mục. Yêu mến không phải vì Linh mục đẹp trai hay tài giỏi, càng không phải vì giàu sang, mà chỉ vì Linh mục là người của Chúa.

Dù là Linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta đều ý thức rằng sự hiệp thông phải có Chúa làm tâm điểm.

2. Sự hiệp thông của tình yêu: Chúa Giêsu cầu nguyện trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài nói với các môn đệ hôm nay: ‘Như Chúa Cha yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy’. Chỉ một câu mà ba lần Chúa nhắc đến tình yêu.

Sống hiệp thông với Chúa nghĩa là ở lại trong tình yêu của Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên ở lại trong tình yêu của Chúa thì đương nhiên dẫn đến yêu thương nhau. Mệnh lệnh quan trọng nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta: ‘anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em’. Người Công giáo chúng ta hiệp thông với nhau không phải để gây thanh thế hay vì bất kỳ một động cơ nào khác, mà đơn giản chỉ vì đó là dòng chảy của tình yêu, là điều rất đỗi tự nhiên như nước phải chảy, gió phải thổi, mây phải bay: Sự hiệp thông của tình yêu.

3. Sự hiệp thông mang tính thừa sai: Sự hiệp thông của tình yêu đích thực thì mang tính thừa sai, có giá trị loan báo Tin mừng của Chúa cho anh chị em của mình.

Khi đến dâng Thánh lễ ở Nhà thờ Chánh tòa Đàlạt, thấy Nhà thờ nằm trên một ngọn đồi và tôi nhớ đến lời Chúa Giêsu: ‘một thành phố xây dựng trên núi không thể che giấu được. Người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, mà phải đặt trên giá để ánh sáng soi chiếu cho mọi người. Cũng vậy, sự sáng của chúng con phải chiếu dọi cho mọi người thấy, để người ta nhìn thấy đời sống, công việc tốt lành của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời’.

Nhà Thờ Chánh Tòa Đàlạt còn quen gọi là Nhà thờ Con Gà. Hình ảnh này khiến tôi liên tưởng đến tiếng gà gáy trong Phúc âm, tiếng gà thức tỉnh tâm hồn của một Phêrô chối Chúa (Phêrô là thánh Bổn mạng của mình nên tôi càng nhớ hơn).

Vậy khi một cộng đoàn sống hiệp thông, hiệp thông của tình yêu đích thực, cộng đoàn ấy sẽ trở thành tiếng thức tỉnh lương tâm con người, nhất là trong tình trạng đạo đức suy đồi của thời đại hiện nay. Cộng đoàn ấy trở thành một thành phố xây dựng trên núi cao không thể che giấu, nhưng bày tỏ khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương cho mọi người, có nghĩa một cộng đoàn hiệp thông yêu thương sẽ có khả năng loan báo Tin mừng. Đó là điều mà Hội thánh, cách riêng Giáo phận Đàlạt hết sức quan tâm.

Lịch sử Giáo hội làm chứng điều ấy: cộng đoàn Kitô hữu sơ khai ở Giêrusalem đã sống hiệp thông yêu thương nhau, đến độ người ngoại giáo lúc bấy giờ thốt lên ‘kìa xem họ thương yêu nhau là dường nào’ và cộng đoàn ngày càng gia tăng.

Lịch sử Giáo hội Việt nam cũng ghi nhận: cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên ở đất Thăng Long hiệp thông yêu thương nhau, đến độ lúc ấy người ta chưa biết đây là đạo gì, nhưng nhìn vào đời sống của cha ông chúng ta, người ta đặt tên là đạo yêu nhau, và cộng đoàn cũng càng lúc càng gia tăng.

Cho nên một cộng đoàn hiệp thông yêu thương thực sự, là một cộng đoàn có sức thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng.

Thưa anh chị em,

Hơn lúc nào hết, đây là giây phút của hiệp thông yêu thương bởi chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành Bí tích Thánh Thể. Như thánh Phaolô nói: ‘khi ta ăn bánh là ta thông phần vào Mình Chúa Kitô; khi ta uống chén là ta thông phần vào Máu Chúa Kitô. Mà khi chúng ta cùng ăn một bánh và cùng uống một chén cho nên tuy nhiều người nhưng chúng ta chỉ nên một’.

Ước gì sự hiệp thông yêu thương này được tiếp tục nối dài và thể hiện trong gia đình của anh chị em, trong Giáo xứ, trong Giáo phận của chúng ta. Khi cộng đoàn càng thực sự trở thành một cộng đoàn hiệp thông, có Chúa làm tâm điểm, hiệp thông trong tình yêu thương, thì cộng đoàn ấy càng có khả năng loan báo Tin mừng của Chúa, nghĩa là góp phần chu toàn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta”.

Sau khi cùng hiệp lòng sốt sắng dâng Thánh lễ và lãnh nhận Ơn Toàn xá trong Năm Thánh 2010, Cha Tổng Đại diện Phaolô Lê Đức Huân thay cho mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha Phêrô và Đức Cha Giảng phòng, bảy tỏ tâm tình yêu mến và vâng phục “Chúng con xin cám ơn Đức cha và hứa sẽ trở thành những người phục vụ sự hiệp thông, xây dựng sự hiệp nhất, không phải lúc này những trong suốt đời Linh mục”... “Chúng con xin ghi lại những lời giáo huấn của Đức cha, không phải ghi trên băng dĩa nhưng khắc ghi trong sâu thẳm tâm hồn mình. Xin Chúa cho chúng con trở nên những Linh mục phục vụ sự hiệp thông như những gì Đức cha đã ân cần hướng dẫn”. Cha Tổng Đại diện còn đặc biệt cám ơn các cộng đoàn tu sĩ và bà con giáo dân đã luôn yêu thương, hợp tác, hiệp nhất với nhau và với các Linh mục để xây dựng Hội thánh và cộng tác trong việc loan báo Tin mừng. Ngài ước ao “xin cho tất cả chúng ta luôn hiệp nhất với nhau để cùng xây dựng sự hiệp thông sung mãn và tích cực dấn thân tham gia mọi sinh hoạt của Hội thánh, nhất là sinh hoạt truyền giáo trong Năm Thánh của Giáo hội Việt nam và trong Năm Thánh của Giáo phận thân yêu này”.

Rất gần gũi và chân thành, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm đã bày tỏ những suy nghĩ của ngài trong lời đáp từ:

“Tôi ở Sàigòn, tuy không xa Đàlạt bao nhiêu nhưng lại ít có dịp lên đây. Lần đầu tiên được hân hạnh dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Con Gà trong một khung cảnh thật trang trọng: có Đức Giám mục Giáo phận, có Linh mục đoàn, có đông đủ quý nam nữ tu sĩ và giáo dân. Ấn tượng hôm nay sâu sắc và ở mãi trong tâm hồn tôi.

Đàlạt là vùng đất thơ mộng, khí hậu trong lành, phong cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây đã khơi nguồn sáng tác cho nhiều văn nghệ sỹ và nhiều sáng tạo văn học nghệ thuật. Tôi nghĩ vùng đất này cũng tác động đến con người: người Đàlạt hiền hòa, dễ thương, nhẹ nhàng. Tôi gặp điều đó ngay trong nhà thờ này, ngay trong kiến trúc của ngôi thánh đường này với màu sắc và ánh sáng thật dễ thương; tôi gặp điều đó trong tiếng đàn, tiếng hát của ca đoàn rất hay, không phải khen cho vui mà rất thật lòng; tôi gặp điều đó trong sự tham dự của anh chị em nhẹ nhàng nhưng tích cực vào cử hành phụng vụ.

Về mặt Giáo hội, Giáo phận Đàlạt đóng góp rất quan trọng cho Giáo hội Việt nam, có Giám mục Giáo phận là Chủ tịch HĐGM, không những là chủ chăn của anh chị em mà còn là cột trụ của Giáo hội Việt nam.

Cũng phải hãnh diện vì Linh mục đoàn của anh chị em đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương và cống hiến nhiều nhân sự đắc lực cho Giáo hội, không chỉ tại Đàlạt mà cả Giáo hội Việt nam. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các tu sĩ và giáo dân cho Giáo phận Đàlạt ngày càng phát triển, thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng cách mạnh mẽ và hiệu quả.

Một lần nữa, chân thành cám ơn tâm tình quý mến của anh chị em. Tôi chỉ xin khi nhớ đến Giám mục của anh chị em và cầu nguyện cho ngài, cho tôi ké một tý, vì tôi cũng chọn bổn mạng giống ngài là thánh Phêrô. Hết lòng cám ơn”.

Kết thúc tuần tĩnh tâm, chắc chắn khi trở về, các Linh mục sẽ mang lại một nguồn sinh khí mới cho nơi mình đang phục vụ. Vì hơn lúc nào hết, đây không chỉ là thời gian ân sủng trong Năm Thánh của Giáo hội, mà còn là thời gian ân sủng của “Năm Linh mục”.
Tứ Linh

Giao Hoi Dong Hanh cung Dan Viet !

Thư Chúc Xuân Năm Thánh và Xuân Canh Dần

Tòa Giám Mục TGP.TPHCM
T6, 22/01/2010 - 10:43
Toà Tổng Giám mục
TGP Thành phố HCM


THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN

Anh chị em trong gia đình giáo phận rất thân mến,

Xây dựng ba mối tương quan của đạo làm người

1. Vào thời điểm chuẩn bị bước vào Năm Thánh 2010, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ cộng đồng dân Chúa Việt Nam hãy dành thời gian Năm Thánh xây dựng ba mối tương quan căn bản của đạo làm người:

- thể hiện lòng thảo kính đối với Chúa là Cha trên trời cùng ông bà tổ tiên và các tiền nhân;
- phát huy tình huynh đệ hiệp nhất đối với nhau trong cộng đồng dân Chúa là anh em đồng đạo;
- mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại.

Đồng thời hãy nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng về tương lai, để tạ ơn cùng tạ lỗi và xin ơn đổi mới:

- tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban, tạ ơn ông bà tổ tiên và các tiền nhân vì đã dày công vun đắp và lưu truyền gia sản đức tin;
- tạ lỗi với Chúa, với nhau và với mọi người, vì những sai sót;
- đồng thời xin ơn giúp sức điều chỉnh và bù đắp những sai sót, bằng quyết tâm thực thi Lời Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày, nhằm làm chứng Đạo Chúa là đạo dạy làm con Cha trên trời và làm anh em mọi người trong thiên hạ.

I. Sống đạo làm con Cha trên trời

Cầu nguyện

2. Chúa Giêsu mở ra con đường cầu nguyện để gặp gỡ Cha trên trời. Gặp gỡ Chúa để lắng nghe Lời Chúa dạy, để tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban. Cầu nguyện như Chúa Giêsu dạy (xem Kinh Lạy Cha), như Giáo Hội dạy (xem 20 Mầu nhiệm Mân Côi), là nguồn nước trong lành vun tưới cho các hạt giống hồng ân của Chúa phát triển xanh tươi và đơm bông kết trái, vì sự sống dồi dào của mọi người.

Chúng ta cần cầu nguyện trong mọi nơi mọi lúc, nhất là trong lúc thử thách gian nan như lời Thánh Phaolô khuyên dạy: "Trong gian truân thử thách, anh em hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện" (Rom 12,12). Vì lẽ kiên trì cầu nguyện là con đường tiếp nhận ơn bình an và ơn hiểu biết, ơn sức mạnh và ơn đổi mới, giúp mỗi người, trong mọi hoàn cảnh, tiến bước trong đường lối khôn ngoan của Chúa Tạo Thành và Cứu Độ.

Nhận ra ân huệ Chúa ban và tạ ơn Ngài

3. Đến năm 1975, đất nước bước vào một trang sử mới với sự thay đổi chế độ chính trị. Sự thay đổi nầy dẫn đến những thay đổi trong khung nếp văn hoá xã hội kinh tế cũ, lôi kéo theo những mất mát cho Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, mất mát về dân số, về cơ sở và hoạt động bác ái xã hội. Thế nhưng hoàn cảnh mới lại là cơ hội Chúa ban cho người công giáo tập trung nỗ lực xây dựng gia đình cùng cộng đoàn trên nền móng vững chắc là Lời Chúa. Lời Chúa trong Sách Thánh, cũng như Lời cứu độ nhập thể làm người và ở lại với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, chiếu soi vào cõi nhân sinh ánh sáng chân lý tròn đầy và tình yêu vững bền, cùng thắp sáng lên niềm hy vọng vào sự sống dồi dào và hạnh phúc thật. Nhờ ơn Chúa ban, hình ảnh về một cộng đoàn tín hữu khiêm tốn làm chứng cho Lời cứu độ, đã tạo nên lối nhìn tích cực của nhiều người trong xã hội về Giáo Hội: nhìn Giáo Hội như một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của dân tộc cùng sự phát triển của đất nước.

Ơn Chúa ban cho giáo phận hồi phục và phát triển

4. Trong vài thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển về kinh tế xã hội với nhiều khu công nghiệp, nhiều khu dân cư và đô thị mới. Tình hình mới làm phát sinh những nhu cầu mục vụ mới. Trong bối cảnh xã hội đổi mới và phát triển, gia đình giáo phận từng bước phục hồi cùng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức giáo phận, cùng chung sức xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ mới. Và nhờ ơn Chúa ban, gia đình giáo phận không ngừng gia tăng và phát triển. Dầu vậy, vẫn còn có những sai sót cần được điều chỉnh và bổ sung, những quan điểm và phong cách cần được đổi mới theo như Chúa cùng Giáo Hội mong muốn.

II. Phát huy tình huynh đệ hiệp nhất trong gia đình giáo phận

5. Vì là con cái Cha trên trời, chúng ta phải phát huy tình huynh đệ hiệp nhất, nhằm cổ võ các gia đình tín hữu, cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, giáo phận, trung thành thực thi Lời Chúa dạy sống hiếu thảo, chung thuỷ và bác ái huynh đệ, hầu trở nên ngôi trường giáo dục đức tin, thành trì bảo vệ đức tin, ngọn đuốc thắp sáng đức tin. Đó là cách đền ơn đáp nghĩa ông bà tổ tiên và tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu đào để gìn giữ và lưu truyền gia sản đức tin cho các thế hệ hậu sinh.

Xây dựng tình huynh đệ liên đới nhằm đồng tâm nhất trí tạo điều kiện cho mọi người mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin qua việc học hỏi giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt Thông điệp "Tình Yêu Trong Chân Lý", giúp cho mọi người sống trong chân lý tròn đầy và trong tình yêu vững bền của Chúa Kitô. Nhờ đó dần dần trở nên người công giáo chính thực và công dân tốt, là người ý thức mở rộng tình huynh đệ, tình làng nghĩa xóm, và phát huy tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng dân tộc cùng ngôi làng thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

III. Mở rộng tình huynh đệ liên đới trong cộng đồng xã hội

Con đường đồng hành cùng dân tộc

6. Vào dịp các giám mục Việt Nam đi Ad Limina cuối tháng 6 năm 2009, Đức Bênêđitô XVI có lời nhắc nhở cộng đồng dân Chúa Việt Nam: đồng hành cùng dân tộc trên con đường lịch sử của đất nước, mọi người cần quan tâm mở rộng tình huynh đệ cùng phát huy tinh thần trách nhiệm liên đới trong cộng đồng xã hội, qua con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần xã hội, trên nền tảng sự thật và công ích, nhằm phục vụ cho sự sống con người cùng sự phát triển đất nước.

Đổi mới cách thể hiện tình huynh đệ và tình yêu đối với tổ quốc

7. Lịch sử loài người cũng như lịch sử Giáo Hội đều cho thấy có hai cách thể hiện tình huynh đệ đại đồng: một là áp đặt văn hoá ngoại lai, hai là hội nhập và phát huy văn hoá bản địa, theo mẫu gương của Thiên Chúa nhập thể làm người, như Thánh Phaolô hoặc Mathêô Ricci đã cố gắng thực hiện. Cuộc sống hôm nay còn cho thấy có hai cách thể hiện tình yêu đối với tổ quốc: một là áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường đối thoại và hợp tác nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực phục vụ cho công ích, cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền.

Đổi mới mối quan hệ xã hội

8. Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã mở ra một trang sử mới cho mối quan hệ giữa Giáo Hội với cộng đồng xã hội và văn hoá, tôn giáo và chính trị, đã đổi mới mối quan hệ xã hội từ đối đầu sang đối thoại.

Đối thoại chính thực không phải là tiếng nói của thế lực hay bạo lực, mà là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thần trách nhiệm liên đới, nhằm đi đến hợp tác xây dựng công ích cho mọi người. Kinh nghiệm cho thấy đối thoại là con đường mới mẻ, đồng thời cũng đầy trở ngại. Trở ngại lớn nhất, ngoài tư kiến và tư lợi, là tính đối kháng cố hữu trong mỗi người, cùng những hậu quả đau thương của hành vi đối đầu kéo dài trong lịch sử. Đồng thời lịch sử cũng cho thấy Chúa đã thương ban cho Lời cứu độ nhập thể làm người ở giữa chúng ta, mang ánh sáng chân lý tròn đầy cùng sức mạnh của tình thương quảng đại bao dung và khiêm tốn phục vụ, giúp con người vượt qua trở ngại, và tiến bước trên con đường đối thoại và hợp tác, vì công ích, vì sự sống toàn diện của mọi người.

Lời cầu chúc

9. Nhân dịp Xuân Canh Dần sắp đến, chúng tôi cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình, các cộng đoàn tín hữu, một Năm Mới an bình hạnh phúc và một Năm Thánh chứa chan hồng ân và tình thương của Chúa.

Mừng kính Ngôi Lời làm người ở giữa chúng ta, 25.12.2009

+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
+ ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn

Nhin Ve Nam Thanh Giao Hoi Viet Nam !


Năm Thánh Việt Nam - Hòa giải và Hy vọng


Giáo Hội tại Việt Nam “quyết tâm đào sâu và phong phú hoá sự hiệp thông trong Hội Thánh và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính trực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.” (ĐTC Bênêđictô XVI)

NĂM THÁNH – HOÀ GIẢI VÀ HY VỌNG

Năm nay ngày quốc tế chống tham nhũng (8-12) diễn ra cùng lúc với Hội Nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen. Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức cả hai hội nghị này để tìm kiếm phương thức chống lại tác hại tàn phá môi trường sống của nhân loại trên hành tinh này.

Hai sự kiện quan trọng này diễn ra cùng lúc cho thấy giữa tham nhũng và tàn phá môi trường có mối liên quan hỗ tương. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong thông điệp nhân ngày quốc tế chống tham nhũng đã nhấn mạnh: “Đừng để tham nhũng giết chết phát triển.”

Rồi những hội nghị quốc tế rầm rộ này cũng qua đi. Vấn đề là sau hội nghị đó có được những biến đổi tích cực nào, hay cũng chỉ là những khẩu hiệu hô lên rồi để đấy. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vừa công bố bảng chỉ số tham nhũng 2009, theo đó Việt Nam vẫn đứng thứ hạng 120/180. Hội nghị Copenhaghen về biến đổi khí hậu là một lời nhắc nhớ đừng huỷ hoại mội trường sống của mình và nhân loại. Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm mất đi 51.000ha rừng. 80% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng (nguồn, báo Thanh Niên, 9-12-2009).

Đã qua rồi đêm diễn nguyện mừng khai mạc Năm Thánh thật ấn tượng do mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức trên một quảng trường rộng gần 11.000m2 ngay trước phế tích nhà nguyện Đại Chủng Viện Kẻ Sở. Cũng qua rồi Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội với hơn 30 giám mục, hơn 400 linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ chủng sinh, và khoảng 70000 giáo dân đến từ ba miền đất nước. Rồi những ngày Khai Mạc Năm Thánh tổ chức tại các Giáo Phận, các giáo hạt, giáo xứ cũng qua đi. Dư âm còn lại chăng phải là lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Sài Gòn: “Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài – dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh: mẩu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ…”

Năm Thánh là thời gian dành đặc biệt cho Chúa là đấng Thánh. Mỗi người tín hữu phải thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa làm chủ cuộc đời mình về mọi mặt. Đây cũng là thời gian tốt nhất để tập thể Giáo Hội cũng như cá nhân mỗi người dừng chân nhìn lại để thấy rõ chính mình hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dừng chân để sám hối, hoà giải và khơi lên niềm hy vọng. Đó chính là chủ đề của Năm Thánh 2010 được Đức Hồng Y Etchégaray phát biểu trước Thánh lễ khai mạc: “Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.”

HOÀ GIẢI

Theo Đức Hồng Y Etchégaray, thế giới ngày nay đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau, có sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau, cho nên tất cả mọi người đều mong ước có sự hoà giải đích thực. Các Đức Giám Mục Việt Nam đã can đảm nhấn mạnh tới điều này. Nhờ đó chúng ta có thể nối lại tình huynh đệ với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.

Đức Thánh Cha Benêđictô XVI trong sứ điệp gởi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 cũng nói đến điểm quan trọng này: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ.”

Bài chia sẻ với cộng đồng Dân Chúa trong Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa (vì lý do sức khỏe, Đức Cha không thể giảng được, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đọc thay) cũng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngỏ lời với những ai không cùng niềm tin tôn giáo:

“Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân trong dịp đại lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công giáo. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng thực ra, sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm.

Qua ngày khai mạc Năm Thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.”

Đức Giám Mục chân thành khiêm tốn nhìn nhận công khai rằng:

“Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.”

Trong diễn văn khai mạc Năm Thánh, Đức Cha chủ tịch HĐGMVN cũng đưa ra lời kết: “Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn còn đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình…”

Lời sám hối hoà giải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, do giáo phận Thanh Hóa đại diện dọc trong nghi thức khai mạc đêm diễn nguyện Năm Thánh đã cụ thể hoá những nét chính yếu mà Giáo Hội cần sám hối. Thật bồi hồi xúc động khi nghe những lời “thú tội trước bình minh”:

“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội! Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!

- Xin lỗi Chúa: Giáo Hội Chúa thiết lập là Giáo Hội Duy Nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Thánh Thiện, nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng…

- Xin lỗi nhau: Chúng ta đã vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, khai trừ nhau. Chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như Lời Chúa dạy. Chủ chăn xin lỗi con chiên. Giáo dân xin lỗi linh mục. Bề trên xin lỗi bề dưới. Bề dưới xin lỗi bề trên. Vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.

- Xin lỗi anh em đồng bào: Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”

Đức Hồng Y Gioan Baotixita trong đêm khai mạc Năm Thánh của Giáo phận Sài Gòn cũng ngỏ lời với cộng đoàn: “Chúng ta không thể phủ nhận đã phạm sai sót trong quá khứ và hiện tại. Kỷ niệm 50 năm Hồng Ân là dịp để nhìn lại, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…”

Những lời xin lỗi đó không phải chỉ để “nói đại diện” hay chỉ người đại diện nhận lỗi, còn tất cả đều… vô tư! Nhưng đó phải là lời thú nhận của mỗi người, của từng người trong suốt Năm Thánh này. Nhận lỗi để không còn mắc lỗi nữa, để không còn đi vào vết xe đổ của quá khứ.

Thật là đẹp biết bao, lời chứng hùng hồn biết bao khi “Chủ chăn xin lỗi con chiên. Bề trên xin lỗi bề dưới. Cha mẹ xin lỗi con cái…” Người trên đã khiêm tốn cúi xuống nhận lỗi vì nhiều lần đã không gần gũi lắng nghe tiếng nói của những kẻ “bé cổ thấp họng”, nhiều lần đã có những quyết định nóng vội “nhân danh đức vâng lời” mà kẻ dưới chỉ biết cúi đầu “xin vâng”, nhiều lần đã chỉ nghe báo cáo, nghe dư luận mà không cho kẻ dưới có cơ hội trần tình nỗi oan khiên. “Không lắng nghe, không đối thoại” nên đã không hiểu nhau và làm khổ nhau, “làm cho nhau buồn lòng” hết năm này đến năm kia. Có khi… suốt cả đời người! Chờ đến khi nằm xuống mới nhận được lời minh oan thì đã… quá muộn màng!

Hình ảnh những thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong tập thể bắt tay làm hoà với nhau trong Năm Thánh này càng phải đề cao hơn nữa. Dù “Năm Giáo Dục Gia Đình” đã qua đi cách lặng lẽ, nhưng những vấn đề của gia đình, của cộng đoàn vẫn còn đấy! Anh em trong một nhà, đồng môn, đồng nghiệp, đồng đạo đã xử với nhau “cạn tầu ráo máng”. Đôi khi còn tệ hơn những người ngoài công giáo nữa. Con chiên “sát phạt” chủ chiên không tiếc lời. Có buồn không, khi những “kẻ ngoại đạo” lại đối xử với ta nhân bản hơn những “người trong đạo”? Mọi thành viên cùng sám hối và coi lại cách xử sự với nhau, ít nhất là cho có tình người. Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ “bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng chính là những giá trị Phúc Âm. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương đức Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ”, và ta mới có thể “làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa chúng ta.”

Xin lỗi rồi thì phải tha lỗi. Không đổ lỗi, chữa lỗi hay bắt lỗi nhau nữa. Không còn “kỳ thị nhau, loại trừ nhau” nữa. Đó mới thật là con đường hoà giải. Đi vào con đường đó, ta mới xứng đáng lãnh nhận ơn Toàn Xá trong Năm Thánh. Nhưng than ôi! Thân phận con người yếu đuối, đầy tham sân si. Làm sao tha thứ thật lòng, xoá bỏ mọi thành kiến và quên đi những vết thương lòng được?

Trong sứ điệp của Bộ Phúc Âm hoá các Dân Tộc, Đức Hồng Y Ivan đã: “cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc…”

Vâng, chỉ khi nào mỗi người biết quay trở về “điểm xuất phát” là Chúa Kitô, để tình yêu Chúa chiếm hữu, để Đức Kitô sống trong mình như Phaolô, lúc đó ta mới có thể làm một cuộc sám hối hoán cải tận căn, bằng không lại chỉ là những nghi thức làm theo phong trào, hay phút giây cảm xúc hồ hởi chóng qua.

NIỀM HY VỌNG

Mục tiêu thứ hai của Năm Thánh, đó là Niềm Hy Vọng. Theo ĐHY Etchégaray, vì chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, phải đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, thậm chí có “những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng”, cho nên đòi hỏi phải có sự can đảm. Niềm hy vọng không phải là chuyện mơ tưởng hão huyền.

Đức Hồng Y nhấn mạnh: “Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời. Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta. Một cộng đoàn và một giáo hội được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và tình huynh đệ. Chính vì thế chúng ta bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính… Tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này… Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để giáo hội Việt Nam trở thành giáo hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời! Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy!”

Để nuôi dưỡng niềm hy vọng đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã gửi tới cộng đoàn mong ước, thao thức của mình trong thư công bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận: “Chúng tôi mong ước mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương”, “người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”

Viết lại định nghĩa trên không phải bằng bút mực, không phải bằng những biểu ngữ giăng ngập đường phố, nhưng bằng chính hành động, bằng chính cách sống của mỗi người, như Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN nêu lên chứng từ của các tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long trong diễn văn khai mạc năm Thánh: “Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoại gọi họ là những người theo ‘Đạo của Tình Yêu’.”

Viết lại định nghĩa đó bằng “quyết tâm đào sâu và phong phú hoá sự hiệp thông trong Hội Thánh và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính trực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.” (ĐTC Bênêđictô XVI).

Niềm hy vọng sẽ thực sự bừng sáng trong Năm Thánh này khi những ngày khai mạc rầm rộ qua đi mà vẫn còn để lại dư âm trong lòng người tham dự lời nhắn nhủ của Đức cha Chủ Tịch HĐGMVN: “cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận mình được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đã truyền dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).

Để kết, xin mượn lời cầu chúc của ĐHY Ivan Dias Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc, “Nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đã đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hãy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xã hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hãy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5).
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS