Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Than Dong Viet Nam xa xu (http://tuoitre.com.vn)


Ngọc Diễm vui đùa cùng em trai (ảnh do gia đình cung cấp)


Tài trí Việt
Thứ Bảy, 16/02/2008, 00:11 (GMT+7)

Tài trí Việt

8 tuổi, sử dụng được… 11 ngôn ngữ!

TT - Một cô bé Mỹ gốc Việt vừa được bình chọn trong số 10 thiếu niên Mỹ đáng được noi theo trong năm 2008.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tạp chí Forbes vừa đưa ra danh sách 10 nhân vật tuổi thiếu niên đáng để giới trẻ Mỹ học hỏi trong năm 2008. Kèm theo bản danh sách này là một bài phân tích, nhận định khái quát chung về lối sống của tầng lớp trẻ hiện nay cũng như giới thiệu những điển hình lành mạnh, xuất sắc để mọi người noi theo của tác giả Alyson Papalia.

Bên cạnh những tên tuổi đã khá nổi tiếng trong giới teen Mỹ gần đây như Miley Cyrus, Malcolm David Kelly, Nick Jonas… có một cô bé gốc Việt xinh xắn! Wendy Võ (tên Việt do cha mẹ đặt là Võ Thị Ngọc Diễm) được giới thiệu có năng khiếu sáng tác nhạc và sử dụng 11 ngôn ngữ tuy chỉ mới... 8 tuổi!

Thử đánh tên "Wendy Vo" trên trang Google, nhận được kết quả tới 163.000 trang web chứa thông tin về nhân vật này. Tiếp tục kiểm chứng trên Youtube, nhận thấy Diễm quả sử dụng khá lưu loát tiếng Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Hoa… và thậm chí còn đọc được cả những ngôn ngữ trên!

Tuổi Trẻ đã liên lạc và có cuộc trao đổi ngắn qua email với nha sĩ Võ Minh Oai (phụ huynh bé Ngọc Diễm, hiện sinh sống và làm việc tại Charlotte, Bắc Carolina, Mỹ). Nha sĩ Oai xác nhận việc cháu Diễm (sinh ngày 20-7-1999) có khả năng sử dụng được 11 ngôn ngữ là hoàn toàn có thật, trong đó ngôn ngữ mà cháu thông thạo nhất là tiếng Anh, Việt và Tây Ban Nha (các ngôn ngữ khác gồm có: Pháp, Bồ Đào Nha, Nhật, Ả Rập, Nga, Quan Thoại, Quảng Đông và Hindi).

Điều khiến anh Oai tự hào nhất là việc Diễm nói rất sõi tiếng Việt, không bị lơ lớ như nhiều trẻ em Việt khác lớn lên tại Mỹ. "Chúng tôi luôn cố gắng sử dụng ngôn ngữ quê nhà và nhắc về tổ tiên, nguồn gốc của mình mỗi khi quây quần cùng nhau để các cháu không quên nguồn cội" - anh Oai cho biết.

Lý do Ngọc Diễm biết được nhiều ngôn ngữ, theo cha của bé, cũng rất tình cờ và thú vị. Tại phòng khám nơi anh làm việc có rất nhiều nhân viên, khách hàng thuộc những sắc dân khác nhau... và anh cũng thường dẫn cháu tới đây chơi.

Vô tình trong một lần đi ngang chỗ con gái đùa giỡn, anh phát hiện cháu Diễm đang liến thoắng cùng một bệnh nhân bằng thứ tiếng khá lạ tai (sau này anh mới biết đó là tiếng Nga). Điều kỳ lạ là cháu nói với giọng điệu rất tự nhiên.

Sau đó anh Oai mới bắt đầu để ý và nhận ra cháu Diễm không ngừng chú ý, học hỏi thêm những loại ngôn ngữ khác từ mọi người. Anh cho biết việc học ngoại ngữ đối với cháu Diễm là hoàn toàn mang tính tự nguyện và do yêu thích là chủ yếu. Anh Oai cười chia sẻ: "Con bé ham học thì chúng tôi vui lắm. Nhưng vừa rồi cháu lại xin cho học thêm tiếng Đức nữa thì chúng tôi cũng không khuyến khích. Sức người có hạn, chúng tôi khuyên cháu chỉ nên tập trung học tốt những môn học bây giờ. Và rất mừng khi cháu đã hiểu và nghe lời mọi người".

Thời gian rảnh Diễm thường chơi đàn organ để giải trí, và đã từng sáng tác nhiều bài hát dành tặng người thân trong gia đình (hiện số bài hát mà cô bé sáng tác đã mấp mé con số... 45!). Rất thương cậu em trai bé bỏng của mình, Diễm từng soạn một bài nhạc tên Little Guava để dành tặng dịp sinh nhật em (có thể tìm nghe trên itune hoặc emusic). Dẫu vậy, cô bé vẫn bị than phiền không ít về việc tranh giành đồ chơi và bánh kẹo với em mình.

Tuy Diễm chưa về Việt Nam lần nào nhưng anh Oai hi vọng sẽ sớm đưa Diễm và em trai về quê hương thăm ông bà nội, ngoại ở Vĩnh Long và Cần Thơ. "Diễm nghe nói ông ngoại sẽ cho đất nếu về Việt Nam thì lấy làm thích thú lắm, vì cháu muốn thử một lần đi cày ruộng giống mấy chị nông dân mà cháu thấy trên tranh vẽ, tivi..." - anh Oai giải thích. Ngoài ra, Diễm cũng rất thích những món ăn Việt do mẹ nấu ở nhà như canh chua và phở. Anh kể tết năm nay, cả nhà đã may cho cô bé vài bộ áo dài để "diện" và nhận tiền lì xì.

"Cháu Diễm thích trở thành bác sĩ và nhạc sĩ. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn còn nhỏ nên mọi người chưa đưa lời khuyên được. Dẫu vậy, nếu cháu muốn trở thành nhạc sĩ thì sẽ luôn có một khán giả nhiệt tình đi theo ủng hộ, đó chính là… ba của cháu!" - anh Oai kết thúc câu chuyện bằng một câu nói nhẹ nhàng và hài hước.

CÔNG NHẬT

"DIEU KY DIEU VIET NAM" (http://tuoitre.com.vn)


Chị em Dung Van Nguyen - Ảnh: Westrich/ Deutschland Magazine

Người Việt xa quê
Thứ Bảy, 07/11/2009, 05:10 (GMT+7)

“Điều kỳ diệu Việt Nam”

TT - Thế hệ thứ hai của những người Việt Nam tại Đức học hành rất thành công. Nỗ lực học tập của các em được ghi nhận trong bài viết của tác giả Martin Spiewak trên tạp chí Deutschland (Nước Đức) số tháng 9. Tuổi Trẻ trích giới thiệu.

Ông hiệu trưởng Detlef Schmidt - Ihnen của Trường cấp III Barnim ở Đông Berlin rất hài lòng về kết quả trong kỳ thi Olympic toán. Sáu học sinh của ông đã đạt điều kiện để tham gia vòng tiếp theo cấp khu vực. Thành tích này không hẳn là đặc biệt đối với Trường cấp III Barnim ở Đông Berlin vì trường này luôn chú trọng tới các môn khoa học tự nhiên. Nhưng vấn đề nảy sinh là phải phát âm đúng tên của những học sinh đoạt giải như thế nào.

Cô bé học lớp 7 là Tran Phuong Duyen hay Duyen Tran Phuong? Tương tự như Duc Dao Minh, cậu học trò lớp 10. Ông Detlef Schmidt-Ihnen thường xuyên vấp phải khó khăn này vì 17% học sinh của ông đến từ các gia đình Việt Nam, con số ở lớp nhỏ tuổi hơn là trên 30%. “Nhiều em học rất tốt, đặc biệt là môn khoa học và toán” - ông hiệu trưởng nhấn mạnh. Học sinh giỏi toán nhất trường cũng là người gốc Việt Nam.

Giỏi hơn cả người Đức

Không có nhóm dân di cư nào đến nước Đức học tập tốt hơn dân Việt Nam: khoảng 50% con cái họ đậu vào các trường trung học, tức là theo tỉ lệ sẽ có nhiều học sinh đỗ vào trường đại học hơn người Đức. “Sức học của các em học sinh Việt Nam đối lập với những em nhỏ có nguồn gốc di cư khác. Điều kỳ diệu thường diễn ra ở Mỹ, nay đang lặp lại ở Đức” - Karin Weiss, chủ tịch Ủy ban Các vấn đề nước ngoài ở Brandenburg, hồ hởi.

Hầu hết người Việt Nam sống ở Đức kinh doanh buôn bán nhỏ. Rào cản ngôn ngữ khiến họ khó tìm được việc thông thường. Vì vậy, họ phải làm việc 60 giờ/tuần, làm các việc như thợ nề, bán hàng hoa hay bán hàng ngoài chợ nên con cái họ thường phải giúp cha mẹ.

Dung Van Nguyen cùng gia đình sống ở nhà dành cho người tị nạn trong nhiều năm. Em không có những kỷ niệm tồi tệ về thời thơ ấu, ít ra quanh em cũng có nhiều bạn để chơi, còn cha mẹ em thì ngược lại.

Họ bị ám ảnh bởi cái bếp tập thể, sự chật chội và những trận cãi vã giữa những người khác chủng tộc cùng khu nhà. Dù vậy, có một nơi mà họ không bao giờ để thiếu: đó là góc học tập của con cái mình.

Như hầu hết các bậc cha mẹ người Việt Nam khác, họ cho con đến lớp mẫu giáo sớm để học tiếng Đức. Bây giờ, Dung học Trường cấp III ở Potsdam, là một trong những học sinh giỏi nhất của lớp với điểm trung bình là 1,5 (xét thang điểm từ 1-6, điểm 6 là trượt). Mùa hè năm ngoái, quỹ hỗ trợ các học sinh nhập cư có năng khiếu mang tên Start Foundation đã tặng học bổng cho cô bé 14 tuổi này. Khoảng 30% số học sinh được chọn ở Đông Đức là người Việt Nam. Chị em của Dung cũng đều học rất giỏi.

Dù học giỏi vậy nhưng phòng của các em không đầy sách, cũng chẳng có những trò chơi điện tử hỗ trợ học hành. Một tivi màn hình phẳng lớn trong phòng khách đối diện với bàn thờ, lúc nào cũng hương khói nhớ về tổ tiên. Phòng ở chật chội chất đầy thùng cactông chứa chai nước ngọt để cha mẹ bán hàng.

Người cha nói thứ tiếng Đức khó nghe. Vì vậy các con gái của ông dịch giúp câu chuyện về gia đình họ. Ông Nguyễn đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô và nộp đơn xin cư trú ở Đức sau khi liên bang này tan rã. Nhiều năm sống trong tâm trạng lo lắng, cuối cùng họ được phép ở lại nếu chứng minh có đủ tiền để trang trải cuộc sống.

Vậy là ông và vợ phải làm việc cật lực từ sáng sớm tới 22g đêm, đứng sau quầy bán hàng ăn. Suốt nhiều năm, Dung phải chăm em vì cha mẹ đi làm từ sáng sớm tới tối mịt mới về. Dù vậy, các con của ông Nguyễn vẫn học tốt và đem những điểm cao về khoe cha mẹ.

Chúng tôi muốn con mình học giỏi

Sao con ông học giỏi vậy, ông Nguyễn? Lần đầu tiên người đàn ông có dáng vất vả này mỉm cười. Ông có vẻ thích thú với chủ đề này. Câu trả lời đơn giản đến bất ngờ: “Vì tất cả cha mẹ Việt Nam đều muốn con mình học giỏi”.

“Giáo dục là tài sản có giá trị nhất đối với các gia đình Việt Nam” - bà Karin Weiss lý giải. Ngay cả khi cha mẹ có rất ít thời gian sau một ngày lao động vất vả, họ vẫn hỏi con mình về việc học hành, làm bài tập. Bà Weiss biết những gia đình Việt Nam có mức sống chỉ hơn mức nghèo một chút, vẫn chắt chiu từng đồng bạc để cho con đi học lớp tốt. Dù không cần phải như vậy, nhưng Dung và các anh chị em vẫn được cha mẹ hỗ trợ tối đa. Các em có máy tính để học. Khi muốn học piano, ngay lập tức cha mẹ mua về nhà cây đàn.

Tính ham học của người Đông Á là món quà quý giá nhất họ mang đến từ quê hương. Họ thường nói: “Có chí thì nên” hay “Tôi muốn con cái tôi có cuộc sống tốt hơn những gì chúng tôi đã trải qua”. Khi người Việt gặp nhau, câu đầu tiên họ hỏi thường là: “Con cái anh/chị học hành thế nào?”.

Với thế hệ trẻ, họ phải sống giữa hai nền văn hóa. Tiếng Đức của những đứa con quá khó để cho cha mẹ họ hiểu, còn tiếng Việt của những bậc cha mẹ thì các con lại không hiểu. Vì vậy khi gặp phải vấn đề tâm lý phức tạp, họ không biết dùng từ ngữ gì để nói nên gây tình trạng căng thẳng giữa các thành viên. Nhưng đây chỉ là những trường hợp cá biệt.

Đa phần các gia đình Việt Nam vẫn giữ được truyền thống và tinh thần san sẻ ấm cúng. Con cái tôn trọng cha mẹ và có ước vọng lớn lao học tập để trở thành thành viên của tầng lớp cao trong xã hội Đức.

H.NGUYÊN lược dịch
Các tin khác
“Góc Hà Nội mới” ở Seoul - (07/11)
Ông Tô Huy Rứa gặp gỡ cộng đồng người Việt tại LB Nga - (07/11)
GS Trịnh Xuân Thuận đoạt giải thưởng khoa học UNESCO - (06/11)
Halloween - đèn lồng bí đỏ xứ người - (27/10)
“Cú đánh chết người” vào một sinh viên Việt tại Mỹ - (26/10)
Người Việt ở Nga: Lo miếng ăn , khổ chuyện học - (17/10)
Hàng chục tiểu thương và nhà báo bị bắt giữ tại chợ Vòm - (17/10)
Niềm vui tuổi già ở Cali - (26/09)
Một điệu nhảy, nhiều tình thương - (26/09)
Nuôi con bằng bún mắm, bún bò - (12/09)

Góc ảnh Quê hương

300 quan khách dự kỷ niệm 64 năm Quốc khánh VN tại Đức

TT - Tổng lãnh sự quán VN tại Frankfurt am Main (CHLB Đức) vừa tổ chức kỷ niệm 64 năm Quốc khánh VN. Tham dự lễ có gần 300 quan khách gồm đại diện chính phủ bang Hessen, các bộ kinh tế, khoa học, tư pháp bang Hessen, đại diện chính quyền thành phố Frankfurt, tổng lãnh sự các nước tại Frankfurt và nhiều doanh nghiệp Đức cùng đông đảo bà con Việt kiều, sinh viên VN đang sinh sống, làm việc và học tập tại CHLB Đức.

Xem tiếp...



Việt Nam và những người bạn Norifumi Nagai: “vì người Việt giàu lễ nghĩa…”
Du lịch Việt Nam Hội chợ triển lãm "Festival biển Nha Trang 2007"
Thư phương xa
Ngày tốt nghiệp của con
“Thiên chức” của con
Tài trí Việt
8 tuổi, sử dụng được… 11 ngôn ngữ!
Nghĩa dầu khí và Quĩ Ánh Dương
Bản sắc Việt
Chúng tôi sẽ đi xe buýt, nếu…
Một bài giáo dục công dân rất hay!
Người Việt trẻ

14 tuổi đậu đại học âm nhạc Đức
Người nối nhịp cầu Thái - Việt
Những sứ giả giới thiệu hình ảnh Việt Nam
Chàng trai Việt tại Grinnell
Thủ khoa người Việt trên xứ sở hoa anh đào

SU DIEP "YEU THUONG CUOI CUNG" cua VUA NHAC ROCK - Michael Jackson

Michael Jackson trong buổi tập tại sân khấu Trung tâm Staples ở Los Angeles (Mỹ)- Ảnh: imdb


Văn hóa - Giải trí
Thứ Bảy, 07/11/2009, 06:25 (GMT+7) (http://tuoitre.com.vn)

Từ sách từ phim
Yêu thương là sự thật cuối cùng

TT - This is it (*) tập hợp những gì tuyệt vời nhất trong âm nhạc của Michael Jackson. Hơn thế, bộ phim là một hình ảnh Michael Jackson không phải ai cũng từng được biết. Một Michael nói những lời của chính anh chứ không phải lời của người khác buộc cho mình.

Chính vì vậy, This is it có thể làm bạn ứa nước mắt vì cảm phục, lẫn vì bạn - trong mối bòng bong của các tin tức truyền thông - có thể chưa bao giờ hiểu đúng Michael.

Chọn lọc những thước phim quay các buổi luyện tập của vua nhạc pop cho show diễn This is it, bộ phim của đạo diễn Kenny Ortega khiến khán giả như được có mặt ở khán đài của tổ hợp sân khấu O2 Arena (London, Anh) xem buổi diễn chính thức của Michael Jackson. Nhưng khán giả, may mắn hơn cả thế, vì không chỉ được nhìn thấy Michael trên sân khấu mà cả trong đời thật của anh - trong công việc, qua những hành xử của anh với êkip làm việc.

"Hãy dạo đoạn này chầm chậm như anh đang lê ra khỏi giường", "Ðừng, đừng đánh nốt đó", "Xin lỗi, tôi chưa quen với việc đeo máy trợ tai...", "đừng bắt tôi hát to hơn, tôi cần giữ giọng", "sao mọi người lại làm thế với tôi?", "Chúa cầu phúc cho các bạn"... - trao đổi với dàn nhạc, tổ ánh sáng, bộ phận âm thanh...

Michael nói những lời ấy với tất cả sự dịu dàng và khiêm tốn, không có cái bóng của hào quang, của danh hiệu "ông vua" nào trong cách anh giao tiếp. Và thật buồn khi phải nói dường như có thể nhìn thấy, đằng sau tất cả sự cẩn trọng đầy ấm áp của anh, còn là cái bóng của những tổn thương, va đập mà anh từng chịu đựng...

Không chỉ hiểu âm nhạc của mình đến từng nốt, cầu toàn trong từng bước nhảy, chính sự nhẹ nhàng trong giọng nói, sự tử tế trong cử chỉ, thái độ của Michael khiến người xem cảm được trái tim tràn đầy tình yêu của anh với mọi người xung quanh, với những cộng sự mà anh xem như một gia đình và với chính khán giả.

Những thước phim 3D nào đã được quay cho ca khúc Thriller, những thông điệp ý nghĩa nào Michael đã lồng vào ca khúc Earthsong, những điệu nhảy sáng tạo nào cho Beat it, những nốt nhạc cần cao "không thể cao hơn" cho I just can’t stop loving you...

Tất cả sẽ được hé mở đằng sau sự hoành tráng của show diễn - giấc mơ chưa thành sự thật của Michael. Nhưng một sự thật khác đã được nhìn thấy: một tinh thần làm việc đầy trách nhiệm và sáng tạo mà bất cứ người nghệ sĩ nào cũng nên học hỏi.

"...Tình yêu như sự thật cuối cùng của trái tim", Michael từng nói như thế về ước mơ và ngày mai. Nhưng người hâm mộ của anh, đợi đến khi anh qua đời, có thể mới tin từ tận cùng trái tim: Michael đã hết lòng cho thông điệp ấy đến thế nào. Và sự thật cuối cùng về anh không gì khác là lòng yêu thương - với âm nhạc, con người và hành tinh đang cần được cứu rỗi này.

KHẢ LINH

(*) Tên tiếng Việt: Ðó là anh, công chiếu tại VN từ 6-11.

THONG TIN TU RADIO VATICANO




Người Việt Nam đầu tiên làm Giám Mục tại Canada








VATICAN. Lần đầu tiên một người Việt Nam được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM tại Canada, đó là
Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, tân GM Phụ tá Tổng giáo phận Toronto.


Thông cáo công bố hôm 6-11-2009, của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu thuộc tổng giáo phận Toronto, năm nay 43 tuổi, sinh ngày 8-5-1966, thuộc dòng tộc một trong các thánh Tử Đạo Việt Nam. Năm 15 tuổi, ngài rời Việt Nam và đến Canada quả ngả Nhật Bản.
Sau khi đậu kỹ sư điện ứng dụng (Bachelor of Applied Science in Electrical Engineering) tại Đại học Toronto, năm 1993, thầy Hiếu gia nhập Đại chủng viện thánh Augustino cũng tại Toronto và đậu Cử nhân Thần học (Master of Divinity) tại đây. Thầy Vinh Sơn Hiếu thụ phong linh mục ngày 9-5-1998.
Sau đó cha Hiếu lần lượt đảm nhận các công tác Phó Xứ thánh Patrick ở Mississauga (1998-2001); quản nhiệm giáo xứ thánh Monica ở Toronto (2001-2003), Cha sở giáo xứ thánh Cecilia và Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Toronto (2003-2005).
Năm 2005, cha Hiếu được cử đi Roma du học, cư ngụ tại trường Canada, và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng thánh Tômaso Aquino năm 2008. Trở về nước, Cha Vinh Sơn Hiếu làm Phó Chưởng Ấn kiêm Phó Đại diện tư pháp của Tổng giáo phận.

ĐTC bổ nhiệm Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm GM hiệu tòa Ammaedara, Phụ tá Tổng giáo phận Toronto, là giáo phận lớn nhất tại Canada với gần 1 triệu 900 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 5.560.000 dân cư, với 224 giáo xứ, 835 LM triều và dòng, 110 phó tế vĩnh viễn, gần 1.180 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2009 của Tòa Thánh.

Cùng được ĐTC bổ nhiệm làm GM Phụ tá tổng giáo phận Toronto hôm 6-11-2009 có cha William Terrence McGrattan, 53 tuổi (1956) thuộc giáo phận London, Canada, Giám đốc Đại chủng viện thánh Phêrô thuộc giáo phận London từ 12 năm nay (1997) (SD 6-11-2009)

G. Trần Đức Anh OP