Công đoàn ngành GTVT TP.HCM: Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông
Cập nhật, 08:47, Thứ Năm, 06/09/2012 (GMT+7)
Vừa qua, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Sở GTVT TP phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, văn hóa giao thông nhân tháng cao điểm thực hiện đảm bảo ATGT - tháng 9 năm 2012.
Bà Nguyễn Thị Ngoãn, Chủ tịch Công đoàn Sở GTVT TP.HCM cho biết, đã thành thông lệ, cứ đến tháng 9 hàng năm, Công đoàn Sở GTVT đều chú trọng tổ chức tuyên truyền về văn hóa giao thông cho cán bộ công chức và đoàn viên thanh niên.
400 đoàn viên thanh niên tham gia tuyên truyền về văn hóa giao thông trên đường phố TP. HCM
Cuộc tuyên truyền này nhằm vận động CNVC-LĐ ngành GTVT TP gương mẫu chấp hành Luật Giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, văn hóa giao thông; đồng thời tích cực hưởng ứng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
Nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm cộng đồng và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT, tích cực tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt, nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn và giảm những thiệt hại do TNGT gây ra.
Năm nay, buổi lễ phát động tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, có 400 người là lực lượng đoàn viên TN của Sở GTVT tham gia tuyên truyền theo 4 lộ trình. Mỗi lộ trình gồm 100 đoàn viên thanh niên sử dụng xe gắn máy, mang khẩu hiệu tuyên truyền, mặc áo thanh niên tình nguyện có in những khẩu hiệu tuyên truyền tại một số tuyến đường trên địa bàn TP như: Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cầu Bình Triệu - Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu-Hoàng Văn Thụ- Nguyễn Văn Trỗi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa...
Ngoài ra, nhóm đoàn viên thanh niên còn tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng, kết hợp tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa giao thông tại ga Sài Gòn. Theo kế hoạch, công tác tuyên truyền sẽ tiếp tục thực hiện vào ngày thứ ba hàng tuần cho đến hết năm 2012. Để có kinh phí hoạt động, Công đoàn Sở GTVT đề nghị Ban ATGT TP hỗ trợ trang bị áo thanh niên tình nguyện có in khẩu hiệu và tài liệu tuyên truyền.
Cũng nhân tháng cao điểm thực hiện đảm bảo ATGT tháng 9-2012, Công đoàn – Đoàn TN của Sở GTVT TP kêu gọi toàn thể CNVC-LĐ, đoàn viên công đoàn, thanh niên ra sức thi đua, tham gia các hoạt động đảm bảo trật tự ATGT, thực hiện tốt nếp sống văn hóa giao thông theo hành vi cụ thể như: có hành vi ứng xử văn hóa giao thông thân thiện, không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu...
Đỗ Loan
Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012
BÀI CA VỀ TIỀN (Mamon, money) by bapgioan sưu tầm
Sức mạnh của tiền quả thật đáng sợ ?
Vậy mới nói: Tiền là tiên là phật,
là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già,
là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân,
là cán cân của công lý.
Tiền có thể là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại trở thành ông chủ xấu. Tiền có thể xây dựng, nhưng cũng có thể phá đổ. Có thể phát triển nhưng cũng có thể huỷ diệt mọi công trình vật chất cũng như tinh thần. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa nữa. Vì thế, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Ta vẫn nghe nói, có tiền mua tiên cũng được.
Nhưng chưa chắc, vì:
Tiền có thể mua được lương thực, nhưng không mua được no ấm.
Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được đồ dùng, nhưng không mua được niềm vui
Tiền có thể mua được máu, nhưng không mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua được sách, nhưng không mua được kiến thức.
Tiền có thể mua được kiến thức, nhưng không mua được nhân cách.
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức.
Tiền có thể mua được phương tiện, nhưng không mua được mục đích.
Tiền có thể mua được quyền, nhưng không mua được trân trọng.
Tiền có thể mua được hưởng thụ, nhưng không mua được bình an.
Tiền có thể mua được phục vụ, nhưng không mua được chăm sóc.
Tiền có thể mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Tiền có thể mua được máy nghe, nhưng không mua được chia sẻ.
Tiền có thể mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Tiền có thể mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Tiền có thể mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Tiền có thể mua được hoả ngục, nhưng không mua được thiên đàng.
Tiền có thể mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa.
Được hay không tuỳ thuộc vào cách sử dụng tiền bạc của mỗi người.
Nhưng hãy cẩn thẩn, vì:
Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Để đề phòng, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ kỹ lưỡng: “đừng mang theo hai áo, bánh, bị, giày dép, hay tiền dắt lưng” (Mc 6,8). “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Kết quả: “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Tham lam được trá hình bằng cách tích góp để…xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình. Anh thản nhiên khi Chúa Giêsu loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Thiên Chúa đã thành vật sát tế cho tính tham lam của con người. Thánh Phaolô nói : “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9). Biển báo đỏ bảo ta đừng lại: “Giuđa đã đi thắt cổ" (Mt 27,5).
Tiền có thể làm cho ta trở nên tham lam. Bằng cách đầu cơ tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng, mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai.
Ta hãy nhớ, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Sách Sáng thế cho biết, Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp, và phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Sức mạnh của tiền quả thật đáng sợ ?
Vậy mới nói: Tiền là tiên là phật,
là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già,
là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân,
là cán cân của công lý.
Tiền có thể là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại trở thành ông chủ xấu. Tiền có thể xây dựng, nhưng cũng có thể phá đổ. Có thể phát triển nhưng cũng có thể huỷ diệt mọi công trình vật chất cũng như tinh thần. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa nữa. Vì thế, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Ta vẫn nghe nói, có tiền mua tiên cũng được.
Nhưng chưa chắc, vì:
Tiền có thể mua được lương thực, nhưng không mua được no ấm.
Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được đồ dùng, nhưng không mua được niềm vui
Tiền có thể mua được máu, nhưng không mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua được sách, nhưng không mua được kiến thức.
Tiền có thể mua được kiến thức, nhưng không mua được nhân cách.
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức.
Tiền có thể mua được phương tiện, nhưng không mua được mục đích.
Tiền có thể mua được quyền, nhưng không mua được trân trọng.
Tiền có thể mua được hưởng thụ, nhưng không mua được bình an.
Tiền có thể mua được phục vụ, nhưng không mua được chăm sóc.
Tiền có thể mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Tiền có thể mua được máy nghe, nhưng không mua được chia sẻ.
Tiền có thể mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Tiền có thể mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Tiền có thể mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Tiền có thể mua được hoả ngục, nhưng không mua được thiên đàng.
Tiền có thể mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa.
Được hay không tuỳ thuộc vào cách sử dụng tiền bạc của mỗi người.
Nhưng hãy cẩn thẩn, vì:
Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Để đề phòng, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ kỹ lưỡng: “đừng mang theo hai áo, bánh, bị, giày dép, hay tiền dắt lưng” (Mc 6,8). “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Kết quả: “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Tham lam được trá hình bằng cách tích góp để…xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình. Anh thản nhiên khi Chúa Giêsu loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Thiên Chúa đã thành vật sát tế cho tính tham lam của con người. Thánh Phaolô nói : “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9). Biển báo đỏ bảo ta đừng lại: “Giuđa đã đi thắt cổ" (Mt 27,5).
Tiền có thể làm cho ta trở nên tham lam. Bằng cách đầu cơ tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng, mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai.
Ta hãy nhớ, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Sách Sáng thế cho biết, Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp, và phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Chúa nhật XXIII thường niên - Năm B
HÃY MỞ RA
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Khi ở nước ngoài, có dịp gặp những người Việt sinh sống xa quê hương xứ sở, tôi hỏi họ: "Sống ở nước ngoài, điều gì khiến ông bà buồn khổ nhất". Họ trả lời: "Khổ nhất là chúng con sống như những người điếc và ngọng. Không biết tiếng nên ngọng nghiụ, nói chẳng nên lời, thành ra không làm cho người ta hiểu được mình. Người ta nói gì mình cũng chẳng hiểu, thật y như người điếc".
Nghe và nói là hai cánh cửa. Nói là cánh cửa mở tâm hồn mình ra thông giao với thế giới bên ngoài. Có gì tích chứa trong lòng, phải nói ra thì người khác mới hiểu. Nghe là cánh cửa mở ra đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Phải nghe mới hiểu được người khác. Không nghe không nói cũng giống như đóng kín cánh cửa cảm thông. Mình không hiểu người mà người cũng không hiểu mình. Sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật đáng buồn và đáng sợ.
Nếu điếc và ngọng thể lý đã đáng buồn và đáng sợ, thì điếc và ngọng tâm lý còn đáng buồn và đáng sợ gấp bội.
Có nhiều thứ điếc.
Có thứ điếc vì khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Nghe mà không hiểu. Hoặc nghe tưởng là hiểu hoá ra lại hiểu sai. Trường hợp này còn tệ hại hơn là không nghe thấy gì.
Có thứ điếc vì định kiến. Đã có sẵn định kiến với ai, ta không muốn nghe người ấy nói nữa. Người ấy có nói hay đến đâu, ta cũng cho là dở. Người ấy có nói tốt đến đâu, ta cũng cho là xấu. Những ý kiến của người ấy không thể lọt vào tai ta. Nếu có vào thì chỉ vào những phần xấu.
Có thứ điếc vì bịt tai không muốn nghe. Đây là trường hợp của người tự làm cho mình trở thành điếc. Mất tin tưởng vào anh em. Tuyệt vọng vì cuộc sống. Tự đóng kín trong vỏ ốc của bản thân. Đoạn tuyệt với mọi người.
Sau cùng, có thứ điếc thiêng liêng không nghe được Lời Chúa. Không nghe được Lời Chúa vì thiếu học hỏi. Nhưng nhất là không nghe được Lời Chúa vì cứng lòng. Vì để nghe Lời Chúa, mở tai chưa đủ, cần phải mở lòng nữa. Bao lâu tâm hồn đóng kín, không nhậy cảm trước những lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức tiếp thu những lời hướng dẫn về đường lành, thì tai người ta sẽ chẳng nghe được Lời hằng sống. Bao lâu tâm hồn còn đuổi theo dục vọng, còn toan tính những điều gian dối, bấy lâu người ta vẫn còn điếc đặc trước những Lời của Thiên Chúa.
Tương tự như thế, có nhiều thứ ngọng.
Có thứ ngọng do khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Ta không hiểu người mà cũng chẳng thể làm cho người hiểu ta.
Có thứ ngọng do ích kỷ. Ta chỉ nói về những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của ta, mà chẳng xét đến những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của anh em. Nên lời ta nói chẳng lọt vào tai anh em. Lời ta nói trở nên ngọng nghịu, anh em nghe mà không hiểu.
Có thứ ngọng do sợ sệt. Vì sợ sệt, ta không dám nói lên sự thật. Những nỗi sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng người khiến ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.
Có thứ ngọng do lười biếng. Vì lười biếng, ta không nói được những lời tốt đẹp khích lệ anh em. Vì lười biếng, ta không nói được những lời an ủi người đang buồn sầu. Vì lười biếng, ta không nói được những lời chia vui với người anh em gặp may mắn. Nhất là vì lười biếng, ta không nói lên được những lời ca tụng Thiên chúa.
Những đam mê, những dục vọng, những toan tính, những ích kỷ, những lười biếng trở thành những sợi dây trói buộc lưỡi ta, làm ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.
Có nhiều bức tường ngăn chặn làm tai ta điếc. Có nhiều sợi dây trói buộc làm cho lưỡi ta ngọng.
Hôm nay, Đức Giê-su cũng đến nói với ta: "Ephata". Hãy mở ra.
Hãy mở tai ra để lắng nghe lời anh em. Hãy mở tai ra để lắng nghe lời Chúa. Hãy phá đi bức tường định kiến. Hãy phá đi bức tường ích kỷ. Hãy phá đi bức tường tâm hồn cứng cỏi để mở rộng tâm hồn đón nhận anh em và đón nhận Lời Chúa.
Hãy mở miệng lưỡi ra để đi đến với anh em và đi đến với Chúa.. Hãy cắt đứt sợi dây ích kỷ để ta quan tâm tới nhu cầu của anh em. Hãy cắt đứt sợi dây sợ sệt để ta mạnh dạn nói những lời sự thật. Hãy cắt đứt sợi dây lười biếng để ta nói lên những lời tốt đẹp, những lời ca ngợi tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin hãy chữa bệnh điếc và bệnh ngọng trong tâm hồn con. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Hãy kể ra những thứ ngọng và nói lý do của những thứ ngọng đó.
2) Hãy kể ra những thứ điếc và nói lý do của những thứ điếc đó.
3) Khi gặp người khác bạn thích nói hay thích nghe. Hoặc bạn không muốn nói cũng chẳng muốn nghe?
4) Lắng nghe có dễ không? Bạn có để ý lắng nghe Chúa và nghe nhau không?
5) Nói những điều tốt đẹp rất có ích lợi. Bạn đã có kinh nghiệm gì về điều này chưa?
HÃY MỞ RA
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Khi ở nước ngoài, có dịp gặp những người Việt sinh sống xa quê hương xứ sở, tôi hỏi họ: "Sống ở nước ngoài, điều gì khiến ông bà buồn khổ nhất". Họ trả lời: "Khổ nhất là chúng con sống như những người điếc và ngọng. Không biết tiếng nên ngọng nghiụ, nói chẳng nên lời, thành ra không làm cho người ta hiểu được mình. Người ta nói gì mình cũng chẳng hiểu, thật y như người điếc".
Nghe và nói là hai cánh cửa. Nói là cánh cửa mở tâm hồn mình ra thông giao với thế giới bên ngoài. Có gì tích chứa trong lòng, phải nói ra thì người khác mới hiểu. Nghe là cánh cửa mở ra đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Phải nghe mới hiểu được người khác. Không nghe không nói cũng giống như đóng kín cánh cửa cảm thông. Mình không hiểu người mà người cũng không hiểu mình. Sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật đáng buồn và đáng sợ.
Nếu điếc và ngọng thể lý đã đáng buồn và đáng sợ, thì điếc và ngọng tâm lý còn đáng buồn và đáng sợ gấp bội.
Có nhiều thứ điếc.
Có thứ điếc vì khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Nghe mà không hiểu. Hoặc nghe tưởng là hiểu hoá ra lại hiểu sai. Trường hợp này còn tệ hại hơn là không nghe thấy gì.
Có thứ điếc vì định kiến. Đã có sẵn định kiến với ai, ta không muốn nghe người ấy nói nữa. Người ấy có nói hay đến đâu, ta cũng cho là dở. Người ấy có nói tốt đến đâu, ta cũng cho là xấu. Những ý kiến của người ấy không thể lọt vào tai ta. Nếu có vào thì chỉ vào những phần xấu.
Có thứ điếc vì bịt tai không muốn nghe. Đây là trường hợp của người tự làm cho mình trở thành điếc. Mất tin tưởng vào anh em. Tuyệt vọng vì cuộc sống. Tự đóng kín trong vỏ ốc của bản thân. Đoạn tuyệt với mọi người.
Sau cùng, có thứ điếc thiêng liêng không nghe được Lời Chúa. Không nghe được Lời Chúa vì thiếu học hỏi. Nhưng nhất là không nghe được Lời Chúa vì cứng lòng. Vì để nghe Lời Chúa, mở tai chưa đủ, cần phải mở lòng nữa. Bao lâu tâm hồn đóng kín, không nhậy cảm trước những lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức tiếp thu những lời hướng dẫn về đường lành, thì tai người ta sẽ chẳng nghe được Lời hằng sống. Bao lâu tâm hồn còn đuổi theo dục vọng, còn toan tính những điều gian dối, bấy lâu người ta vẫn còn điếc đặc trước những Lời của Thiên Chúa.
Tương tự như thế, có nhiều thứ ngọng.
Có thứ ngọng do khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Ta không hiểu người mà cũng chẳng thể làm cho người hiểu ta.
Có thứ ngọng do ích kỷ. Ta chỉ nói về những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của ta, mà chẳng xét đến những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của anh em. Nên lời ta nói chẳng lọt vào tai anh em. Lời ta nói trở nên ngọng nghịu, anh em nghe mà không hiểu.
Có thứ ngọng do sợ sệt. Vì sợ sệt, ta không dám nói lên sự thật. Những nỗi sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng người khiến ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.
Có thứ ngọng do lười biếng. Vì lười biếng, ta không nói được những lời tốt đẹp khích lệ anh em. Vì lười biếng, ta không nói được những lời an ủi người đang buồn sầu. Vì lười biếng, ta không nói được những lời chia vui với người anh em gặp may mắn. Nhất là vì lười biếng, ta không nói lên được những lời ca tụng Thiên chúa.
Những đam mê, những dục vọng, những toan tính, những ích kỷ, những lười biếng trở thành những sợi dây trói buộc lưỡi ta, làm ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.
Có nhiều bức tường ngăn chặn làm tai ta điếc. Có nhiều sợi dây trói buộc làm cho lưỡi ta ngọng.
Hôm nay, Đức Giê-su cũng đến nói với ta: "Ephata". Hãy mở ra.
Hãy mở tai ra để lắng nghe lời anh em. Hãy mở tai ra để lắng nghe lời Chúa. Hãy phá đi bức tường định kiến. Hãy phá đi bức tường ích kỷ. Hãy phá đi bức tường tâm hồn cứng cỏi để mở rộng tâm hồn đón nhận anh em và đón nhận Lời Chúa.
Hãy mở miệng lưỡi ra để đi đến với anh em và đi đến với Chúa.. Hãy cắt đứt sợi dây ích kỷ để ta quan tâm tới nhu cầu của anh em. Hãy cắt đứt sợi dây sợ sệt để ta mạnh dạn nói những lời sự thật. Hãy cắt đứt sợi dây lười biếng để ta nói lên những lời tốt đẹp, những lời ca ngợi tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin hãy chữa bệnh điếc và bệnh ngọng trong tâm hồn con. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Hãy kể ra những thứ ngọng và nói lý do của những thứ ngọng đó.
2) Hãy kể ra những thứ điếc và nói lý do của những thứ điếc đó.
3) Khi gặp người khác bạn thích nói hay thích nghe. Hoặc bạn không muốn nói cũng chẳng muốn nghe?
4) Lắng nghe có dễ không? Bạn có để ý lắng nghe Chúa và nghe nhau không?
5) Nói những điều tốt đẹp rất có ích lợi. Bạn đã có kinh nghiệm gì về điều này chưa?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)