Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Gio nay, doi voi ban Duc Kito la ai roi ?


28/01/2010 9.09.51



BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU (15)








ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN SÓNG GIÓ

Các bạn trẻ thân mến,

Nhìn vào hành trình theo Chúa của các môn đệ, chúng ta chứng kiến nhiều biến cố thú vị, từ những chuyến dong duổi đường dài để rao giảng tin mừng Nước Trời, đến những biến cố lạ thường hoá bánh ra nhiều nuôi sống nhiều ngàn người. Những biến cố ấy đem lại niềm vui và an ủi cho các môn đệ sau những vất vả ngược xuôi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chứng kiến vài biến cố khác nơi mà các ông bị thử thách, phải trải qua những kinh nghiệm khó khăn hơn. Và đó cũng là một phần trên bước đường theo Chúa.

Chuyện xảy ra vào một ngày nọ, Đức Giêsu lên thuyền với các môn đệ và Ngài muốn sang bên kia hồ. Đang khi ở trên thuyền, Đức Giêsu thiếp ngủ và một trận cuồng phong ập đến, thuyền các môn đệ bị ngập nước và lâm nguy. Các ông liền đến bên Đức Giêsu đánh thức Người rằng: “Lạy Thầy, lạy Thầy! Chúng ta chết mất!” (x. Lc 8, 22-24)

Chúng ta có thể nhận ra sự nguy cấp trong lời kêu cứu của các môn đệ. Trong số các ông, ít là có bốn người làm nghề chài lưới, thông thuộc biển hồ, thế mà khi sóng to gió lớn ập đến, các ông vẫn bị nỗi sợ bao trùm. “Chúng ta chết mất!” vừa là lời đánh thức Đức Giêsu, vừa là lời cảnh báo về sự lâm nguy cho cả Thầy Giêsu nữa! Có lẽ các môn đệ đã trải qua thời khắc khó khăn và nguy hiểm, các ông đã kinh nghiệm được sự mong manh giữa sống và chết. Sau khi sóng yên biển lặng, các ông còn chưa hết bàng hoàng nhận ra mình còn sống sót thì lại kinh ngạc hơn khi chứng kiến Thầy mình ra lệnh cho cả sóng gió và chúng phải tuân phục.

Nhìn vào kinh nghiệm của các môn đệ, chúng ta ít nhiều cảm nghiệm tình cảnh của mình trong đời sống thường ngày. Có lẽ cũng có lần chúng ta trải qua thời điểm khó khăn như thế. Kinh nghiệm nỗi đau của bệnh tật, đứng trước sự mất mát của những người thân, hay kinh nghiệm cay đắng của những vấp ngã, thất bại… chúng ta thấy mình bị thử thách tột cùng. Cũng có khi tâm hồn ta rơi vào hoang mang, sợ sệt và sầu khổ. Những lúc ấy, tâm hồn ta rơi vào tình trạng bất an khiến ta thực sự thấy mọi thứ thật tồi tệ, không tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống và những nỗ lực trở nên vô vọng.

Lời kêu cứu khẩn thiết “Lạy Thầy, chúng ta chết mất!” thường vang lên như thể muốn lôi kéo cả Chúa vào cuộc, dường như muốn nói với Chúa rằng nếu con ở trong hiểm nguy, thì Chúa cũng ở trong cùng cảnh ngộ với con đấy! Chúng ta cũng kinh nghiệm rằng những lời kêu cầu của ta dường như không có lời đáp trả, giữa những khó khăn thử thách, dường như Chúa vắng mặt, nơi nhiều tình huống cuộc sống, ta có cảm tưởng Đức Giêsu đang “thiếp ngủ”?

Cuộc sống chắc chắn có những thời điểm khó khăn, đức tin của ta chắc chắn có lúc chịu thử thách. Những biến cố ấy giống như những gam màu tối của một bức tranh, chúng giúp làm nổi bật những màu sắc sinh động khác. Nếu chỉ nhìn vào những khổ đau, ta sẽ chỉ nhìn thấy những gam màu tối và quên đi bức tranh tổng thể cuộc đời được tô điểm bằng nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Chúng ta không tìm nỗi buồn nhưng đó là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Một cách tự nhiên, chúng ta có thể lo buồn hay sợ sệt vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, chúng ta không cho phép mình ở mãi trong nỗi buồn ấy. “Đức tin của anh em ở đâu?” là lời tra vấn Đức Giêsu cho các môn đệ và cũng cho mỗi người chúng ta. Chắc chắn, ngang qua thử thách, đức tin của ta được trưởng thành và vững vàng hơn trong niềm trông cậy và Thầy Giêsu.

Đức Giêsu đã trỗi dậy và dẹp yên sóng gió, Ngài cũng đã trỗi dậy từ cõi chết để chiến thắng tội lỗi và sự dữ, đem lại ơn cứu độ và bình an cho nhân loại. Chúa Giêsu đã hứa sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày, Ngài vẫn luôn ở với chúng ta trên cùng một con thuyền. Giữa từng bước đường cuộc sống, Chúa Giêsu vẫn đồng hành với chúng ta để khích lệ, nâng đỡ và giải thoát chúng ta khỏi mọi hiểm nguy và thử thách. Ước gì bước đi với Ngài, chúng ta được củng cố trong đức tin, được gia tăng lòng mến để hành trình cuộc đời của chúng ta thêm ý nghĩa và bức tranh cuộc sống chất chứa hạnh phúc đích thực.



Đặng Thế Nhân

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Duc Giao Hoang Benedict XVI noi voi cac Linh Muc ve viec Khon ngoan va manh dan su dung Internet, de truyen giang Tin Mung Cuu do cho nguoi hien dai



Đức Giáo Hoàng nói Linh mục: Hãy mang “hồn” lên mạng

VATICAN, 27-01-2010 -- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã thúc giục các Linh mục sử dụng Internet “một cách khôn ngoan” và xem công nghệ truyền thông hiện đại như “công cụ hiệu quả hơn bao giờ hết để phục vụ Ngôi Lời.”


“Do đó, các linh mục được thách đố để loan báo Tin Mừng bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại nhất (hình ảnh, video, hiệu ứng động, blog, website, v.v…) cùng với các phương tiện truyền thống để mở rộng những viễn cảnh mới về đối thoại, truyền giáo và dạy giáo lý”, Đức Giáo Hoàng nói.

Trong Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 44 hôm thứ bảy, Đức Benedict XVI nói các linh mục cần phải đáp trả những thách thức mà nền văn hóa đương đại đặt ra, nếu như họ muốn tiếp cận giới trẻ.

Đức Giáo Hoàng nói các Linh mục: “Hãy sử dụng một cách khôn ngoan những tính năng của các phương tiện truyền thông hiện đại.”

Vị Giám mục 82 tuổi thành Rôma cho biết: “Các linh mục đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại mới - thời đại công nghệ thông tin. Những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã tạo ra nhiều mối quan hệ sâu sắc bất chấp khoảng cách về địa lý, vì thế người linh mục phải đáp lại lời mời gọi dấn thân làm mục vụ bằng cách xem truyền thông như một phương thế hữu hiệu hơn bao giờ hết để phục vụ Ngôi Lời.”

“Hãy nắm bắt lấy những chức năng có ý nghĩa gần như không giới hạn của các truyền thông kỹ thuật số”, Đức Benedict XVI nói. “Kỹ thuật mới đòi hỏi (các linh mục) phải trở nên tập trung, cho thấy hiệu quả và tạo ra hấp dẫn hơn trong năng lực của mình.”

Tuy nhiên, Vị Giáo chủ Tối cao Giáo hội Công giáo La Mã cũng thôi thúc các linh mục phải sống đúng với Ơn Gọi của mình. Việc nắm bắt truyền thông kỹ thuật số của thời đại mới phải được hướng dẫn bởi một nền thần học và linh đạo vững vàng nơi người linh mục.

Đức Thánh Cha nói: “Các linh mục sống trong thế giới truyền thông kỹ thuật số đừng quá chú trọng vào kiến thức truyền thông, nhưng phải lo nhiều hơn đến trái tim mục tử và sự gần gũi giữa mình với Đức Kitô. Được như vậy, linh mục không chỉ thành công về phương diện mục vụ, nhưng còn giúp cho mạng lưới truyền thông và Internet có được một ‘linh hồn’.”
Peter Nguyễn Minh Trung
» 01/23/2010 14:31

VATICAN

Pope: Internet, an instrument for the proclamation of Christ by Benedetto XVI
“The Priest and Pastoral Ministry in a Digital World: New Media at the Service of the Word”, is the theme of the Pope’s Message on the occasion of the World Communications Day, released today and addressed especially to the priests. Through the use of internet priests and faithful can help non believer to discover the signs of God presence in the word. The web is a modern "Court of the Gentiles" of the Temple of Jerusalem.


Vatican City (AsiaNews) – The following is the integral text of the Pope’s Message for the 44th World Communications Day (16 May 2010):



Dear Brothers and Sisters,

The theme of this year's World Communications Day - The Priest and Pastoral Ministry in a Digital World: New Media at the Service of the Word - is meant to coincide with the Church's celebration of the Year for Priests. It focuses attention on the important and sensitive pastoral area of digital communications, in which priests can discover new possibilities for carrying out their ministry to and for the Word of God. Church communities have always used the modern media for fostering communication, engagement with society, and, increasingly, for encouraging dialogue at a wider level. Yet the recent, explosive growth and greater social impact of these media make them all the more important for a fruitful priestly ministry.

All priests have as their primary duty the proclamation of Jesus Christ, the incarnate Word of God, and the communication of his saving grace in the sacraments. Gathered and called by the Word, the Church is the sign and instrument of the communion that God creates with all people, and every priest is called to build up this communion, in Christ and with Christ. Such is the lofty dignity and beauty of the mission of the priest, which responds in a special way to the challenge raised by the Apostle Paul: "The Scripture says, 'No one who believes in him will be put to shame ... everyone who calls on the name of the Lord will be saved.' But how can they call on him in whom they have not believed? And how can they believe in him of whom they have not heard? And how can they hear without someone to preach? And how can people preach unless they are sent? (Rom 10:11, 13-15).

Responding adequately to this challenge amid today's cultural shifts, to which young people are especially sensitive, necessarily involves using new communications technologies. The world of digital communication, with its almost limitless expressive capacity, makes us appreciate all the more Saint Paul's exclamation: "Woe to me if I do not preach the Gospel" (1 Cor 9:16) The increased availability of the new technologies demands greater responsibility on the part of those called to proclaim the Word, but it also requires them to become more focused, efficient and compelling in their efforts. Priests stand at the threshold of a new era: as new technologies create deeper forms of relationship across greater distances, they are called to respond pastorally by putting the media ever more effectively at the service of the Word.

The spread of multimedia communications and its rich "menu of options" might make us think it sufficient simply to be present on the Web, or to see it only as a space to be filled. Yet priests can rightly be expected to be present in the world of digital communications as faithful witnesses to the Gospel, exercising their proper role as leaders of communities which increasingly express themselves with the different "voices" provided by the digital marketplace. Priests are thus challenged to proclaim the Gospel by employing the latest generation of audiovisual resources (images, videos, animated features, blogs, websites) which, alongside traditional means, can open up broad new vistas for dialogue, evangelization and catechesis.
Using new communication technologies, priests can introduce people to the life of the Church and help our contemporaries to discover the face of Christ. They will best achieve this aim if they learn, from the time of their formation, how to use these technologies in a competent and appropriate way, shaped by sound theological insights and reflecting a strong priestly spirituality grounded in constant dialogue with the Lord. Yet priests present in the world of digital communications should be less notable for their media savvy than for their priestly heart, their closeness to Christ. This will not only enliven their pastoral outreach, but also will give a "soul" to the fabric of communications that makes up the "Web".

God's loving care for all people in Christ must be expressed in the digital world not simply as an artifact from the past, or a learned theory, but as something concrete, present and engaging. Our pastoral presence in that world must thus serve to show our contemporaries, especially the many people in our day who experience uncertainty and confusion, "that God is near; that in Christ we all belong to one another" (Benedict XVI, Address to the Roman Curia, 21 December 2009).

Who better than a priest, as a man of God, can develop and put into practice, by his competence in current digital technology, a pastoral outreach capable of making God concretely present in today's world and presenting the religious wisdom of the past as a treasure which can inspire our efforts to live in the present with dignity while building a better future? Consecrated men and women working in the media have a special responsibility for opening the door to new forms of encounter, maintaining the quality of human interaction, and showing concern for individuals and their genuine spiritual needs. They can thus help the men and women of our digital age to sense the Lord's presence, to grow in expectation and hope, and to draw near to the Word of God which offers salvation and fosters an integral human development. In this way the Word can traverse the many crossroads created by the intersection of all the different "highways" that form "cyberspace", and show that God has his rightful place in every age, including our own. Thanks to the new communications media, the Lord can walk the streets of our cities and, stopping before the threshold of our homes and our hearts, say once more: "Behold, I stand at the door and knock. If anyone hears my voice and opens the door, I will enter his house and dine with him, and he with me" (Rev 3:20).

In my Message last year, I encouraged leaders in the world of communications to promote a culture of respect for the dignity and value of the human person. This is one of the ways in which the Church is called to exercise a "diaconia of culture" on today's "digital continent". With the Gospels in our hands and in our hearts, we must reaffirm the need to continue preparing ways that lead to the Word of God, while being at the same time constantly attentive to those who continue to seek; indeed, we should encourage their seeking as a first step of evangelization. A pastoral presence in the world of digital communications, precisely because it brings us into contact with the followers of other religions, non-believers and people of every culture, requires sensitivity to those who do not believe, the disheartened and those who have a deep, unarticulated desire for enduring truth and the absolute. Just as the prophet Isaiah envisioned a house of prayer for all peoples (cf. Is 56:7), can we not see the web as also offering a space - like the "Court of the Gentiles" of the Temple of Jerusalem - for those who have not yet come to know God?

The development of the new technologies and the larger digital world represents a great resource for humanity as a whole and for every individual, and it can act as a stimulus to encounter and dialogue. But this development likewise represents a great opportunity for believers. No door can or should be closed to those who, in the name of the risen Christ, are committed to drawing near to others. To priests in particular the new media offer ever new and far-reaching pastoral possibilities, encouraging them to embody the universality of the Church's mission, to build a vast and real fellowship, and to testify in today's world to the new life which comes from hearing the Gospel of Jesus, the eternal Son who came among us for our salvation. At the same time, priests must always bear in mind that the ultimate fruitfulness of their ministry comes from Christ himself, encountered and listened to in prayer; proclaimed in preaching and lived witness; and known, loved and celebrated in the sacraments, especially the Holy Eucharist and Reconciliation.

To my dear brother priests, then, I renew the invitation to make astute use of the unique possibilities offered by modern communications. May the Lord make all of you enthusiastic heralds of the Gospel in the new "agorà" which the current media are opening up.

With this confidence, I invoke upon you the protection of the Mother of God and of the Holy Curè of Ars and, with affection, I impart to each of you my Apostolic Blessing.

From the Vatican, 24 January 2010, Feast of Saint Francis de Sales.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

RIP : Requiestcat In Pace = May He (She, you,..) rest in Peace !


Giáo phận Phan Thiết thương tiếc 2 Linh mục vừa qua đời

PHAN THIẾT - Chỉ cách nhau hai ngày mà Giáo phận Phan Thiết có hai linh mục qua đời. Nhận được Cáo Phó của Toà Giám Mục Phan Thiết ai cũng bất ngờ, kinh ngạc.

Ngày 20.1 cho biết LM Phêrô Nguyễn hữu Nhường, chánh xứ Hiệp Đức, đã qua đời lúc 8g45sáng ngày 20/01/2010 tại Giáo xứ Hiệp Đức.
Ngày 22.1 lại được tin LM Phêrô Trần Minh Trương, chánh xứ Hòa Vinh, đã qua đời lúc 01g45 sáng ngày 22/01/2010 tại bệnh viện Phan Thiết.


Cha Phêrô Nhường ra đi thật đột ngột. Ngài đang ngồi tại văn phòng giáo xứ làm sổ sách danh bộ với Thầy xứ thì buông bút, gục đầu. Cha Phó và Thầy xứ đưa ngài vào giường nằm, chỉ ít phút sau ngài về với Chúa không một lời nhắn gửi.

Cha Phêrô Trương gần một tháng dưỡng bệnh rồi nhẹ nhàng về với Chúa.

Khởi đầu mùa xuân đã có tiếng khóc cho kẻ ra đi người ở lại. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài “Một cõi đi về”:

Vừa tàn mùa xuân rồi vào mùa hạ
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Còn tình yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hình bóng con người.


Hai linh mục Phêrô đã khởi đầu hành trình mới,một cõi đi về. Những người thân thương như thấy đâu đây hình bóng của hai ngài vẫn còn hiện hữu. Hình bóng lung linh như ánh sáng những ngọn nến soi toả vào ký ức những kỷ niệm nhập nhoà. Mới đây cha dâng lễ, cha nói chuyện, mới hôm qua, hôm kia… thế mà …

Con người có sinh có tử. Đó là luật Đấng Tạo Hoá đã an bài. không ai biết được mình sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không định được ngày giờ ra đi. Chưa ai có kinh nghiệm bản thân về sự chết,dẫu đã nhiều lần chứng kiến sự ra đi của nhiều người thì cũng vẫn là người ngoài cuộc.Chứng kiến chưa phải là kinh nghiệm. Sự chết là một huyền nhiệm,con người không thể hiểu và chia sẽ với người khác.Trong sự chết con người hoàn toàn cô đơn, nó không hẹn ngày,không chỉ giờ cho ai cả,nó không ấn định năm tháng và cũng chẳng đếm xỉa gì đến tuổi tác, nó đến bất ngờ làm chúng ta kinh ngạc.Sự sống và sự chết là hai thái cực đối chọi nhau.Thiên Chúa đã sinh ra sự sống nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết.Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Tạo Hoá.Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết.

Đức Kitô đã vào trần gian trong thân phận con người. Người đã kinh qua khổ đau kiếp người. Bằng cái chết thập giá và sự phục sinh, Người đã tiêu diệt nguồn gốc sự chết,đem lại cho con người một cái nhìn,một quan niệm mới mẻ và đầy hy vọng. ( Ep,5; Col 2,12. 3,1; Rm 4,25; 5,9; 6,9 -11; 7,4 ).Cái chết của Chúa Kitô đã trở nên của lễ hiến dâng trọn vẹn, một lễ hy sinh tuyệt hảo.Tất cả sự đắng cay chua xót, tất cả sự âu lo phiền muộn của sự chết đã trở thành phẩm vật tặng hiến cao quý và giờ chết trở thành giờ chiến thắng,giờ khởi điểm của hạnh phúc trường sinh. Trong Kinh Tin Kính người Kitô hữu tuyên xưng “ tôi trông đợi kẻ chết sống lại …”. Đó là niềm hy vọng Kitô giáo vì tin vào lời Đức Giêsu: “Thầy là sự sống lại và là sự sống,ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống,ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ phải chết” ( Ga 11,25-26; 1 Ga 3,14). Sự sống thay đổi chớ không mất đi. Với một niềm hy vọng và tin tưởng như thế, Giáo phận, đặc biệt hai giáo xứ Hiệp Đức và Hòa Vinh cũng như mỗi người trong tang quyến sẽ vơi bớt khổ đau,sẽ được an ủi đỡ nâng …

Cái chết như một huyền nhiệm,như nhịp cầu đưa người hai linh mục ra đi về Nhà Cha,nơi yên nghĩ muôn đời,một cõi đi về đợi ngày tái ngộ trong Cõi vĩnh hằng,một giai đoạn kết thúc thời kỳ hành hương để bước vào bến bờ mong đợi. Xin thắp một nén hương và một lời kinh nguyện cầu với tin yêu hy vọng vào Đấng Phục Sinh. Xin hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa hai ngài đến nghĩa trang linh mục Giáo phận.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, 84 tuổi, đã qua đời tại nhà nghỉ của Ngài trong sự thanh thản và bình an, vào lúc 9 giờ 37 phút ( giờ Rôma) đêm Thứ Bảy ngày 2/04/2005, tức vào lúc 2 giờ 37 phút sáng Chúa Nhật 3/04/2005 (giờ Việt Nam), kết thúc 26 năm, 5 tháng và 17 ngày trong cương vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần thế.

Trước khi giã từ cuộc sống trần thế, trên giường bệnh Đức Giáo Hoàng đã thì thào với vị thư ký riêng: “Cha đang vui mừng, ước gì các con cũng vậy.” Ước mong, lời trăn trối này là “một di chúc” dành cho tất cả mọi tín hữu trên toàn thế giới.

Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Với sự tiễn đưa ấm áp của Đức Giám Mục giáo phận, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ, những người thân yêu, cùng với sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...hai linh mục Phêrô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.

Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:

Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Tim hieu Lich Su Giao Xu-Linh muc Quan Xu trong Giao su Cong Giao.


Năm Linh Mục: Tìm hiểu Linh mục Quản xứ và Giáo xứ theo Lịch sử Giáo-Hội (cho đến Công Đồng Vatican II)

Giáo xứ được phát sinh từ lòng Giáo Hội, từ lịch sử Giáo Hội.

Linh mục Quản xứ hãy lần theo ánh sáng của lịch sử Giáo Hội để tìm hiểu giáo xứ, hầu hướng dẫn giáo xứ theo đức tin của Giáo Hội.

Từ Giáo Hội sơ khai đến Hòa Bình Constantinô (năm 313)

Các Tông Đồ được lệnh Chúa Giêsu truyền phải đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân thiên hạ, rửa tội họ và dạy họ biết các điều Ngài truyền (x. Mt 18,19-20).

Trong khi đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, các Tông Đồ thành lập những Giáo Hội địa phương, rồi đặt tay và truyền chức cho những kẻ kế vị để họ điều khiển Giáo Hội tại chỗ.

Tân Ước gọi những kẻ điều khiển Giáo Hội địa phương nầy, là những Vị Trưởng Lão "Seniores” (x. Cv 18,4) hay "Presbyteri” (x. Tt 1,5), hoặc là những Đấng Coi sóc: "Episcopi” (x. 1 Tm 3,2 ). Các Vị Trưởng Lão và các Đấng Coi Sóc lập thành một Hội Đồng Các Trưởng lão "Presbyterium” (x. 1 Tm 4,14) để điều khiển mục vụ tại các địa phương.

Trong Hội đồng Các Trưởng Lão nầy, một Episcopus chủ tọa và điều khiển.

Lần lần, những Episcopi được phân biệt với những Presbyteri, và sau đó, những Episcopi được xem như những kẻ kế vị các Tông Đồ, có quyền điều khiển các Giáo Hội địa phương.

Vào thời Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy có hai loại Giáo Hội địa phương, một loại theo kiểu thánh Phaolô, một loại theo kiểu thánh Gioan.

Thánh Phaolô thành lập những cộng đoàn trong những thành phố lớn. Những cộng đoàn nầy được giao phó cho các vị Trưởng lão hoặc những đấng Coi sóc, nhưng trong thực tế, chính thánh Phaolô, khi còn sống, là vị lãnh đạo duy nhất của những cộng đoàn nầy vì ngài vẫn điều khiển những cộng đoàn nầy từ xa bằng những bức thư mục vụ. Chỉ khi thánh Phaolô qua đời, các Giáo Hội địa phương nầy mới thực sự được những kẻ kế vị ngài điều khiển, như trường hợp Timôthê ở Êphêsô (x. 1 Tm 1,3), Titô ở Crêta (x. Tt 1,5).

Còn Giáo Hội địa phương theo kiểu thánh Gioan thì được đề cập đến trong sách Khải-Huyền (x. Kh I-III). Những Giáo Hội địa phương nầy có ranh giới rõ rệt, trong một thành phố nhất định, do một Đấng Coi sóc điều khiển, với sự cộng tác của Hội Đồng Trưởng Lão và các phó tế.

Hai hệ thống Giáo Hội địa phương trên đây, kiểu thánh Phaolô và kiểu thánh Gioan, đã sớm hội nhập lại với nhau để trở thành những Giáo Hội địa phương có Đức Giám Mục (Đấng Coi sóc) của một thành phố lớn làm đầu và canh chừng đức tin trong toàn miền. Và cùng với thời gian, các Giáo Hội địa phương do các Đức Giám Mục điều khiển, được chia ra thành những cộng đoàn nhỏ khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, có một hay nhiều linh mục cai quản dưới sự điều khiển của các Đức Giám Mục ở thành phố.

Ngay từ đầu tiên trong Giáo Hội, những ai chấp nhận Lời Chúa, đều được rửa tội. Nhưng từ thế kỷ thứ hai, những tân tòng phải học giáo lý và tập sống đạo trong vòng hai hoặc ba năm. Phép Rửa Tội được cử hành hai lần trong năm, vào dịp lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống. Chính Đức Giám Mục đứng ra rửa tội trọng thể, còn các linh mục chỉ được ban phép Rửa Tội trong những trường hợp cần thiết.

Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharistia), bữa ăn cộng đoàn và kỷ niệm sự Tử-nạn Phục-Sinh của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành vào ban tối, sau buổi ăn thân mật, agapê. Nhưng về sau, vào đầu thế kỷ thứ hai, để tránh những khó khăn và bất tiện, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành vào buổi sáng sớm. Một phần của Thánh Thể, gọi là Fermentum, được đưa từ nhà thờ có cử hành Thánh Lễ đến các nhà thờ nhỏ xung quanh.

Phép Giải Tội, cho đến thế kỷ IV, chỉ được ban cho những tội nhân thú tội công khai trước mặt Đức Giám Mục, linh mục và cộng đoàn giáo dân.

Phép Hôn Phối chỉ được cử hành khi có sự chấp thuận rõ ràng của Đức Giám Mục.

Như vậy, chúng ta thấy trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo-Hội, giáo xứ được thành hình lần lần. Trong thời kỳ nầy, vì tình hình Bắt Đạo, nên mục vụ được chú trọng vào việc rao giảng Lời Chúa hơn là việc nhấn mạnh đến các Bí Tích. Dù vậy, các giáo dân vẫn tìm đủ mọi cách để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn một cách rất anh dũng và sốt sắng.

Từ Hòa Bình Constantinô (năm 313) đến thế kỷ VII, khởi đầu thời Trung-Cổ

Chiếu chỉ Constantinô (năm 313) thay đổi hoàn cảnh của Giáo Hội, chấm dứt bách hại và đem lại thanh bình.

Tín hữu lúc bấy giờ hãnh diện vì thấy Giáo Hội được tự do và Nước Chúa được mở rộng klhắp nơi trong đế quốc Rôma. Chính trong thế kỷ nầy (vào đầu thế kỷ V), chúng ta thấy xuất hiện bài Tán Tụng ca Tạ Ơn Thiên Chúa (Te Deum) với câu: “Giáo Hội thánh tung hô ngợi khen Thiên Chúa trên khắp địa cầu” (Te per orbem terrarum sancta confitetur Ecclesia).

Trong cảnh thanh bình nầy, Giáo Hội hăng say rao giảng Lời Chúa. Một nền văn chương kitô hữu xuất hiện. Nhiều Công Đồng đào sâu các tín lý.

Đây là thời kỳ vàng son của các Giáo Phụ.

Các Giáo Phụ chú trọng đặc biệt việc rao giảng Lời Chúa cho mọi người, nhất là việc dạy giáo lý cho các tân tòng.

Các Giáo Phụ còn chủ trương phải dạy giáo lý suốt đời cho người kitô-hữu vì người kitô-hữu nào cũng phải suốt đời là một người tân tòng, nghĩa là một người phải luôn luôn học giáo lý, một người không bao giờ ngưng học giáo lý.

Vì con số giáo hữu càng ngày càng đông, nên Đức Giám Mục phải ban thêm nhiều quyền hành cho các linh mục. Vì thế, mục vụ và phụng vụ trong các làng quê, trong các thành phố nhỏ, đều do các linh mục thi hành, dưới sự điều khiển của Đức Giám Mục tại thành phố lớn.

Tại nơi mình cai quản, linh mục cũng có một presbyterium như presbyterium của Đức Giám Mục, nhưng chỉ gồm các phó tế, các phụ phó-tế, các thầy đọc sách, giữ cửa,v.v...

Nhà thờ ở vùng quê, trong thời kỳ nầy, được gọi là "parochia”, mà sau nầy, chúng ta dịch là "giáo xứ”. Như vậy, hệ thống giáo xứ bắt đầu từ các vùng quê mà có.

Trong lúc hệ thống giáo xứ được thành hình, những nhiệm vụ của Đức Giám Mục và của các linh mục được Giáo Hội nêu lên rõ ràng: Đức Giám Mục thì có quyền triệu tập các công đồng địa phương, đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ trong giáo phận; linh mục thì có bổn phận phải giảng dạy Lời Chúa, giảng dạy giáo lý, ban phép Rửa Tội, thăm viếng bệnh nhân, cử hành lễ nghi an táng, ban phép Giải Tội dưới hình thức tư, ngoại trừ những dịp có nghi thức thống hối công khai. Và từ thế kỷ V, đã thấy có những quyết định của Giáo Hội trong việc phân định rõ ràng giới hạn các giáo xứ.

Trong thời kỳ nầy, xảy ra hai tệ nạn trong Giáo-Hội: tệ nạn thuế thập phân (dime) và tệ nạn các lãnh chúa (seigneurs) xây cất "những nhà thờ riêng” trong lãnh hạt mình.

Thuế thập phân là thuế mà dân chúng phải nộp một phần mười hoa lợi của mình cho Chính-Quyền và cho Giáo-Quyền.

Các lãnh chúa xây dựng nhiều "nhà thờ riêng” (ecclesiae propriae) là cốt để thu lợi thuế thập phân nầy, vì những nhà thờ kiểu nầy thì được hưởng những quyền lợi như những giáo xứ.

Vì những lạm dụng nầy, sự sống đạo và truyền đạo lúc bấy giờ trong Giáo Hội nói chung, trong giáo phận và trong giáo xứ nói riêng, bị sa sút, bởi lẽ ý niệm lợi lộc đã làm xóa mờ lý tưởng tông đồ phục vụ.

Các Công Đồng thế kỷ VII lên tiếng phản đối những sự lạm dụng nầy, nhưng vẫn bất lực trước sự lấn áp của các lãnh chúa và các nhà thế tộc. Những hạng người nầy thi đua lập các nhà thờ riêng để hưởng lợi, vì có nhà thờ riêng, thì họ được dân chúng nộp thuế thập phân, được các nhà giàu tặng tài sản hoặc trối lại các cơ nghiệp dưới tiêu đề rất hay: "pro remedio animae” (xin cho các linh hồn được ăn năn trở lại / Xin cho các linh hồn được chóng lên thiên đàng).

Từ thời Trung-Cổ ( tk VIII ) đến Phong Trào Thệ-Phản ( tk XVI )

Đây là thời kỳ mà Chính Quyền phần đời can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo Hội, và Giáo Hội cũng dấn mình sâu vào các việc chính trị, xã hội.

Đây cũng là thời kỳ nứt rạn trong Giáo Hội: Giáo Hội bên Đông và Giáo Hội Rôma tách rời nhau năm 1054.

Trong thời kỳ nầy, có sáu tệ nạn trong Giáo-Hội.

Tệ nạn thứ nhứt, là các Đức Giám Mục quan liêu. Vì sống trong thời kỳ phong kiến và tiêm nhiễm tinh thần phong kiến, nên những quan hệ giữa Đức Giám Mục và linh mục thường giống như quan hệ giữa vị lãnh chúa với các chư hầu của mình.

Tệ nạn thứ hai, là linh mục bị phân hóa và mất lý tưởng. Hàng linh mục bị chia ra làm hai: hạng thượng-giáo-sĩ và hạng hạ-giáo-sĩ. Hạng thượng-giáo-sĩ được chọn trong các gia đình thế tộc giàu sang, còn hạng hạ-giáo-sĩ thuộc về những gia đình nghèo khó, vô danh. Linh mục rất dễ bị mất lý tưởng vì chức linh mục được xem như một món lợi, vì việc thi hành chức vụ linh mục nầy là dịp để kiếm tiền, thu lợi, nhận quà.

Tệ nạn thứ ba, là tu sĩ lung tung. Trong thời kỳ nầy, ảnh hưởng của các tu sĩ rất mạnh, đến đỗi có lúc Đức Giám Mục phải được lựa chọn trong giới tu sĩ mà thôi. Có những dòng tu chú trọng đến sự tìm lợi lộc vật chất và tìm cách điều khiển các giáo xứ để hưởng lợi.

Tệ nạn thứ tư, là giáo dân lộng quyền. Quyền lực của các vị lãnh chúa rất mạnh. Họ tìm cách gây ảnh hưởng và sức ép lên các Đức Giám Mục, các linh mục, các giáo xứ, các tài sản của Giáo Hội bằng cách phong vương tước cho các Đức Giám Mục, cho các linh mục, bằng cách thành lập các giáo xứ, bằng cách điều khiển các cơ sở của Giáo-Hội, và tìm đủ cách để đem tài sản và đất đai của Giáo Hội về cho mình bằng biện pháp tục hóa.

Tệ nạn thứ năm, là con cha cháu ông. Con cháu của Đức Giáo Hoàng, của Đức Giám Mục, của hàng thượng-giáo-sĩ thường được đặc biệt nâng đỡ và cất nhắc lên các chức vụ trong Giáo-Hội, mặc dù có số trường hợp thiếu khả năng.

Tệ nạn thứ sáu, là mại thánh (buôn bán của thánh, buôn bán vật thánh, lạm dụng nơi thánh, lạm dụng chức thánh,.. ...)

Cũng còn có nhiều nguy cơ khác đang rình chực Giáo Hội lúc bấy giờ: nguy cơ của cách làm việc của "Giáo triều Rôma” (Curialisme), nguy cơ của sự độc tài của hàng giáo sĩ (cléricalisme), nguy cơ của một nền thần học bất ổn, nguy cơ của sự sa sút trong tinh thần tôn giáo, nguy cơ của phong trào Nhân bản tìm cách hướng sự chú tâm đến những gì thuộc về con người hơn là chú tâm đến những gì thuộc về Thiên Chúa.

Đứng trước những nguy cơ đang đe dọa trầm trọng Giáo Hội lúc bấy giờ, có những Đức Giám Mục, những linh mục, những tu sĩ không ý thức được tình trạng nầy, nhất là có những linh mục và tu sĩ thường dành thời giờ tranh luận với nhau xem các lợi lộc vật chất thu được trong giáo xứ sẽ thuộc về tay ai? Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, công cuộc truyền giáo vẫn tiến mạnh, nhất là hướng về các dân tộc Germanes.

Thời kỳ nầy đã có nhiều giáo xứ, và danh từ parochia được dùng rõ ràng. Giáo xứ do một linh mục quản xứ điều khiển. Linh mục nầy được gọi là "Presbyter”. "Presbyter” nầy có bổn phận "cura animarum” (lo săn sóc các linh hồn của đoàn chiên), vì thế, mới có danh từ "curatus”, "curé”, linh mục quản xứ, cha sở. Và dĩ nhiên là giáo xứ có nhà thờ riêng, có của cải và đất đai riêng, có bất động sản riêng, có các của và đồ vật người ta dâng cúng, có các nhà thờ phụ và có thu lợi thuế thập phân.

Từ Thệ Phản ( tk XVI ) đến Thế kỷ XVIII

Năm 1517, tu sĩ Martin Luther khởi xướng một cuộc cách mạng trong Giáo Hội, mở đường cho sự sống đạo cá nhân, chống lại tính cách khách quan của các tín điều, bác bỏ nền phụng vụ bí tích và không chấp nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng thay vì cải tổ và canh tân Giáo Hội, Thệ Phản lại làm cho Giáo Hội bị chia rẽ và gây nên sự chống đối giữa Thệ Phản và Công Giáo trong nhiều thế kỷ.

Trong thời kỳ nầy, nổi bật là Công-Đồng TRENTO (1545-1563). Những quyết định của Công Đồng nầy trong việc cải tổ Giáo Hội, đem lại nhiều ích lợi cho việc mục vụ trong Giáo Hội.

Theo Công Đồng Trento, Đức Giám Mục là chủ chăn trên hết của giáo phận. Ngài là linh hồn của công cuộc mục vụ trong Giáo Hội. Chính ngài phải giảng dạy đức tin cho đoàn chiên của mình trong giáo phận. Ngài phải làm sao cho mọi giáo xứ trong giáo phận mình được nghe Lời Chúa, vì thế, ngài phải năng đi thăm mục vụ các giáo xứ để ban Lời Chúa. Ngài phải hết sức lo lắng đào tạo hàng giáo sĩ và phải lập các chủng viện để làm cơ sở cho công cuộc đào tạo nầy.

Theo Công Đồng Trento, Linh mục Quản xứ phải ở tại giáo xứ mình, phải rao giảng Lời Chúa, phải dạy giáo lý, không được tìm cách thu góp các lợi lộc vật chất. Trước mặt Đức Giám Mục, Linh mục Quản xứ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công cuộc mục vụ của mình trong giáo xứ.

Theo Công Đồng Trentô, giáo xứ phải có biên giới rõ rệt, và không được quá rộng để Linh mục Quản xứ có thể chu toàn các việc bổn phận mục vụ của mình. Trường hợp Linh mục Quản xứ không kham nổi, Đức Giám Mục phải sai linh mục phụ tá đến giúp. Mỗi giáo xứ phải làm sao có một nhà thờ xứng đáng.

Công Đồng Trento muốn có những quan hệ tốt đẹp giưa hàng giáo sĩ với các Dòng Tu, vì thế, khuyên các Đức Giám Mục hãy chấp nhận sự cộng tác của các Dòng Tu, biết ơn những hoạt động hy sinh của họ, và nhất là biết sử dụng họ trong việc đào tạo hàng giáo sĩ. Nhưng Công Đồng nhấn mạnh các Dòng Tu phải luôn luôn hoạt động dưới sự điều khiển của Đấng Bản Quyền.

Những cải tổ của Công Đồng Trento đem lại nhiều ích lợi cho giáo xứ: danh từ "giáo xứ”, "parochia” được dùng một cách rõ rệt và có tính cách pháp lý; trong các hoạt động mục vụ của Linh mục Quản xứ, lý tưởng lo cho phần rỗi các linh hồn (salus animarum) được thay thế cho ý tưởng trục lợi và hưởng lợi.

Tuy vậy, vì bị ảnh hưởng của Thệ Phản chủ trương chỉ chấp nhận Lời Chúa, nên mục vụ lúc bấy giờ có xu hướng nhấn mạnh về Phụng Vụ Bí Tích hơn là việc học hỏi Lời Chúa trong Thánh Kinh.

Thế kỷ XVIII

Thế kỷ XVIII được gọi là thế kỷ Ánh Sáng, chủ trương phân biệt đức tin với lý trí, tôn giáo với văn hóa.

Bị ảnh hưởng của Phong trào Ánh sáng nầy, trong Giáo Hội cũng có xu hướng ít chú trọng đến giáo lý mặc khải, và chú tâm nhiều vào các môn đời như khoa học, kinh tế, luân lý, pháp luật. Trong hàng ngũ giáo sĩ, cũng có nhiều vị thích nghiên cứu văn hóa hơn là thích việc học hỏi Thần học. Linh mục lúc bấy giờ cũng được xem như là một kẻ đem lại phúc lợi bên ngoài cho con người.

Trong thế kỷ XVIII nầy, vì các quốc gia tiếp tục lấn lướt Giáo Hội, nên giáo xứ cũng bị lệ thuộc vào ranh giới do các quốc gia định đoạt, cũng như của cải và tài sản trong giáo xứ bị tục hóa.

Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, vấn đề giáo lý vẫn được xúc tiến mạnh mẽ. Đức Giám Mục cũng tha thiết vấn đề giáo lý và phổ biến chương trình giáo lý của mình trong giáo phận. Các linh mục cũng chú trọng đến việc dạy giáo lý, nhưng phần nhiều nhấn mạnh đến luân lý phải giữ hơn là những điều phải tin.

Thế kỷ XIX

Trong thế kỷ XIX thì nổi bật vấn đề kỷ-nghệ-hóa. Vấn đề kỷ-nghệ-hóa lôi cuốn nhiều người thợ thuyền ra khỏi giáo xứ, gây nhiều khó khăn cho vấn đề mục vụ trong giáo xứ. Người ta nhận thấy giáo xứ thiếu tinh thần cộng đoàn; sự sống đạo thiên về cá nhân chủ nghĩa và chú trọng đến lợi lộc vật chất; tiền bạc chi phối Phụng Vụ trong việc cử hành các Bí Tích trọng thể bên ngoài; trong Phụng Vụ, lo giữ "chữ đỏ” cho thật khít khao, hơn là để ý đến tinh thần cầu nguyện; sự giảng dạy Lời Chúa được nhấn mạnh nhiều về mặt luân lý; ít ân cần học hỏi Lời Chúa vì xem Thánh Kinh như một cuốn sách nguy hiểm cho đức tin; mục vụ giáo xứ ít được đề cập đến.

Thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các Đức Giáo Hoàng, từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trở đi, chú ý nhiều đến mục vụ trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Piô X. Ngài cải tổ mục vụ rất hiệu quả: ngài cho nghiên cứu một Bộ Giáo Luật để áp dụng cho Giáo Hội toàn cầu; ngài tổ chức lại giáo triều Rôma, tổ chức lại các chủng viện và các môn thần học; ngài ra lệnh cho các Linh mục Quản xứ phải dạy giáo lý; ngài cải tổ sách Thần vụ, chấn hưng lại nền âm nhạc thánh, nhấn mạnh về phép Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo-Hội, vì thế, cho phép năng lên rước Chúa Giêsu Thánh Thể và cho phép các em nhỏ được sớm đến dự Bàn Tiệc Thánh.

Đức Giáo Hoàng Bênêditô XV tiếp tục công cuộc cải tổ của Đức Giáo Hoàng Piô X. Năm 1917, ngài cho công bố Bộ Giáo Luật trong đó, giáo xứ và Linh mục Quản xứ được đề cập đến rõ ràng.

Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Piô XI lập ra Phong trào Tông đồ Giáo dân, khuyến khích sự cộng tác của giáo dân với hàng Giáo phẩm trong việc truyền giáo, và Phong trào Tông đồ giáo dân nầy đã làm cho các giáo xứ hoạt động sôi nổi.

Từ khi lên ngôi năm 1939 cho đến lúc qua đời, Đức Giáo Hoàng Piô XII rất ưa chuộng đề tài giáo xứ. Vì thế, trong những quyết định quan trọng về linh mục, về Phụng Vụ, ngài luôn luôn nhấn mạnh về "tinh thần giáo xứ ” mà Linh mục Quản xứ và giáo dân phải có, đó là tinh thần phải luôn luôn chú trọng đến Lời Chúa và phải cử hành các Bí Tích làm sao cho có hiệu quả thiêng liêng dồi dào.

Rút kinh nghiệm từ lịch sử Giáo-Hội

Kinh nghiệm thứ nhứt.

Vấn đề giáo xứ là vấn đề của đức tin. Nhìn vào dòng lịch sử dài của Giáo Hội, chúng ta có thể thấy nhiều bóng tối, nhưng đức tin vẫn luôn luôn làm cho Giáo Hội rạng rỡ và giáo xứ rực rỡ.

Lịch sử Giáo-Hội, trong bất cứ thời kỳ nào, cũng chói chang những gương sáng mục vụ: các bổn đạo đầu tiên luôn hiên ngang, cùng với các chủ chăn của mình, sống đức tin mạnh mẽ giữa muôn vàn khó khăn nguy hiểm; các Giáo Phụ luôn chuyên chăm rao giảng Lời Chúa và đêm ngày dạy giáo lý; khi lâm nguy, Giáo-Hội luôn được Chúa cứu vớt bằng cách cho xuất hiện những vị Thánh, những Công Đồng, những Dòng Tu đắc lực.

Kinh nghiệm thứ hai.

Vấn đề giáo xứ là vấn đề của cấp lãnh đạo. Talis pastor, qualis fideles! Chủ chăn thế nào, con chiên thế đó! Kinh nghiệm tu đức mục vụ về linh mục quản xứ nhận xét (Saint John Mary Vianey priest): chủ chăn tầm thường (về mặt đạo đức), thì giáo xứ thấp kém (về mặt đạo đức); chủ chăn đạo đức, thì giáo xứ tầm thường (về mặt đạo đức); chỉ khi nào chủ chăn thánh thiện, thì giáo xứ mới đạo đức.
Linh mục thánh thiện nói chung, và Linh mục Quản xứ thánh thiện nói riêng, là đặc biệt cần thiết cho sự sống còn của Giáo Hội, cho sự sống còn của giáo xứ, và cần thiết cho sự vươn lên và sống mạnh của Dân Chúa.Lúc bấy giờ, đầu thế kỷ XVI, nhà quý tộc cai quản miền Alcantara, Tây Ban Nha, hỏi thánh Phêrô Alcantara phương pháp làm sao để cho giáo xứ khỏi bị tràn ngập bởi những làn sóng vô đạo và sa đọa. Thánh nhân thản nhiên trả lời: "Phương pháp thật là đơn sơ, đó là ông với tôi, cả hai chúng ta hãy trở nên những vị thánh. ”
Nhiều vị cao cấp trong Giáo Hội, nhiều vị danh tiếng phần đời, nhiều nhà thế tộc giàu sang, nhiều kẻ thông thái, và nhất là nhiều người cùng khổ, dốt nát, tội lỗi, không ai bảo ai, đều chạy đến tìm gặp một Linh mục Quản xứ nghèo, thất học, sống heo hút trong một giáo xứ xa xôi của giáo phận Lyon, chỉ vì linh mục nầy, cha Gioan Maria Vianê, trổi vượt bởi sự thánh thiện, cầu nguyện và hy sinh. Một tối kia, theo lời nhà viết sử Trochu kể, - nhà viết sử nầy chuyên nghiên cứu cuộc đời của cha sở Gioan Maria Vianê - ma quỷ hét lên trong phòng ngủ của vị linh mục nầy: "Mi đã ăn cắp của tao đến tám vạn linh hồn rồi. Nếu có bốn linh mục như mi, thì nước tao ở trần gian nầy sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng! ”
Với Công Đồng Vatican II (1962-1965), với Bộ Giáo luật mới (1983), với Thượng Hội đồng Giám Mục bàn về Giáo dân (1987), toàn thể Giáo-Hội, từ hàng Giáo phẩm đến giáo dân, hiện nay luôn tìm đủ mọi cách để biến đổi giáo xứ thành một nơi đức tin mạnh mẽ, để sự sống đạo của giáo xứ được sốt sắng, để sự truyền đạo của giáo xứ được hăng say, hầu thực hiện lời nguyện tha thiết của Chúa Giêsu Cứu Thế:

Hãy làm sao cho "Danh Cha cả sáng!”
Hãy làm sao cho “Nước Cha trị đến!”
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

HIEP THONG va CAU NGUYEN cho nhau !






Thế giới
Thứ Sáu, 22/01/2010, 16:41 (GMT+7)

Bão lớn ập vào California

TTO - Cơn bão thứ tư trong vòng một tuần qua đổ bộ vào khu vực miền nam bang California (Mỹ) đang gây ngập lụt tại nhiều nơi, trong đó có thành phố Los Angeles.
Một người đàn ông chèo chiếc thuyền phao trên đại lộ Bennett ở Long Beach - Ảnh: AP


BBC cho biết mưa lớn kéo dài hàng giờ, những con sóng cao tới 7,6 m đã phá hủy các bờ biển ở California, và gây ngập lụt nặng tại nhiều con đường.

Chiều qua 21-1, các nhân viên nhà nước đã đi đến từng nhà ở Los Angeles để kêu gọi người dân di tản.

Lở đất tại vùng La Canada Flintridge - Ảnh: Getty Images
AP đưa tin một số con đường cao tốc ở California đã bị tắc nghẽn do bị bão và lốc xoáy tàn phá. Gió mạnh khiến nhiều sân bay phải tạm hủy hàng chục chuyến bay. Bão tố đã để lại vệt tàn phá dọc cộng đồng vùng tây bắc Los Angeles.


Dòng xe chạy trên xa lộ Long Beach Freeway ngập nước - Ảnh: Getty Images

AP cho biết ở quận Cam, lính cứu hỏa đã cứu thoát một cậu bé 14 tuổi bị trôi trên sông Santa Ana, tuy nhiên không tìm thấy người bạn của cậu cũng mắc nạn trên sông. Ở khu Newman, hai người bị chết do cây đổ, và cảnh sát vẫn đang tìm kiếm thi thể một người đàn ông mắc nạn khi cố lái xe qua một con đường ngập nước. Ở San Jose, một người đàn ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn trên đường cao tốc trơn trượt do mưa to. Ở San Diego, cảnh sát kịp cứu ba người bị trôi trên sông.


Mưa lớn khiến các con đường ở La Jolla, California ngập nước - Ảnh: Reuters

Lốc xoáy đã phá hủy nhiều hệ thống đường dây điện, đẩy 30.000 người lâm vào cảnh mất điện, trong đó có 4.100 người ở Los Angeles. Sở cứu hỏa Los Angeles cũng cảnh báo lở đất, lũ quét cũng có thể đe dọa sinh mạng của người dân sống ở các khu sườn đồi phía bắc Los Angeles.

“Với những người sống trong các khu vực có nguy cơ, nhiều khả năng chúng tôi không thể tiếp cận với họ”, AP dẫn lời ông John Tripp thuộc Sở cứu hỏa Los Angeles. Dù vậy, phần lớn người dân đã di tản theo đề nghị của chính quyền.

Sóng lớn đánh vào bãi biển Ocean Beach - Ảnh: Reuters


HIẾU TRUNG

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Hay hoc cung Ta, vi Ta hien lanh va khiem nhuong trong long - Loi Thay Giesu Kito




Cậu Giêsu, học sinh trường Nazaret, đem học bạ về nhà.
Thật tình mà nói, kết quả không mấy tốt.
Mẹ cậu biết thế nhưng không nói gì, bà chỉ ghi nhớ mọi sự trong lòng mà suy
đi nghĩ lại. Nhưng điều gay go nhất bây giờ là phải trình học bạ này cho ông Giu-se.


Người gửi: Trường Simêôn tạiNazaret
> Ngưòi nhận: Ông Bà Giuse và Maria

> Nội dung: Học bạ của Giêsu

Toán học: Hầu như chẳng làm được
bài toán nào,ngoại trừ nhân bánh và cá lên nhiều lần.
Không biết làm toán cộng: cậu khẳng định
rằng mình cộng với Cha thành một.

Tập Viết: Không bao giờ mang tập vở bút viết
đến lớp, đành phải viết trên cát.

Địa Lý: Không có khái niệm về phương
hướng. Cậu khẳng định rằng chỉ có mỗi
một con đường để về nhà Cha thôi.

Hóa Học: Không chịu làm các bài tập
thí nghiệm gì cả, nhưng có lần Cậu đã làm cho
nước hóa ra rượu nho khiến người ta cự nự nhau trong đám cưới.

Thể Dục: Thay vì học bơi như mọi người,
lại ngang nhiên biểu diễn đi trên nước.

Văn Học: Khó có thể nói năng rõ ràng,
nói gì cũng bằng dụ ngôn.

Vấn Đáp: Mới 12 tuổi mà Cậu đã đối đáp
với các luật sĩ và kinh sư trong đền thờ khiến họ hết sức ngạc nhiên.

Kỷ Luật: Đã đánh mất mọi thứ đồ đạc,
rồi tuyên bố xoành xoạch rằng mình chẳng có được một viên đá gối đầu!

> Hạnh Kiểm: Có khuynh hướng thích giao du trò
> chuyện với kẻ lạ, bọn nghèo, hạ cấp và cánh phụ nữ trắc nết.
>
> Vệ Sinh: Nhổ xuống đất hòa thành bùn rồi
> bôi lên mắt người ta tức thì họ được sáng mắt.

> Sinh Vật: Dám quả quyết người ta sống không nguyên bởi bánh
nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.

> Thiên Văn: Là người duy nhất đã thấy Xa-tan
> như một tia chớp từ trời sa xuống.

> Kinh Doanh: Những người được mướn từ sáng sớm
> cậu trả cho họ một quan tiền, và những người
> cậu mướn vào xế chiều cậu cũng trả một quan
> tiền.Chưa hết, bà góa bỏ một xu vào nhà
> thờ, cậu nói bà ta bỏ nhiều nhất.

> Tâm Lý: Cậu nói đừng sợ những kẻ giết
> thân xác mà không giết được linh hồn.
> Đúng hơn, hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả
> hồn lẫn xác trong hoả ngục.

> Lịch Sử: Cậu sẽ xây Hội Thánh của Cậu,
> và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi vì Cậu đã thắng thế gian.

Đọc xong học bạ, ông Giu-se tự nhủ
> rằng tình trạng này không được kéo dài thêm,
> mà cần phải có biện pháp cứng rắn: “Này,
> Giêsu, đã như vậy thì kỳ Phục Sinh này con
> đành phải vác thánh giá
> thôi!”
>


> ************ ********* *********
> *******

> Vậy Ngài đã bảo gì với Cha mình ?


> Ối trời, Cha Giuse ơi, ngày xưa, con học hành khá
> hơn nhiều đó chứ! Thế mà giờ lũ trẻ cứ
> phiên phiến ra như thế! Con chỉ còn một
> viên đá gối đầu thật, nhưng đâu phải là con
> vứt đi các vật dụng, mà là con cho nhà hàng xóm
> đó chứ.
>
> Khi Mẹ Maria may cho con áo mới mặc vào mùa
> xuân. Con thích lắm, nhưng sáng nay, con đi
> dạo chơi quanh làng, thấy cậu bé ở cuối xóm,
> mặc bộ quần áo rách bươm, con nghĩ đồ
> đạc của con còn nhiều, tốt hơn của bạn
> ấy, thế nên, về nhà, con gói ghém và tặng bạn
> ấy. Lần trước, đôi dép mới Cha cho con
> cũng thế. Cha thường dạy, chia sẻ như thế
> là rất tốt phải không Cha?
>
> Con không bao giờ phân biệt kẻ nghèo, người
> giàu. Con thích giao tiếp với những người
> bị khinh bỉ, bỏ rơi.
>
> Nhiều người nghĩ con là người điên, nhưng cha
> biết con rất tỉnh táo, phải không cha? Và
> cha vui vì điều đó. Cha luôn dạy con phải
> biết yêu thương mà.
>
> Bây giờ con buồn ngủ rồi, chúc Cha ngủ
> ngon. Ngày mai, con sẽ nói
> tiếp cho các bạn ấy hiểu, con đã học hành
> như thế nào, cha nhỉ!

>
> Mong rằng học bạ của mỗi người chúng ta, có
> những phần như vậy.
> (Sưu tầm)

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Cac con hay NEN THANH vi CHUA chung ta LA DANG THANH !


19/01/2010 10.54.49



BÉ NHỎ NGHÈO NÀN VÀ THÁNH NỮ TIẾN SĨ HỘI THÁNH








Năm 1997 kỷ niệm 100 năm sinh nhật trên trời của thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897). Năm kỷ niệm đạt đỉnh cao với biến cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) tôn phong vị nữ tu Dòng Kín khiêm hạ và trẻ trung lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh, trong Thánh Lễ trọng thể vào Chúa Nhật 19-10-1997 tại quảng trường thánh Phêrô..

Trước đó, nhiều nơi trên thế giới tổ chức các buổi học hỏi về cuộc đời và về sứ điệp của vị nữ thánh. Chẳng hạn bên nước Argentina, thuộc Châu Mỹ Latinh nơi giáo xứ Lanuse, Linh Mục Luis - Cha Sở họ đạo - tổ chức cuộc rước kiệu bức tượng nữ thánh qua các con đường của khu phố nghèo nàn nhất. Vừa đi, đoàn tín hữu rước kiệu vừa hát thánh ca và lần hạt Mân Côi. Sau

buổi rước tất cả các thanh thiếu niên của giáo xứ tập họp lại lãnh phép lành của Cha Sở trước khi giải tán. Sau đó, để đánh dấu một ngày lễ vui của giáo xứ, các em được uống sôcôla nóng và ăn bánh ngọt. Nhưng điều đáng nói nhất là cử chỉ yêu thương trìu mến của Cha Luis đối với các trẻ em nghèo. Cha giơ tay ban phép lành cho từng em, ghé tai nói nhỏ với mỗi em vài lời. Rồi Cha ôm hôn từng em một với trọn tình yêu thương của một người Cha đối với con cái.

Trên trời cao, hẳn Chị thánh Teresa Hài Đồng GIÊSU vui mừng trước khung cảnh cảm động này. Lúc sinh thời Chị thánh rất yêu thương các trẻ em. Phép lạ đầu tiên Chị thánh cầu bầu trước tòa THIÊN CHÚA là chữa lành một em bé 3 tuổi bị câm điếc.

... Tại hai quần đảo Wallis và Futuna bên nước Polynésie thuộc Đại-dương-châu, trong khung cảnh kỷ niệm 100 năm thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU qua đời, có nhiều cuộc hội thảo bàn tròn về ”con đường thơ ấu thiêng liêng” của thánh nữ. Một cặp vợ chồng Công Giáo cũng tham dự các cuộc hội thảo này. Đây là cặp vợ chồng gặp không biết bao nhiêu khó khăn trong đời sống gia đình. Trước hết, họ son sẻ không con cái. Rồi lại bị đau bệnh liên miên và nhiều vấn đề khác. Nhưng nhờ các buổi học hỏi về đời sống thiêng liêng của thánh nữ Teresa họ bắt đầu chấp nhận các thử thách trong niềm tin tưởng phi thường.

Cuộc gặp gỡ tinh thần với thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU như một luồng sáng huy hoàng chiếu dọi vào một tổ ấm phủ đầy bóng tối, chán nản vì đau khổ. Từ đó, người vợ thay đổi hẳn thái độ. Trong môi trường làm việc, chị can đảm nói về thánh nữ Teresa cho các bạn đồng nghiệp. Rồi hai vợ chồng quyết định đi hành hương Lisieux, viếng thăm các nơi từng ghi dấu các vết chân thánh nữ. Cuộc hành hương như mang theo tất cả tâm tình của người dân thuộc hai quần đảo Wallis và Futuna hết lòng mộ mến thánh nữ Teresa thành Lisieux.

... Tại Hoa Kỳ, nơi Tổng Giáo phận New York có một giáo xứ mang tên Áo Đức Bà và thánh Stephano. Giáo xứ do các Cha dòng Cát-Minh coi sóc từ năm 1990. Đây là giáo xứ cổ xưa có từ 150 năm nay. Ngôi thánh đường có lối xây cất tuyệt đẹp, do đại kiến trúc sư gốc Ý tên Costantino Brumidi (1805-1880) thực hiện. Vào thời kỳ đó, người dân vùng này âu yếm gọi kiến trúc sư Brumidi là Buonarrotti MichelAngelo (1475-1564) đệ nhị.

Các Cha dòng Cát-Minh chu đáo chuẩn bị mừng lễ thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU vào ngày 1-10-1997 thật long trọng. Chuẩn bị bằng các bài giảng các buổi tĩnh tâm và nhất là kêu mời mọi người sốt sắng, chẳng những tham dự Thánh Lễ các Chúa Nhật mà cả ngày thường khi hoàn cảnh cho phép. Lời kêu gọi được toàn thể giáo dân trong giáo xứ nhiệt liệt hưởng ứng. Khi đến chính ngày 1-10 bức tượng thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU đặt trước bàn thờ được trang hoàng toàn bằng hoa hồng với ba màu sắc: vàng, trắng và đỏ, trông tuyệt đẹp. Sau Thánh Lễ, các cánh hoa hồng được phân phát cho mọi người có mặt trong nhà thờ. Thật là một ngày lễ huy hoàng không phải bằng hình ảnh lộng lẫy bề ngoài cho bằng các ân lành Chị thánh Teresa Hài Đồng GIÊSU cầu bầu trước tòa THIÊN CHÚA tuôn đổ xuống cộng đoàn giáo xứ. Muôn vàn ghi ơn Chị Thánh!

... ”Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào THIÊN CHÚA, và có THIÊN CHÚA làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái. Không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được? Ta là THIÊN CHÚA, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tùy theo cách nó sống và việc nó làm. Con chim quốc ấp trứng nó không đẻ, kẻ làm giàu bất chính nào có khác chi: nửa cuộc đời, nó phải bỏ giàu sang, và rốt cuộc, cũng chỉ là một đứa ngu đần” (Giêrêmia 17,7-11).

(”Dans le SILLON missionnaire”, 1+2+3/1998, trang 15-18)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Xin cho HO NEN MOT !


20/01/2010 17.27.56



Tuy có các vấn đề mới, phong trào đối thoại đại kết đã đạt nhiều tiến bộ.




Trong 50 năm qua cuộc đối thoại đại kết đã đạt nhiều tiến bộ. Có những vấn đề cũ đã mất đi trọng lượng của chúng, nhưng cũng có các vấn đề và các khó khăn mới nảy sinh. Vì thế cần phải luôn kiên trì cầu nguyện để được Chúa thanh tẩy khiến cho chúng ta có khả năng hiệp nhất với nhau.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu tham dự buổi gẵp gỡ chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 20-1-2010.

Vì đang trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập tới đề tài này. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, chúng ta đang ở trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô, một sáng kiến đại kết đã được cấu trúc từ hơn một thế kỷ qua và hàng năm lôi kéo sự chú ý về một đề tài, là sự hiệp nhất hữu hình giữa các kitô hữu, lôi cuốn lương tâm và khích lệ dấn thân của những người tin nơi Chúa Kitô. Nó được thực thi trước hết với lời mời cầu nguyện, noi gương Chúa Giêsu xin Thiên Chúa cha cho các môn đệ Người được hiệp nhất: ”Xin cho chúng nên một để thế giới tin” (Ga 17,21). Việc nhắc nhở kiên trì cầu nguyện cho sự hiệp thông trọn vẹn giữa các người theo Chúa diễn tả hướng đi đích thực và sâu thẳm của toàn phong trào đại kết... Ngoài nỗ lực phát triển các tương quan huynh đệ và thăng tiến đối thoại để minh xác và giải quyết các khác biệt gây chia rẽ giữa các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội, cần phải cùng nhau tin tưởng khẩn cầu Chúa.

Đức Thánh Cha đã nhắc tới đề tài cho Tuần cầu nguyện năm nay là một câu trong chương 24 Phúc Âm thánh Luca: ”Các con là chứng nhân của tất cả mọi điều ấy”. Chương 24 trình thuật kinh nghiệm gặp gỡ của các môn đệ với Chúa Kitô tử nạn và phục sinh cũng như sứ mệnh làm chứng mà Ngài giao cho họ. Vì thế ”tất cả những điều ấy” trước hết ám chỉ Thập Giá và sự Sống Lại, ám chỉ mầu nhiệm của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chết, sống lại, sống luôn mãi và bảo đảm cho cuộc sống vĩnh cữu của chúng ta. Khi biết Chúa Kitô là chúng ta biết Thiên Chúa, vì Chúa Kitô là mạc khải của Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng con người thuộc mọi thời đại đều nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa duy nhất nhưng xa vời và không tự tỏ hiện. Nhưng nơi Chúa Kitô Thiên Chúa đã tự tỏ hiện và trở thành gần gũi với con người. Ngài lôi kéo mọi người tới với Ngài và hiệp nhất toàn nhân loại trong thực tại của cuộc sống bất tử.

Nhưng chúng ta có thể làm chứng cho tất cả những điều ấy như thế nào? Chúng ta chỉ có thể là các chứng nhân, khi biết Chúa Kitô và biết Chúa Kitô cũng là biết Thiên Chúa. Việc hiểu biết Chúa Kitô chắc chắn bao gồm một chiều kích trí thức, nhưng nhất là một tiến trình hiện sinh, một tiến trình rộng mở cái tôi, tiến trình của việc biến đổi do sự hiện diện và sức mạnh của Chúa Kitô; và như thế nó cũng là một tiến trình rộng mở cho tất cả mọi người khác, là thân mình của Chúa Kitô. Như vậy hiểu biết Chúa Kitô cũng là một tiến trình biến chúng ta trở thành chứng nhân. Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể là chứng nhân của Chúa Kitô, nếu có kinh nghiệm gặp gỡ riêng tư với Chúa. Giáo Hội đã quy tụ và tóm tắt điều chính yếu mà Chúa đã ban cho trong Mặc Khải, nơi Kinh tin Kính niceno costantinopolitano, là kết qủa của hai Công Đồng Chung (325 và 381). Giáo Lý xác định rằng Kinh tin Kính này ”cho tới nay là chung cho tất cả các Giáo Hội lớn của Đông Phương và Tây Phương (CCC, s.195). Trong Kinh Tin Kinh ấy có các chân lý đức tin mà kitô hữu có thể cùng nhau tuyên xưng và làm chứng để thế giới tin, bằng cách biểu lộ ý muốn tiến bước về sự hiệp thông trọn vẹn, sự hiệp nhất của Thần Mình Chúa Kitô, với ước muốn dấn thân thắng vượt các khác biệt hiện có.

Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô cũng giúp nhìn lại các khía cạnh quan trọng đối với phong trào đại kết. Trước hết là sự tiến bộ lớn đã đạt được trong các tương quan giữa các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội sau Hội nghị triệu tập tại Edimburg bên Ecốt cách đây một thế kỷ, trong các ngày 13 tới 24 tháng 6 năm 1910. Trong số các đề tài được thảo luận hồi đó có các khó khăn khách quan trong việc loan báo Tin Mừng khi các kitô hữu còn chia rẽ nhau. Phong trào đại kết đã phát triển và trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống Giáo Hội. Nó không chỉ tạo thuận lợi cho các tương quan huynh đệ giữa các Giáo Hội và Cộng đoàn giáo hội trong việc đáp trả lại giới răn yêu thương, mà còn khích lệ việc tìm hiểu thần học nữa. Ngoài ra nó cũng lôi cuốn cuộc sống cụ thể của các Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội liên quan tới mục vụ và cuộc sống bí tích như việc thừa nhận bítích Rửa Tôi của nhau, các vấn đề hôn nhân hỗn hợp vv... cũng như giúp nới rộng các tương quan với các phong trào pentecostal, tin lành và đặc sủng thánh linh để hiểu biết nhau nhiều hơn.

Đề cập tới phần đóng góp của của Giáo Hội Công Giáo cho phong trào đại kết Đức Thánh Cha nói: Từ Công Đồng Chung Vaticăng II trở đi, Giáo Hội công giáo đã bước vào các tương quan huynh để với tất cả các Giáo Hội Đông Phương và các Cộng đoàn giáo hội Tây Phương, đặc biệt bằng cách cùng với đa số các Giáo Hội và Cộng đoàn đó tổ chức các cuộc đối thoại thần học song phương, giúp tìm các tương đồng và đồng thuận trong nhiều điểm cũng như đào sâu các mối dây của sự hiệp thông. Với các Giáo Hội Chính Thống Ủy ban đối thoại thần học hỗn hơp đã nhóm họp khóa XI tại Paphos trên đảo Chypre hồi tháng 10 năm 2009 về một đề tài nòng cốt: ”Vai trò của GM Roma trong sự hiệp thông của Giáo Hội trong ngàn năm thứ nhất”, tức khi các kitô hữu Đông Phương và Tây Phương sống sự hiệp nhất tràn đầy với nhau. Với các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương khác như Copte, Etiopi, Siri, Armeni Ủy ban hỗn hợp đã nhóm họp trong các ngày từ 26 tới 30 tháng giêng năm ngoái.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Cũng vào năm ngoái Giáo Hội Công Giáo đã cùng với các Cộng đoàn giáo hội Tây Phương duyệt xét các thành qủa đã đạt được trong các cuộc đối thoại kéo dài 40 năm qua, đặc biệt với Cộng đoàn Anh giáo, Liên hiệp Luther thế giới, Liên Minh cải cách thế giới và Hội Methodist thế giới. Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô đã thực hiện một nghiên cứu liệt kê các điểm tương đồng giúp đối thoại song phương, đồng thời cũng liệt kê các vấn đề còn bỏ ngỏ cần thảo luận trong tương lai.

Đức Thánh Cha đã nhắc tới một vài biến cố gần đây như Tuyên ngôn chung về giáo lý sự công chính hóa giữa Công Giáo và Luther ngày 31 tháng 10 năm 2009 để khích lệ việc tiếp tục đối thoại; chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục Canterbury Rowan Williams và tình hình của Cộng đoàn Anh giáo. Tuy có các vấn đề đối chọi giữa hai bên nhưng dấn thân chung tiếp tục các tương quan và đối thoại là một dấu chỉ tích cực. Trong cuộc đối thoại đại kết có chiều kích trách nhiệm của các tín hữu kitô phải làm tất cả những gì có thể để đạt sự hiệp nhất, nhưng cũng có chiều kích thiên linh, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội. Các kết qủa thực tế đã đạt được là do sự cộng tác và tình huynh đệ của 50 năm đối thoại đại kết. Nhưng công việc đại kết không phải là một tiến trình theo đường thẳng. Có các vấn đề cũ trong bối cảnh của thời đại khác mất đi trọng lượng của chúng, nhưng cũng có nhiều vấn đề và khó khăn mới nảy sinh. Vì thế phải luôn luôn sẵn sàng đối với tiến trình thanh tẩy để Chúa khiến cho chúng ta có khả năng hiệp nhất với nhau. Đức Thánh Cha xin mọi người tiếp tục cầu nguyện nhiều cho cuộc đối thoại đại kết và ơn hiệp nhất các tín hữu kitô.

Chào các bạn trẻ người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha khuyến khích diễn tả lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất bằng các cử chỉ cụ thể, hoạt động cho hòa bình và hòa giải, dâng khổ đau cầu nguyện cho sự hiệp thông giữa các tín hữu kitô và sống ơn gọi gia đình trong sự tâm đầu ý hợp.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha cho mọi người.


Linh Tiến Khải

Chi mot DUC TIN - mot PHEP RUA - mot THIEN CHUA LA CHA !


19/01/2010 16.46.53



Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô 2010


Một số nhận định của Linh Mục Gino Battaglia, Giám đốc văn phòng đối thoại đại kết và liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Italia, về tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu 2010

Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô đã bắt đầu ngày 18-1-2010 và kéo dài cho tới ngày 25-1-2010 rồi kết thúc với buổi hát Kinh Chiều trọng thể do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành ở Roma. Đề tài của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô năm nay là ”Chính các con là chứng nhân về tất cả những điều đó...” (Lc 24,48). Đề tài đã do các Kitô hữu Ecốt chọn và tài liệu cho tuần hiệp nhất cũng do các anh chị em Ecốt soạn thảo. Chương 24 Phúc Âm thánh Luca được suy tư trong suốt tuần với các tựa đề: cử hành Đấng đã trao ban cho chúng ta ơn sự sống và sự phục sinh; biết chia sẻ cho người khác lịch sử đức tin của mình; ý thức rằng Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống chúng ta; tạ ơn Chúa về gia tài đức tin đã nhận lãnh; tuyên xưng Chúa Kitô Đấng chiến thắng mọi khổ đau; tìm luôn trung thành với Lời Chúa; trưởng thành trong đức tin đức cậy và đức mến; cống hiến sự tiếp đón và biết tiếp nhận sự tiếp đón.

Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô đã được cử hành lần đầu tiên trong các ngày từ 18 tới 25 tháng giêng năm 1908 do sáng kiến của mục sư Paul Wattson thuộc Giáo Hội Episcopal Hoa Kỳ. Vì tổ chức tuần cầu nguyện với mục đích xin cho các Giáo Hội khác trở về với Giáo Hội Công Giáo Roma, mục sư Wattson đã chọn ngày 18 tháng giêng lễ kính ngai tòa thánh Phêrô, và ngày 25 tháng giêng lễ thánh Phaolô trở lại. Mục sư Wattson là người đồng sáng lập Hiệp Hội Đền Tạ gồm các tu huynh và nữ tu đền tạ tại Graymont, New York. Năm 1909 sau khi Hiệp hội này gia nhập Giáo Hội công giáo, Đức Giáo Hoàng Pio X đã chính thức chúc lành cho Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất.

Các tuần cầu nguyện cho hiệp nhất sau đó được nhiều phong trào của các Giáo Hội Kitô nhấn mạnh, trong đó có phong trào Oxford Liên Minh Tin Lành Thế Giới với các sáng kiến cầu nguyện cho nữ giới. Vào năm 1935 viện phụ Paul Couturier bên Pháp đã đưa ra hướng đi mới cho tuần cầu nguyện, bắt đầu được phổ biến trong Giáo Hội công giáo và trong một số các cộng đoàn Anh giáo có thiện cảm với Đức Giáo Hoàng, Giám Mục Roma. Cha Couturier giữ các ngày 18 tới 25 tháng giêng, nhưng đổi tên thành ”Tuần cầu nguyện đại đồng cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô”, trong nghĩa hiệp nhất như ý Chúa muốn.

Sáu mươi năm sau, tức năm 1968, Ủy ban Đức Tin và Hiến Chế của Hội Đồng Đại Kết các các Giáo Hội Kitô và văn phòng Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô cùng soan thảo tài liệu cho tuần cử hành và gửi cho các Giáo Hội và giáo xứ trên toàn thế giới.

Năm nay cũng là địp kỷ niệm 100 năm hội nghị truyền giáo quốc tế lần đầu tiên nhóm tại Edimburg bên Êcốt. Hồi năm 1910 hội nghị đã quy tụ 1.200 đại biểu thuộc các Giáo Hội Tin Lành hầu hết đến từ Anh quốc và Hoa Kỳ. Tuy thiếu các đại biểu công giáo và chính thống nhưng sáng kiến này đã có tầm quan trọng rất lớn vì nó được coi như biến cố làm nảy sinh ra phong trào đại kết. Chính trong tinh thần ấy năm 1948 đã nảy sinh ra Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô có trụ sở tại Genève bên Thụy Sĩ và hiện nay quy tụ 349 Giáo Hội thuộc 110 quốc gia trên thế giới.

Trong các ngày 2-6 tháng 6 năm nay 2010 các Giáo Hội Kitô Ecốt sẽ tổ chức một Đại hội quốc tế truyền giáo khác để mừng kỷ niệm 100 năm Hội nghị truyền giáo quốc tế Edimburg. Lần này sẽ có sự tham dự của phái đoàn công giáo và của Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô cũng như phái đoàn đại biểu của Giáo Hội chính thống và Pentecostal. Ngoài việc suy tư về công tác loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay, còn có các đề tài như tinh thần tu đức truyền giáo, ý nghĩa của việc truyền giáo Kitô giữa các tôn giáo khác, tương quan giữa truyền giáo và quyền bính...

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Gino Battaglia, Giám đốc văn phòng đối thoại đại kết và liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Italia, về tuần cầu nguyện này.

Hỏi: Thưa cha Bataglia, đâu là đặc thái chính của tuần cầu nguyện cho hiệp nhất năm 2010?
Đáp: Năm nay kỷ niệm 100 năm đại hội quốc tế truyền giáo triệu tập tại Edimburg bên Ecốt năm 1910. Đại hội này đã được coi như biến cố khai mào cho phong trào đại kết hiện đại. Vào tháng 6 năm 1910 đã có hơn 1.000 đại biểu của các Giáo Hội Tin Lành, Anh giáo và 1 đại biểu Chính Thống tham dự đại hội để cùng nhau suy tư về sự cần thiết phải đạt sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô để có thể loan báo Tin Mừng cho thế giới một cách hữu hiệu hơn. Và sự đòi hỏi này ngày càng cấp thiết hơn nữa, đặc biệt sau một thế kỷ của phong trào đại kết.

Hỏi: Một trăm năm đã trôi qua, đã có thay đổi nào thưa cha?
Đáp: Ngày nay chúng ta ngày càng ý thức hơn về mối dây nối kết cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội Kitô và việc rao truyền Tin Mừng. Như thế tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô năm nay được linh hứng từ mối dây nối kết ấy. Tính cách đáng tin cậy của việc thông truyền Tin Mừng thật ra bị hao mòn bởi sự chia rẽ giữa các Kitô hữu.

Hỏi: Cha nhận thấy hiện tình cuộc đối thoại đại kết ra sao?
Đáp: Tôi đồng ý với Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, khi ngài nói rằng cuộc đối thoại đã đem lại các hoa trái phong phú, tuy nhiên cũng phải thực tế thừa nhận rằng chúng ta chưa đạt tới đích điểm của cuộc hành hương đại kết. Chúng ta còn đang ở trong giai đoạn nửa chừng, cả khi không thiếu các dấu hiệu khích lệ.

Hỏi: Chẳng hạn như dấu hiệu nào thưa cha?
Đáp: Có việc tìm kiếm sự hiệp nhất liên quan tới các đề tài đòi hỏi một sự hiện diện của các tín hữu Kitô trong xã hội. Chẳng hạn Tòa Thượng Phụ Costantinopoli rất gần gũi với các lập trường của Giáo Hội công giáo liên quan tới việc bảo vệ thụ tạo thiên nhiên và môi sinh; trong khi Tòa Thượng Phụ chính thống Matscơva thì nhấn mạnh trên hiện tượng xã hội Tây âu đánh mất đi căn tính Kitô của mình, vì thế cần phải có chứng tá chung xác tín hơn đối với các giá trị và các kiểu sống của tín hữu Kitô. Thế rồi với các Giáo Hội cổ xưa của Đông Phương đã có các tuyên ngôn chung giải tỏa các nghi ngờ lạc giáo. Trái lại các khác biệt với thế giới tin lành thì rõ ràng hơn, bởi vì có vài lập trường trong lãnh vực luân lý vẫn còn xa cách nhau.

Hỏi: Trên đây là tình hình chung của cuộc đối thoại đai kết. Riêng tại Italia này thì hiện tình ra sao thưa cha Battaglia?
Đáp: Hội nghị đại kết mà chúng tôi đã cử hành hồi tháng 5 năm 2009 tại Siracusa nam Italia, với sự tham dự của đại biểu mọi Giáo Hội Kitô hiện diện tại Italia và đại biểu của các Giáo Hội Tin Lành, có thể được coi như là một bản đồ nhỏ cho biết bầu khí đại kết hiện nay rất là thoải mái. Có một cuộc đối thoại của sự thật với các thời điểm và cung cách cũng như các trụ sở của nó, nhưng cũng có một cuộc đối thoại của tình bác ái và tình bạn chạy nhanh hơn. Chẳng hạn tại Siracusa chúng tôi đã kiểm thực sự tương đồng giữa các đề tài dấn thân trong xã hội, di cư, cuộc chiến đấu chống nghèo đói, công lý, các quyền con người, môi sinh, vai trò của nữ giới. Cần phải tiếp tục con đường này.

Hỏi: Vấn đề di cư có hệ lụy tới cuộc đối thoại đại kết như thế nào thưa cha?

Đáp: Đây là một cơ may rất lớn để gia tăng đại kết tình bạn. Do sự kiện nhiều anh chị em di cư là tín hữu chính thống Rumani hay Nga, vài giáo phận Italia đã sẵn sàng dành ra một nhà thờ để cho các anh chị em này có thể cử hành và tham dự các lễ nghi phụng vụ. Sự kiện này không thể không có các âm hưởng tích cực cả trên giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô.

Hỏi: Theo cha, đâu là cách cử hành tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô một cách hữu hiệu nhất?
Đáp: Xem ra điều tôi nói thừa thãi, nhưng thật ra cầu nguyện là cách thức hữu hiệu nhất để cử hành Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Cầu nguyện là điều đầu tiên phải làm. Rồi chắc chắn việc đồng hành với lời cầu nguyện bằng các cứ chỉ của tình bạn và sự gặp gỡ là điều hữu ích, nhưng luôn luôn phải bắt đầu bằng lời cầu nguyện.

(Avvenire 17-1-2010)
Linh Tiến Khải

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

Noi vong tay lon - Tai Tri Viet Nam !



Người Việt xa quê
Thứ Bảy, 27/09/2008, 04:24 (GMT+7)

Người nối nhịp cầu Thái - Việt
Anh Vy (bìa phải) dẫn khách quê hương vào Thái Lan -Ảnh: Quốc Việt
TT - Biết bốn ngôn ngữ, chịu khó học hỏi, anh Lê Quốc Vy ngẫu nhiên chuyển nghề làm “môi giới” cho các đoàn doanh nhân VN - Thái Lan.


Những ngày dạy tiếng Việt ở Đại học Ubon, Thái Lan, Vy đã soạn cả một giáo trình giống như tờ báo Việt ngữ luôn cập nhật các thông tin mới. Vy muốn những người Việt xa quê không chỉ biết tiếng mẹ đẻ mà còn hiểu được tình hình quê nhà…

“Nhà tôi là Tổ quốc”

Cha mẹ Lê Quốc Vy rời Huế qua Lào, rồi sang lập nghiệp tận tỉnh Ubonratchathani, Thái Lan từ những năm 1940 đầy biến động. Khi ấy anh còn nằm trên tay mẹ. Ký ức quê hương với anh chỉ là lời kể trong những đêm nhớ nhà của cha mẹ. Tuy nhiên, Vy may mắn định cư ở thành phố Ubon, nơi tập trung rất nhiều người Việt tuy xa quê vẫn trân trọng các giá trị văn hóa Việt. Vy kể cho tôi nghe thời thơ ấu của anh, các trường học ở Thái Lan hiếm lớp tiếng Việt. Những người lớn tuổi đầu tiên qua Thái Lan phải tự họp nhau, mở lớp dạy tiếng mẹ đẻ và văn hóa, lịch sử VN cho con cháu biết nguồn gốc của mình.

Lúc ấy, Vy nhớ xóm Việt kiều ở Ubon còn nghèo lắm nhưng vẫn cố lập ra nhiều đội biểu diễn múa hát, tuồng kịch từ những bài hát, truyện tích của quê hương để cùng nhau khuây khỏa bớt nỗi buồn xa quê. Người bạn trăm năm của anh cũng chính là một cô gái trong đội múa hát đó. “Mấy chục năm trước, lần đầu được nghe bài Biệt ly của Doãn Mẫn tôi khóc. Gần đây, được nghe bài Quê hương tôi cũng không cầm được nước mắt…”. - Vy tâm sự nỗi niềm của mình với quê hương.


Anh Vy trở về quê ở Huế -Ảnh: Quốc Việt
Tuy giờ đã là thầy giáo tiếng Việt ở Thái Lan, kiêm hướng dẫn, thông dịch viên cho các đoàn doanh nhân Thái - Việt đi mở thị trường, nhưng Vy vẫn không quên thời thơ ấu khó khăn trên đất người. Anh kể hầu hết người Việt qua lập nghiệp ở Ubon lúc đó đều không có nghề nghiệp chuyên môn. Đàn ông đi bốc vác hoặc làm ruộng. Phụ nữ may vá, dệt vải và làm thuê lặt vặt cho người bản địa. Nhiều gia đình Việt kiều mới qua nghèo đến mức không dựng nổi túp lều tá túc. Dân bản địa thương hại cho họ ở tạm dưới gầm nhà sàn, thường là chỗ để vật dụng nông nghiệp.

“Chính hoàn cảnh này cho chúng tôi nghị lực vươn lên!”. Vy tâm sự nhiều đêm cha anh vừa đốt đèn dầu dạy học vừa bảo ban con cái: “Mình tuy sống lưu vong nhưng không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc VN, không bao giờ để cho người khác coi thường mình, để ngày mai vươn lên…”. Chính lòng tự trọng dân tộc đó đã giúp cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan dần dần vượt qua khó khăn. Nhiều bạn bè cùng lứa Vy học hành đỗ đạt làm doanh nghiệp, thầy giáo, kỹ sư. Còn Vy trở thành chuyên gia điện. Tuy nhiên, hình như máu hoạt động cộng đồng lại mạnh hơn trong anh. Vy tham gia dạy học tiếng Việt ở Đại học Ubon và viết cả giáo trình như bản tin cập nhật thông tin kinh tế - xã hội VN.

Vy hẹn gặp đoàn khách Việt ở Chămpasắk, Lào vào buổi tối, nhưng mới chiều anh đã đến đợi sẵn. Anh muốn chuẩn bị thật tốt để đón người quê hương sang. Đầu tuần này, vừa dẫn đoàn doanh nhân Thái Lan sang đầu tư ở Lạng Sơn, anh lại lên kế hoạch dẫn đoàn khác vào TP.HCM tìm thị trường. Những chuyến con thoi của người Việt xa quê này dần thành cầu nối cho nhiều doanh nhân hai nước.

Về sau, Vy được các công ty du lịch biết đến, mời làm hướng dẫn viên cho các đoàn du khách Thái - Việt. Ngoài khả năng sử dụng được bốn thứ tiếng Thái, Việt, Anh, Pháp, chính những chuyến đi cọ xát thực tế đã giúp Vy thêm kiến thức. Anh liên tục được các doanh nhân mời làm “người đưa đường” cho những chuyến qua lại hai nước, tìm kiếm cơ hội kinh doanh …

Nhịp cầu giao thương

Cách đây ba năm, tôi tình cờ quen Vy trong chuyến caravan xuyên hành lang đông - tây. Người Việt kiều hướng dẫn tiếng Thái trung niên này tuy trầm tính nhưng lại được nhiều người chú ý mỗi khi anh biểu lộ kiến thức sâu sắc của mình. Trên chuyến xe từ cửa khẩu Hữu Nghị Lào đến Ubonrachacthani, Thái Lan, anh đã làm tôi sửng sốt khi luận bàn sôi nổi âm nhạc quê nhà.

Anh biết tiểu sử, thuộc tên, thậm chí thuộc lời vanh vách rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ vang bóng một thời như Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Doãn Mẫn, Dương Thiệu Tước, Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và anh cũng không lạc hậu với dòng nhạc Việt đương đại… Anh nói mình có cảm xúc đặc biệt với nhạc Việt. Nếu không tìm mua được CD bên Thái, anh cũng nhờ người ở VN gửi qua. Nhà anh có cả một kho sưu tầm nhiều đĩa nhạc hay của VN.

Tuy nhiên, người đàn ông gốc Việt cách xa Tổ quốc này lại làm mọi người ngạc nhiên nhất là sự am hiểu tình hình kinh tế quê nhà. Anh hết bàn luận sôi nổi thị trường đất đai lúc nóng sốt lúc đóng băng ở TP.HCM, lại quay sang bàn chuyện chứng khoán lên xuống, giá cả nông sản của VN. Thậm chí, anh còn phân tích sâu sắc những cái được và chưa được trong quy hoạch các thành phố lớn. Anh so sánh với Thái Lan và nhận định cả hai mô hình đô thị đều mắc “bệnh” giống nhau là thiếu sự liên kết. Một khu đô thị đẹp giữa đống lộn xộn thì chưa gọi là đẹp được.

Thích việc áp lực cao

Gần đây, Vy đi lại như con thoi giữa Thái Lan và VN. Khi thì anh dẫn doanh nhân Thái đi tìm hiểu thị trường Việt. Lần khác anh dẫn doanh nhân Việt đi mua máy móc sản xuất ở Thái Lan. Các doanh nhân quý Vy không chỉ bởi khả năng thông dịch nhiều thứ tiếng, mà còn cả ở sự hiểu biết của anh. Rất nhiều lần anh đã ngẫu nhiên trở thành một chuyên gia tư vấn không chuyên cho họ.

Một buổi chiều, tôi đi công tác ở Hà Nội, lại tình cờ nhận được điện thoại của Vy. Lần này anh dẫn đoàn doanh nghiệp Thái đi tìm hiểu thị trường để đầu tư tận tỉnh biên giới Lạng Sơn. Tuy hành trình đường dài Vy vẫn hừng hực sôi nổi của người mê đi, mê tìm hiểu và thích làm việc có áp lực cao. Anh kể dẫn đoàn doanh nhân Thái từ Bangkok sang TP.HCM, rồi ra Hà Nội làm việc mấy ngày, lại tiếp tục đi Lạng Sơn. Ròng rã đi lại, làm nhịp cầu giao thương cho gần 20 doanh nhân Thái, anh sút cân nhiều vì hầu như không bao giờ được ngủ trước 1 giờ sáng và dậy trễ sau 5 giờ.

Trong giờ nghỉ ngơi hiếm hoi ở quê hương, Vy tâm sự với tôi rất nhiều về gia đình mình. Con cái anh đứa mới vào đại học, đứa chuẩn bị ra trường. Anh đi suốt không có thời gian kèm cặp chúng. Những lúc được bên nhau, anh thường nhắc lại ý nguyện của cha xưa để bảo ban con cái: “Dù lúc nào, ở đâu, các con cũng phải nhớ tổ tiên mình là người VN, để có ngày về quê hương”.

Ly cà phê vừa cạn, Vy lại lật đật chia tay tôi để bay về Thái Lan. Anh nói ngày mốt sẽ lại có mặt ở Huế…

QUỐC VIỆT

Tai Tri Viet Nam trong Cong Dong The Gioi ngay nay !


Du học sinh
Thứ Hai, 31/03/2008, 04:07 (GMT+7)

Thủ khoa người Việt trên xứ sở hoa anh đào
Ngọc Châu (trái) cùng chị gái Bảo Trân với bằng khen và huy chương danh dự


TT - Học viện Công nghệ Kyoto đã tổ chức buổi lễ tốt nghiệp và trao bằng cho hơn 1.000 tân tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân. Trong buổi lễ long trọng này, cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Kyoto vinh dự góp mặt hai tiến sĩ: Đặng Thị Phương Thảo và Hứa Thùy Trang, cùng một đại diện thủ khoa xuất sắc, cử nhân Huỳnh Ngọc Châu.

Ngọc Châu đã đại diện các tân cử nhân ngành hóa nhận huy chương danh dự và bằng khen đặc biệt của trường.

Học viện Công nghệ Kyoto là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu quốc tế tầm cỡ, uy tín trong các lĩnh vực đặc biệt như hóa học, y sinh và dệt may. Trong buổi lễ, Ngọc Châu đã được tôn vinh với tư cách là sinh viên quốc tế đầu tiên trong hơn 100 năm lịch sử của trường, đạt danh hiệu thủ khoa toàn năng.

Ngọc Châu từng đạt thủ khoa tốt nghiệp trung học phổ thông của TP.HCM và trúng tuyển vào Đại học Quốc gia với số điểm loại ưu năm 2001 trước khi lên đường du học đến với xứ sở Phù Tang. Ngọc Châu đã được Học viện Công nghệ Kyoto chọn và đề cử học bổng của Chính phủ Nhật sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch gắt gao của trường.

Trong suốt khóa học, Ngọc Châu luôn đạt được những kết quả xuất sắc. Đề tài nghiên cứu của Ngọc Châu về "chất hoạt động bề mặt" báo cáo trong hội nghị khoa học Việt - Nhật tại Đại học Cần Thơ vào tháng hai vừa qua đã được các nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản đánh giá cao. Với những thành tích xuất sắc, Học viện Công nghệ Kyoto đã quyết định tiếp tục cấp học bổng toàn phần cho Ngọc Châu hoàn tất chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại trường.

Với vốn tiếng Nhật, tiếng Anh lưu loát và nhiệt huyết tuổi trẻ, Ngọc Châu tham gia rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và giới thiệu truyền thống Việt Nam đến với người dân Nhật Bản. Hiện Ngọc Châu đang đảm nhiệm công việc của một đại sứ danh dự hữu hảo của toàn phủ Kyoto, nhằm tích cực nâng cao sự giao lưu văn hóa - đối ngoại giữa hai nước Việt - Nhật. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 11-2007, Ngọc Châu đã vinh dự được chọn làm thông dịch viên và hướng dẫn viên cho Chủ tịch cùng phái đoàn Chính phủ.

Cùng các trí thức trẻ đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, Ngọc Châu muốn cống hiến khả năng của mình, góp phần cho đất mẹ Việt Nam ngày càng phát triển giàu, đẹp.

NGUYỄN NGỌC DŨNG (Từ Kyoto, Nhật Bản)

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010

MAU NHIEM THAP GIA - XIN THUONG CUU HAI TI









Thế giới
Thứ Năm, 14/01/2010, 08:23 (GMT+7)

Haiti: 100.000 người có thể đã chết

TTO - Chính quyền Haiti vừa cho biết số người chết trong trận động đất 7 độ richter ngày 12-1 có thể vượt qua 100.000 người. Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố ít nhất 16 trong số 9.000 thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Haiti đã thiệt mạng, 150 người mất tích.

AP cho biết ở thủ đô Port-au-Prince, hàng nghìn người bị thương vẫn phải ngồi chờ được chữa trị bên ngoài các bệnh viện đổ nát. “Tôi không thể chịu nổi nữa, lưng tôi đau đớn vô cùng”, anh Alex Georges gắng gượng nói. Anh đã chờ từ hơn một ngày qua nhưng vẫn chưa được chữa trị.


Hàng chục nghìn người Haiti lâm vào cảnh mất nhà cửa - Ảnh: Reuters


Nhiều người thẫn thờ lang thang qua các đống đổ nát, khóc lóc gọi tên người thân đã mất tích hoặc đã chết. Những người khác tiếp tục miệt mài đào bới bằng tay những đống đổ nát với hi vọng tìm thấy người còn sống sót. Trên đường phố Port-au-Prince, thi thể người chết nằm chất đống.

Sức mạnh động đất “bằng vài quả bom nguyên tử”

“Port-au-Prince đã bị san phẳng”, CNN dẫn lời đại diện Haiti tại LHQ Felix Augustin. Các quan chức Haiti đưa ra nhiều con số thương vong khác nhau. Ông Augustin ước tính số người chết vào khoảng 100.000.

Thủ tướng Jean-Max Bellerive cảnh báo con số thương vong có thể lên đến “hàng trăm nghìn”, trong khi Tổng thống Rene Preval cho biết theo các ước tính ban đầu, số người thiệt mạng là 30.000 - 60.000. “Vẫn còn quá sớm để đưa ra con số chính xác”, ông Preval khẳng định.


Cảnh đổ nát hoang tàn ở Port-au-Prince - Ảnh: Reuters


CNN dẫn lời giáo sư địa chất Roger Searle thuộc khoa Khoa học Trái đất, ĐH Durham (Anh) mô tả sức mạnh của cơn địa chấn “tương đương với vài quả bom nguyên tử”. Ông Searle cho biết sự kết hợp giữa sức mạnh 7 độ richter và tâm chấn rất nông, chỉ khoảng 8km dưới lòng đất, đã làm tăng mức độ tàn phá của thảm họa.

Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết trận động đất đã ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu người Haiti, chiếm 1/3 dân số nước này. Theo Cơ quan nghiên cứu địa chất Mỹ, khoảng 10 triệu người trong khu vực cảm nhận được trận động đất, trong đó có 2 triệu cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh.

16 nhân viên LHQ đã chết, 150 mất tích

Theo CNN, mới đây, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố ít nhất 16 trong số 9.000 thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Haiti đã thiệt mạng, trong đó có 11 lính Brazil. Tổng thống Haiti Reval cho biết trưởng phái đoàn LHQ tại Haiti là Hedi Annabi cũng đã thiệt mạng. Khoảng 150 nhân viên LHQ vẫn đang mất tích sau khi tòa trụ sở của LHQ tại Port-au-Prince sụp đổ.

Reuters cho biết tại Port-au-Prince, hàng chục nghìn ngôi nhà, bệnh viện, trường học, nhà dân…đều sụp đổ hoàn toàn. Khoảng 3.000 cảnh sát và lính gìn giữ hòa bình LHQ đang dẹp các đống đổ nát, điều khiển giao thông, và giữ gìn trật tự tại thủ đô.

“Đi qua các đống đổ nát để thu gom xác chết cũng là nhiệm vụ bất khả thi”, phóng viên CNN mô tả. “Ở đây chẳng có máy móc để đào bới các đống đổ nát, mọi người đang làm chuyện đó bằng tay không”.


Người dân đào bới các đống đổ nát bằng tay để tìm người mất tích - Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn vẫn xảy ra. Người phát ngôn LHQ Elisabeth Byrs mô tả nạn trộm cắp, cướp phá bắt đầu xuất hiện. Những kẻ cướp bóc lao vào các cửa hàng còn đứng vững trên mặt đất thu gom hàng hóa, rồi hòa mình vào dòng người đang vật vờ trên đường phố.

Nhà tù chính của thành phố cũng đã sụp đổ, và có tin nhiều tội phạm đã trốn thoát. Hàng trăm người không bị thương hoặc bị thương nhẹ, dắt díu nhau rời thủ đô Port-au-Prince.

Haiti cần sự giúp đỡ

“Chúng tôi cần thuốc men, cần sự hỗ trợ y tế”, Tổng thống Preval thống thiết kêu gọi trên CNN. Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết khoảng 3 triệu người Haiti gần sự hỗ trợ. Hiện tại, hàng loạt quốc gia đã bắt đầu tổ chức đưa hàng cứu trợ đến Haiti.

Theo AP, Mỹ đã ngừng các chuyến bay thương mại đến Haiti và bắt đầu gửi hàng cứu trợ. Tổng thống Barack Obama cho biết Washington đã đưa tàu thủy, trực thăng, máy bay chở hàng, và 2.000 lính thủy đánh bộ đến Haiti. “Chúng ta cần phải giúp đỡ họ trong thời điểm khó khăn này”, ông Obama khẳng định.

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đại sứ đặc biệt của LHQ ở Haiti, kêu gọi công chúng gửi tiền mặt cho các tổ chức cứu trợ để mua thực phẩm, nước ngọt, hỗ trợ y tế cho Haiti. Ông Clinton cũng yêu cầu các nước thực hiện cam kết hỗ trợ cho Haiti.

Theo CNN, chính quyền và các tổ chức cứu trợ rất nhiều nước đã cam kết sẽ giúp đỡ Haiti. Các nhóm khẩn cấp từ Trung Quốc, Iceland, Pháp.. đã bắt đầu lên đường đến Haiti. Tây Ban Nha đã gửi 4,35 triệu USD hàng cứu trợ đến, Cuba, Nga đưa các bác sĩ và cứu trợ y tế đến.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho biết LHQ sẽ chuyển cứu trợ 10 triệu USD đến Haiti ngay lập tức, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết hỗ trợ 100 triệu USD.

HIẾU TRUNG

DIỄN BIẾN TRẬN ĐỘNG ĐẤT KINH HOÀNG TẠI HAITI NHỮNG NGÀY QUA

TT - Trận động đất 7 độ Richter tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti vào chiều 12-1 đã “gần như chôn vùi mọi thứ” từ các căn nhà ổ chuột đến tòa nhà quốc hội, dinh tổng thống, các trụ sở của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới. Số người chết và bị thương chưa thống kê, nhưng các hãng tin lớn đều nói có thể là hàng ngàn người.


Bản đồ khu vực xảy ra động đất - Ảnh: AP - Đồ họa: VĨ CƯỜNG


“Chỉ còn biết cầu nguyện”

* Tuổi Trẻ đã cố gắng liên lạc với văn phòng của Hội Chữ thập đỏ quốc tế tại Haiti nhưng điện thoại không thể kết nối. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, công sứ VN tại Cuba Nguyễn Xuân Vượng cho biết “có thể không có người VN tại Haiti”.

* Tối 13-1, ông Nguyễn Đức Quang, tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global), khẳng định Viettel chưa có nhân viên nào có mặt ở Haiti. Đầu năm nay, Viettel vừa hoàn tất việc thương thảo với Công ty viễn thông Teleco của nước này để mua 70% cổ phần của Teleco, trị giá khoảng 59 triệu USD, nhưng chưa tiến tới ký kết hợp đồng. Viettel dự tính thiết lập khoảng 2.000km cáp quang nhằm phát triển Internet băng thông rộng đến vùng sâu, vùng xa tại Cộng hòa Haiti.

H.Giang - H.M.

Đây là trận động đất mạnh nhất trong 200 năm qua ở Haiti. Trận động đất xảy ra lúc 16g53 ngày 12-1 (giờ địa phương) lại được tiếp nối với hai dư chấn mạnh 5,9 và 5,5 độ Richter làm xe hơi bị văng lên cao ngay trên đường. Tâm chấn động đất nằm cách trung tâm Port-au-Prince chỉ 15km về phía tây ở độ sâu 8km, theo thông số từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS).

Tại thủ đô Port-au-Prince, nơi có khoảng 1 triệu dân, khung cảnh vô cùng hoang tàn thê lương. Xác chết nằm lăn lóc trên đường, nhiều phụ nữ bò ra từ đống đổ nát vẫy tay cầu cứu. Một nhân chứng mô tả: “Cả thủ đô bị bao phủ dưới những đám mây bụi khổng lồ và sự hoảng loạn diễn ra toàn diện”.

CNN cho biết liên lạc bằng điện thoại với Haiti tốt nhất cũng chỉ ở mức chập chờn và chủ yếu phải dựa vào Internet, qua các trang mạng xã hội như Twitter hay YouTube. “Tất cả mọi người cắm trại nằm la liệt ngoài trời, dưới bầu trời đầy sao để rồi sáng mai thức dậy như chứng kiến một cơn ác mộng” - phóng viên ảnh Frederic Dupoux viết trên Twitter vào sáng 13-1. Một người phát ngôn của Hội Chữ thập đỏ quốc tế cho biết có thể hơn 3 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất vừa qua.

Quy mô của thảm họa vẫn chưa rõ và thậm chí thống kê sơ bộ số người chết cũng là không thể, nhưng Reuters nói một chuyến đi vòng quanh thành phố thủ đô cho thấy hàng chục ngàn người đã mất nhà cửa và hàng ngàn người có thể đã thiệt mạng.

“Các bệnh viện không thể xử lý tất cả những nạn nhân. Haiti chỉ còn biết cầu nguyện” - bác sĩ và cựu nghị sĩ Louis-Gerard Gilles nói với AP khi ông đang giúp đỡ những người sống sót. Bà Valerie Moliere, 50 tuổi, được cha đưa ra khỏi đống đổ nát ngôi nhà của mình, kể lại trên Đài truyền hình Mỹ ABC: “Thật tồi tệ, tôi không thể đứng lên nổi, cứ nằm dưới sàn và cha tôi ra phải lôi tôi khỏi nhà, còn bên ngoài mọi người vừa chạy vừa la hét. Tất cả những gì tôi nhìn thấy là người ta chạy tán loạn khắp nơi, ôm lấy nhau và khóc lóc”. “Tất cả chỉ là bóng tối và sự sợ hãi” - Jean Bernard, một người dân ở Port-au-Prince, mô tả với ABC.


Dinh tổng thống Haiti bị sập - Ảnh: Reuters


Liên Hiệp Quốc cũng tổn thất

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hầu hết là người Brazil, hiện đang cố gắng cứu những người sống sót ở tòa trụ sở cao năm tầng của họ, nhưng người đứng đầu lực lượng Alain Le Roy nói vào cuối ngày 12-1 rằng: “Vào thời điểm tôi đang nói chuyện đây, chúng tôi vẫn chưa cứu được ai”. Rất nhiều nhân viên của Liên Hiệp Quốc hiện đã mất tích, bao gồm cả trưởng phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại Haiti Hedi Annabi, người có mặt trong tòa nhà khi vụ động đất diễn ra.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cho biết có 100-150 người đang ở trong tòa nhà trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Port-au-Prince khi trận động đất xảy ra. Một số thi thể đã được đưa ra khỏi đống đổ nát và cũng có một số người được cứu sống. Hiện phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại Haiti bao gồm 7.000 binh sĩ, 2.000 sĩ quan cảnh sát và 500 nhân viên dân sự người nước ngoài. AP dẫn lời đại sứ Mexico tại Haiti Robert Manuel khẳng định Tổng thống Haiti Rene Preval và phu nhân vẫn còn sống dù dinh tổng thống đã sụp đổ hoàn toàn sau trận động đất.

Bộ trưởng Hợp tác Pháp Alain Joyandet ước tính 200 người đã mất tích sau khi khách sạn Montana ở thủ đô Port-au-Prince, chuyên dành để đón tiếp du khách nước ngoài - đặc biệt là người Pháp làm việc ở nước này, bị sụp đổ trong trận động đất. Khoảng 300 người đã ở trong khách sạn Montana vào thời điểm xảy ra động đất. Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Port-au-Prince cũng bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hiện có khoảng 1.400 người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Haiti. Đại sứ quán Pháp đã quyết định dựng lều tạm để công dân nước này sơ tán. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng khẳng định ít nhất bảy công dân nước này đang bị mất tích tại Haiti.

AP nói trận động đất có thể được cảm thấy ở Cộng hòa Dominica - nước có cùng biên giới với Haiti trên đảo Hispaniola, và một số cư dân ở thủ đô Santo Domingo đã hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Tại miền đông Cuba, một số căn nhà cũng lung lay, nhưng tới thời điểm này chưa có thông tin về thiệt hại ở các khu vực nói trên. Vì trận động đất, điện và điện thoại ở Port-au-Prince đã bị cắt, khiến các thống kê thiệt hại càng thêm khó khăn.

HẢI MINH

Haiti đã nghèo còn mắc eo


Một người đàn ông ở Port-au-Prince ôm xác cô con gái nhỏ khóc trong đau đớn sau trận động đất - Ảnh: Reuters


Haiti nằm ở khu vực Caribê, dân số khoảng 9 triệu người. Đây là quốc gia nghèo thứ hai tại Tây bán cầu, theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế năm 2009.

Haiti cũng là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới, với gần 70% dân số sống với thu nhập chưa đến 2 USD/ngày. Từng là thuộc địa của Pháp, Haiti giành độc lập năm 1804. Tuy nhiên trong 206 năm qua, đất nước nhỏ bé này gần như chưa có một ngày bình yên. Hơn 30 vụ đảo chính và hàng trăm thảm họa thiên tai đã phá hủy hầu hết hệ thống cơ sở hạ tầng và khiến đất nước này lệ thuộc gần như hoàn toàn vào trợ cấp nước ngoài.

* 1994: Bão Gordon khiến gần 1.000 người Haiti bị chôn vùi trong những đợt lở bùn do phá rừng trên diện rộng.

* 1998: Bão Georges khiến 400 người chết và phá hủy 80% mùa màng.

* 2004: Bão Jeanne gây lụt lội khiến 3.000 người thiệt mạng, chủ yếu ở thành phố phía bắc Gonaives.

* 2008: Bốn cơn bão nhiệt đới lớn khiến hơn 800 người thiệt mạng và khoảng 1 triệu người bị nạn. Gần 23.000 ngôi nhà bị phá hủy. Bão ảnh hưởng tới 800.000 người và phá hủy 70% mùa màng cả nước. Thiệt hại 1 tỉ USD, tương đương 5% GDP của Haiti.

HẠNH NGUYÊN tổng hợp

Thế giới chung tay


Cứu chữa một nạn nhân trẻ em trong vụ động đất tại thủ đô Port-au-Prince, Haiti rạng sáng 13-1 (giờ Việt Nam) - Ảnh: Reuters


* Liên Hiệp Quốc: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cho biết đang theo dõi sát tình hình ở Haiti.

* Mỹ: Tổng thống Barack Obama cho biết nước này cam kết sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp cho Haiti. Lực lượng tuần duyên Mỹ cũng đã đưa số lượng lớn canô và máy bay đến gần Haiti để cứu trợ nhân đạo khi cần thiết. Ngoài ra, Cơ quan viện trợ USAID và Bộ tư lệnh quân khu miền Nam của Mỹ đang khẩn trương phối hợp đánh giá những thiệt hại để hỗ trợ Haiti. Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ đã gửi 72 nhân viên, chó nghiệp vụ và 48 tấn dụng cụ cứu trợ đến Haiti trong ngày 13-1.

* Canada, Pháp đã lên tiếng sẵn sàng viện trợ tài chính cũng như các phương tiện cứu trợ nhân đạo khác cho Haiti ngay sau khi động đất xảy ra.

* Ngân hàng Thế giới cũng cho biết sẽ gửi một đội ngũ chuyên gia đến hỗ trợ Haiti đánh giá thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai.

* Venezuela: chính phủ đã gửi một nhóm trợ giúp nhân đạo đến Haiti bao gồm 50 nhân viên cứu hộ cùng thực phẩm và thuốc men.

* Colombia: chính phủ cho biết đang sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi trợ giúp của Haiti.

* Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID): đã tháo khoán khẩn cấp trước 200.000 USD cho Haiti để cung cấp nước, thực phẩm, thuốc men và lều ở tạm cho các nạn nhân.

* Liên minh châu Âu (EU) đã gửi 4,3 triệu USD cứu trợ, Đức cam kết 1,45 triệu USD, Trung Quốc 1 triệu USD. Đài Loan, Bỉ, Thụy Điển và Tây Ban Nha đều cử các đoàn cứu hộ khẩn cấp và hỗ trợ các thiết bị y tế cho Haiti.

MỸ LOAN