Nguyễn Khuyến dạy con
Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ
Vũ Quần Phương
Đại đoàn kết
09:45' PM - Thứ hai, 06/02/2006
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) là bậc khoa bảng lớn, ba lần đỗ đầu cả ba cấp thi: Giải nguyên (thi hương 1864) rồi hội nguyên, đình nguyên (trong năm 1871). Nhưng để đạt được tam nguyên ấy là cả một khổ công và nhiều cay đắng. Lều chõng đầu đời trượt liền ba khoá thi hương 1855, 1858, 1861. Đến nỗi đã toan bỏ thi, đi dạy học, vĩnh viễn làm ông đồ. Thi Hội các khoa 1865, 1868, và cả ân khoa 1869 lại liên tiếp trượt. Khoá sau, năm 36 tuổi mới đỗ. Đã đỗ thì lại đỗ đầu. Đạt được bằng cấp cao nhất nhì thiên hạ (Trần Bích San cũng tam nguyên) là công phu ngót 30 năm đèn sách. Thơ Nôm, thơ Hán đều sâu sắc tài tình. Quả là người có chân tài và thực học. Nhưng đường hoạn lộ lại chẳng hanh thông: Làm Sử quán trong triều, làm Đốc học rồi án sát Thanh hoá. Sau 3 năm về tang mẹ trở lại triều làm biện lý bộ Hộ, rồi bố chính Quảng Ngãi. Bị giáng phạt lại điều về Sử quán. Cái chí học giỏi để làm quan giúp đời thế là không thành. Năm 1884, khi Pháp đã thống trị trên toàn cõi nước ta, Nguyễn Khuyến mới ở tuổi 50 đã xin cáo quan về quê ở ẩn.
Nguyễn Khuyến là một trong hai nhà thơ cổ điển cự phách trong buổi xế chiều của nền cựu học. Bài viết này chỉ xin nương theo 10 bài thơ dạy con của ông mà tìm hiểu quan niệm học hành lẫn quan niệm lập thân, lập nghiệp, của bậc đại trí thức giàu nhân cách ấy.
Nguyễn Khuyến có tới 13 bài thơ chữ Hán mang chủ đề dạy con, đều viết sau khi ông cáo quan về Yên Đổ, khi các con ông đã bắt đầu khoa cử, bước vào môi trường Nho sĩ như ông xưa. Dạy con cũng chính là nỗi lòng người tri thức lớp trước tâm sự chí hướng, bàn giao nghĩa vụ với lớp đi sau. Nỗi niềm trí thức về mối tương quan giữa mình với đời, về phép xuất xử, về danh, về chí… thời nào chả có. Nhưng không phải ai cũng thích bộc lộ, càng không dễ bộ lộ hết, bộc lộ rõ. Lẻ Quý Đôn xưa chẳng từng khuyên kẻ sĩ phải khoe sáng giấu tó, lúc nào cũng như ngu như đần để tồn tại đấy thôi. Nguyễn Khuyến chắc cũng biết để lộ cái hậu trường lòng mình thì dễ nhiều hậu hoạ. Ông đã dùng thơ chữ Hán để kín đáo, ít quảng bá hơn, mà vẫn tìm đúng tri kỷ. Nhưng đây là thơ dạy con, dặn con, nhớ con, gửi cho riêng con, không thể không nói hết. Nguyễn Khuyến vốn là người nặng nghĩa cha con. Ông cáo quan thì con mới bắt đầu hoạn lộ, bao điều thiêng liêng, gan ruột, tích chứa trong cả đời người lận đận, gian lao, ông muốn trao cả cho con, giúp con hành trang để vào đời. Lời ngắn gọn mà sâu sắc, ý bình dị mà thiết thực gần đời, giàu tính khả thi… Trong 10 bài ấy chỉ có một bài ông tự dịch ra thơ Nôm. Ngày xuân dặn các con:
(…)
Sách vở ích chi cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
Xuân về ngày loạn càng lơ láo
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ
(…)
Bài thơ viết sau 3 năm cáo quan. Ông đại khoa tự thấy chữ nghĩa đã thành vô tích sự. Học vị học hàm nghĩ càng thêm thẹn. Nước loạn lạc, người cùng đường, xuân về sao lơ láo ngất ngơ. Hai câu kết như tiếng thở dài, trách con, dặn con mà đau đớn ở lòng mình:
Lẩn thẩn lấy chi đến tấc bóng
Sao con đàn hát vẫn say sưa
Bố không biết làm gì để đền cho năm tháng đời mình đang vô vị trôi đi, mà sao con đàn hát say sưa thế. Ông đại khoa này không chỉ cáo quan mà cáo hết các thú vui xa lạ với dân tình dân cảnh. Có lần tả Hội thăng bình, quốc khánh Pháp, ông mở đầu
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Kìa là đứng xa mà nhìn, đứng ngoài mà tả, thân mình không đính gì vào cái hội ấy. Trong chữ bao nhiêu nghe rõ một giọng chì chiết, thấy rõ một cái bĩu môi. Với Nguyễn Khuyến, không làm được gì cho dân nước khỏi cơn bĩ vận thì có danh cũng chỉ là danh hão, may ra hơn được đưa ăn mày, mà xét thực lực thì tài năng còn kém cá thăng đi ở
Phủ danh hữu hạnh do tiên cái
Thực lực phi tài thượng thượng nô
Nhà trí thức Nguyễn Khuyến có một ưu điểm là biết tự xấu hổ. Có được những câu thơ ấy là một sự đối điện với lòng mình quyết liệt lắm. Ông còn viết Kẻ thù còn đó chưa dám đọc Kinh Xuân Thu (Hữu cừu vị cám độc Xuân Thu) Khổng tử viết Kinh Xuân Thu ca ngợi nhà Chu đả kích phản nghịch. Nguyễn Khuyến tự thấy mình chưa làm được việc ấy, nên không dám đọc Xuân Thu. Sự tự xấu hổ đối với kẻ sĩ bao giờ cũng là cần thiết. Vì đám người này vốn lắm lý sự lấp liếm, nguy biện. Hỏi con: Sao con đàn hát say sưa là một cách đánh thức sự xấu hổ trí thức.
Nỗi lòng dân nước thường trục trong lòng Nguyễn Khuyến nhưng không phải để cao đàm khoát luận. Ông đại khoa này rõ lắm cái nhược điểm phổ biến của các ông được tiếng là trí thức ở cái bệnh rông dài, nói thì nghe hay nhưng chả dùng được vào việc gì. Ông khuyên con học hái yếu nghi phòng phiếm dật (Bế học cần nhất là đừng phù phiếm). Phù phiếm là học lấy danh chứ không phải lấy kiến thức giúp đời. Bề bề tiến sĩ, giáo sư nhưng không thêm cho đời được củ khoai, cái bắp mà chỉ ăn hại đái nát. Nguyễn Khuyến từng có thơ lỡm cái lũ tiến sĩ giấy này Tưởng rằng đỗ thật hóa ra đỗ chơi. Cũng phải từ một kinh nghiệm thực học mới có lời khuyên ấy, mới có cách học ấy. Và lời khuyên tiếp theo là cả một kinh nghiệm sống của người trong cuộc Nho gia thận vật yếm cơ hàn (Nhà Nho nhất thiết chớ ngại đói rét). Với Nho gia nghĩa rộng là với những người có học, thì điều quan trọng nhất là không được sợ đói rét. Đói rét thì ai chả sợ, nhưng Nguyễn Khuyến đã nghiệm thấy loại người đệ nhất sợ đói rét là đám tri thức. Người lao động thô sơ sợ đói rét thì bán cơ bắp, anh trí thức sợ đói rét thì bán tri thức, bán tâm hồn. Coi không sợ đói rét là tiêu chuẩn đầu tiên của trí thức là kinh nghiệm thời cuộc thực tiễn của ông tiến sĩ cáo quan này. Đọc thơ thấy Nguyễn Khuyến cáo quan không dễ dàng chút nào, nhiều cân nhắc đắn đo lắm. Nhưng ông đã vượt qua được, rời bỏ được cõi đặc quyền đặc lợi, vì nghĩ cho cùng - biết xấu hổ
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
Nguyễn Khuyến dạy con từ kinh nghiệm bản thân trong thực tiễn thời cuộc ấy. Ông từ quan thì con lại ra làm quan. Ông không phản đối mà mừng, nhưng ông vẫn kịp cảnh báo: Làm quan khó ở chỗ biết cách làm: Danh tiếng nếu quá lừng lẫy e lấn át mất khí tiết (Danh cư quá mãn ưu tăng tiết). Nghe như nghịch lý. Sao lại đối lập danh với tiết. Danh tiết thường di với nhau kia mà. Nhưng biện chứng của đời là vậy đó. Danh là cái bóng của người. Nhưng danh lẫy lừng quá, người dễ thành cái bóng của danh, nó bắt người khóc cười theo cái vai hư ảo của nó chứ không còn theo nhu cầu của người nữa. Kẻ sĩ mải giữ mặt, sĩ diện, là cái người đời trông thấy, mà quên giữ lòng, giữ chí là cái khuất nẻo nhưng lại thật tà mình. Trong một bài khác, ông lại đua ra cân nhắc : Trong sự học, điều đáng quý là ớ chỗ nào. Nếu chỉ giành cái tiếng tức là mất chí hướng. Danh tiếng là quý. Nguyễn Công Trứ chẳng từng phấn đấu phải có danh gì với núi sông đấy thôi. Nhưng danh tiếng cũng chỉ là cái áo mặc ngoài của chí hướng. Chẳng lẽ vì áo quần mà chịu mất hình hài. Đời người có những lúc ngặt nghèo. Nhưng chỉ có thể chịu người đời rẻ rúng ta, chứ ta mà cũng khinh ta nữa thì không còn lý do tồn tại. Ông già Nguyễn Khuyến đi hết vòng khoa bảng, nổi tiếng hay chữ một thời, lại khuyên con một cách nhìn cái danh cái tiếng như vậy, thật thâm trầm và thực tiễn.
Ông lại khuyên: Bé hoạn sóng gió chí nên chèo với tấm lông coi nhẹ (Hoạn đào chí dĩ khinh tâm trạo). Thời ấy kẻ sĩ muốn giúp đời chỉ có cách làm quan. Nhưng được làm quan rồi mới biết làm quan khó. Thăng giáng không mấy ai tránh được. Bận tâm về chuyện cao thấp cái chỗ mình ngồi thì suốt đời lo âu, tự mình làm khổ mình và tiêu tan chí hướng. Nguyễn Khuyến chắc không nhằm khuyên đạo đức khiêm cung của thánh hiền ở đây mà ông khuyên con cách sống tự bảo vệ mình. Ông chả từng mừng rõ khi cáo quan về nhà thấy mình vẫn còn là mình, đó sao... Còn mình là còn cả vì xưa nay phong hội đâu là cuối? Vương bá công danh chỉ việc thường. Vận hội còn đổi thay, vương bá này đâu phải vĩnh viễn. Nguyễn Khuyến buồn nhưng không bi quan là vậy ông dùng nhận thức quy luật để thắng tình thế, để bảo vệ nội lực. Tâm hồn ông còn trò chuyện, còn khuyên nhủ được với chúng ta hôm nay chính nhờ nội lực ấy. Ông mỉa mai sách vở là để cười chua chát cái thân phận mình chứ có bao giờ ông coi thường sự học. ông theo từng chặng học hành của con, nhẩm theo con từng ngày đường đất đi thi.
Bấm đốt con ta đường vào Huế
Sáng nay chắc đã quá Đèo Ngang.
Ông vẫn mong ước :
Sắp già ta đã về vườn cũ
Vui ngóng bào hoa con được ban.
Nguyễn Khuyến có tới 3 bài thơ Ngày xuân dặn con. Những lời khuyên buổi đầu năm mới, quả có nhiều ngẫm nghĩ thuộc vào những tổng kết sơ kết một đời người. Tài sản ông bàn giao lại cho con chỉ có hai thứ
Chín sào tư thố là nơi ở
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Chín sào đất ở để con an cư và một bó sách sách nát đế con giữ nghiệp nhà. Ông coi trọng chữ nghĩa biết chừng nào. Nhung ngay sau đó ông lại khuyên con:
Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà
Đây không phải như bài hát mẫu giáo dạy trẻ yêu chú công nhân, cô nông dân, để tỏ vẻ yêu lao động, mà là một phong cách sống trọng thiết thực, chống lại cái cố tật lông bông phù phiếm của các ông kẻ sĩ hết gạo chạy rông.
Nguyễn Khuyến biết ơn sợi tơ, hạt gạo nuôi mình cái mặc, cái ăn, ông cũng hiểu nghiệp thi thư là khó, (từng thi trượt tới sáu bảy lần thì thấm thía quá chứ), và người có tri thức là người đáng trọng. Điều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con. Lời khuyên do vậy thân gần, thiết thực nhưng lại là nền móng cho con cái, rộng hơn cho kẻ sĩ nhiều đời, lập thân, lập nghiệp.
Nguồn: Đại đoàn kết
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009
THE RICE OF THE FAMILY NOWADAYS
Buổi cơm trong gia đình
Thái Kim Lan
Tạp chí Tia Sáng
03:42' PM - Thứ sáu, 07/08/2009
Nhà thơ Tản Đà khi luận về “ăn ngon” đã cho rằng “người cùng ăn” và “chỗ ăn” là hai trong bốn điều kiện cần thiết để một bữa ăn được cho là ngon: “Đồ ăn ngon mà người cùng ăn không ngon thi cũng không ngon”!
Ngoài “rau sắng chùa Hương” hay con mực của biển Nha Trang, con cá nục cửa Thuận An, trái thơm trái mít làng Hồ hay những thổ sản đặc trưng trên khắp đất nước là những yếu tố vật chất cho buổi cơm ngon, các thứ chén đĩa như khía cạnh mỹ thuật làm đẹp con mắt, vì ta cũng thường ăn bằng mắt, Tản Đà đã chiêm nghiệm về cái tình “người cùng chia sẻ bữa ăn” và không gian đầm ấm thân mật của bữa ăn ngon, “chỗ ngồi cũng phải ngon ăn mới ngon”.
Có thể nói, hai yếu tố quan trọng này đến từ kinh nghiệm ban sơ về những buổi ăn chung trong gia đình, những buổi ăn trong sự yêu thương che chở của cha mẹ, trong không khí thân thương, khi mọi người quây quần chung quanh mâm cơm, cùng chia nhau chén cơm con cá với anh chị em, dưới mái nhà thường vang tiếng cười thanh xuân hay tiếng khóc sơ sinh. Những kỷ niệm “ăn chung” trong gia đình hay đại gia đình, dù buổi cơm đạm bạc với nước mắm kho hay cầu kỳ với cao lương mỹ vị, cùng nhau chan chung bát canh, cùng nhau chấm chung chén nước mắm hay nước chấm do mẹ pha, là những kỷ niệm để đời, khó quên.
Cho nên rốt cùng điều mà ta nhớ nhất khi xa nhà, lang thang trên đất khách, khi trưa đến hay chiều về, dạ dày cồn cào, thì không ai khác hơn nó, chính cái dạ dày bắt nhớ - dù ta không muốn nhớ - đến con cá bống thệ kho khô, bát canh rau bồng tơi bồng ngọt, vị gạo thơm dẻo trên đầu lưỡi của mẹ đã cho ăn ngày trước. Hình ảnh “khói lam chiều” trên mái tranh, bếp lửa vùi rơm trở nên biểu tượng hạnh phúc gia đình trong thi ca, nhưng nỗi nhớ quặn về quê mẹ chính từ khúc ruột, từ đáy lòng ấy.
Ai đi xa cũng phải nhận là nhớ nhà đi liền với thèm nhớ những món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Sự gắn bó yêu thương với người thân, với gia đình bắt đầu bằng những điều thật là cụ thể như thế của năm giác quan: vị mặn, cay, đắng, chát, ngọt ngào của thức ăn, chúng có sức giữ cho bộ nhớ giác quan linh động và có thể trở về sống động trong những lúc con người cô đơn hay thiếu thốn, chúng trào dâng trên chót lưỡi một thứ hoài niệm đầy ứ vật chất và tinh thần. Chúng là chứng tích nguyên sơ nhất của tình thương.
Con người một khi đã nếm những vị của tình thương vừa thực tế vừa bao dung của mẹ cha, thì đi đâu cũng không thể quên được cội nguồn.
Buổi cơm gia đình còn cho ta nhiều hơn những lần chim mẹ mớm mồi cho chim con. Trên chiếc chiếu hoa, mâm cơm ở giữa hay trên chõng tre, trên bộ ván ngựa bằng gỗ hay quanh bàn ăn, không gian ấy là “cái tổ” của sự đùm bọc, nó có giá trị về tính hợp quần nhân bản như “chim có đàn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có ngựa cùng đua nước đua mới mạnh”. Nó là thứ tình gắn bó với mái nhà gia tộc.
Bạn bè tha hương khi gặp nhau ăn cơm, thường bảo ăn một mình không thấy ngon, có anh chị em ăn chung, buổi ăn trở nên ngon, các gương mặt cùng nhau nhìn vào một trung tâm, vị giác khứu giác thị giác trở nên sôi nổi và dạ dày, - dạ dày quan trọng cho tình thương – trở nên linh hoạt thúc dục gắp món ăn. Ăn một mình là chỉ ăn lấy no hoặc ăn tham, ăn với nhau mới thực là “ăn ngon” nhờ sự tham dự của người bên cạnh. Chính sự hợp quần này nâng phẩm chất của buổi ăn gia đình lên một tầng cao hơn về “ngon”.
Ngoài ý nghĩa kinh tế của buổi ăn chung, thường được đánh giá là tiết kiệm ngân sách gia đình, như các bà mẹ thường nói, ăn chung “lợi chén lợi đũa”, ăn chung là ăn ngon.
Ngày nay, khi điều kiện sống khả quan hơn, con người kiếm được nhiều tiền hơn, lại ít thì giờ hơn vì bề bộn công việc, có khuynh hướng cho rằng buổi cơm gia đình đã hết chức vụ dè xẻn kinh tế, sẽ không còn tồn tại nữa và nếp sống con người cũng đổi khác với ảnh hưởng nếp sống “fast food” Âu- Mỹ. Ăn dọc đường hay ăn cơm “take away” dần dần trở nên “mốt”, vừa nhanh vừa tiện. Nhưng hình như trong những lúc ăn như thế, con người như nuốt luôn cả sự lẻ loi, cô đơn vào trong dạ dày và chà xát nó với chất xót “stress”. Nhiều chứng bệnh đau dạ dày có lẽ đến từ những buổi ăn…thiếu chất thương yêu.
Buổi ăn gia đình Việt Nam là biểu tượng ý nghĩa xã hội Việt Nam được hiểu như một lối sống đầy tình cảm tập thể với cách xếp chỗ ngồi quanh một mâm tròn, bát canh được đặt ở giữa mâm cùng với bát nước chấm chung, khác với cách “bày bàn ăn” Tây phương, trọng cá nhân, phân chia rạch ròi từng phần ăn riêng rẻ, tuy cùng ngồi chung một bàn. Nhưng Đông hay Tây, sự cùng ngồi ăn vẫn được đánh giá là buổi họp mặt gia đình thú vị, đầm ấm nhất, và món ăn của mẹ hay chị hay anh em, - ngày nay đàn ông Tây phương biết nấu khéo không thua đàn bà - thường vẫn được ngợi ca và yêu thích, vẫn là những đề tài thích thú trong những câu chuyện gia đình, trong các cuộc gặp gỡ bạn bè trong lúc cùng thưởng thức những món ăn đặc biệt tự tay nấu nướng.
Mặc dù ngày nay, cơ cấu gia đình Tây phương không còn chặt chẽ như xưa theo với đà phát triển kinh tế, sự phân chia bổn phận và lao động đã thay đổi nhịp sống ăn uống, gia đình không còn là nơi tập trung hằng ngày cho việc ăn uống, người Âu châu vẫn còn giữ được ít nhất trong ngày một buổi ăn chung, nhất là buổi ăn sáng trước khi đi làm hay buổi chiều, sau giờ làm việc, đó là lúc mọi người trong gia đình gặp nhau để trao đổi nhanh, chuyện trò và thăm hỏi, chúc sức khoẻ trước khi bắt tay vào công việc hay trước khi đi nghỉ, hoặc lo việc riêng cá nhân. Tiến bộ kỹ thuật tiện lợi cho việc tổ chức đời sống cá nhân và sự cải thiện hợp lý công việc cho phép người Tây phương có đủ điều kiện để sống sung túc riêng cho cá nhân, nhưng họ vẫn nuôi dưỡng đời sống tập thể và xem trọng tình thân. Bởi vì buổi ăn chung trong gia đình là cơ hội tự nhiên nhất để thể hiện sự hài hoà thân ái, nó đem lại ý nghĩa và nâng cao phẩm chất sống hợp quần.
Người Đức thường nói “Tình thương để qua cái dạ dày”. Vâng, nhờ mẹ nấu cơm ngon mà con thương mẹ như “cá với cơm”, và ngược lại, chính cái dạ dày có sức khỏe hay không là do tình thương, do phẩm chất ăn “ngon”, ăn vui, ăn thích, ăn chung, cọng ngọt sẻ bùi.
Dạ dày của con người cần phẩm chất “ăn ngon”, ngoài “ăn no”, “ăn ních”, nó cần thức ăn tinh thần kèm theo với con cá, miếng thịt, dưa cà… Thiếu món ăn tinh thần, thiếu ánh mắt yêu thương của người cùng ăn, bàn tay yêu thương của mẹ, sự đồng tình của anh em, dạ dày có thể nhuốm bệnh - bệnh dạ dày thường do nhiều nguyên nhân tinh thần, do sự thiếu tình thương, do stress, do thiếu tình người…
Dù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?
Nguồn : Tạp chí Tia Sáng
Thái Kim Lan
Tạp chí Tia Sáng
03:42' PM - Thứ sáu, 07/08/2009
Nhà thơ Tản Đà khi luận về “ăn ngon” đã cho rằng “người cùng ăn” và “chỗ ăn” là hai trong bốn điều kiện cần thiết để một bữa ăn được cho là ngon: “Đồ ăn ngon mà người cùng ăn không ngon thi cũng không ngon”!
Ngoài “rau sắng chùa Hương” hay con mực của biển Nha Trang, con cá nục cửa Thuận An, trái thơm trái mít làng Hồ hay những thổ sản đặc trưng trên khắp đất nước là những yếu tố vật chất cho buổi cơm ngon, các thứ chén đĩa như khía cạnh mỹ thuật làm đẹp con mắt, vì ta cũng thường ăn bằng mắt, Tản Đà đã chiêm nghiệm về cái tình “người cùng chia sẻ bữa ăn” và không gian đầm ấm thân mật của bữa ăn ngon, “chỗ ngồi cũng phải ngon ăn mới ngon”.
Có thể nói, hai yếu tố quan trọng này đến từ kinh nghiệm ban sơ về những buổi ăn chung trong gia đình, những buổi ăn trong sự yêu thương che chở của cha mẹ, trong không khí thân thương, khi mọi người quây quần chung quanh mâm cơm, cùng chia nhau chén cơm con cá với anh chị em, dưới mái nhà thường vang tiếng cười thanh xuân hay tiếng khóc sơ sinh. Những kỷ niệm “ăn chung” trong gia đình hay đại gia đình, dù buổi cơm đạm bạc với nước mắm kho hay cầu kỳ với cao lương mỹ vị, cùng nhau chan chung bát canh, cùng nhau chấm chung chén nước mắm hay nước chấm do mẹ pha, là những kỷ niệm để đời, khó quên.
Cho nên rốt cùng điều mà ta nhớ nhất khi xa nhà, lang thang trên đất khách, khi trưa đến hay chiều về, dạ dày cồn cào, thì không ai khác hơn nó, chính cái dạ dày bắt nhớ - dù ta không muốn nhớ - đến con cá bống thệ kho khô, bát canh rau bồng tơi bồng ngọt, vị gạo thơm dẻo trên đầu lưỡi của mẹ đã cho ăn ngày trước. Hình ảnh “khói lam chiều” trên mái tranh, bếp lửa vùi rơm trở nên biểu tượng hạnh phúc gia đình trong thi ca, nhưng nỗi nhớ quặn về quê mẹ chính từ khúc ruột, từ đáy lòng ấy.
Ai đi xa cũng phải nhận là nhớ nhà đi liền với thèm nhớ những món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Sự gắn bó yêu thương với người thân, với gia đình bắt đầu bằng những điều thật là cụ thể như thế của năm giác quan: vị mặn, cay, đắng, chát, ngọt ngào của thức ăn, chúng có sức giữ cho bộ nhớ giác quan linh động và có thể trở về sống động trong những lúc con người cô đơn hay thiếu thốn, chúng trào dâng trên chót lưỡi một thứ hoài niệm đầy ứ vật chất và tinh thần. Chúng là chứng tích nguyên sơ nhất của tình thương.
Con người một khi đã nếm những vị của tình thương vừa thực tế vừa bao dung của mẹ cha, thì đi đâu cũng không thể quên được cội nguồn.
Buổi cơm gia đình còn cho ta nhiều hơn những lần chim mẹ mớm mồi cho chim con. Trên chiếc chiếu hoa, mâm cơm ở giữa hay trên chõng tre, trên bộ ván ngựa bằng gỗ hay quanh bàn ăn, không gian ấy là “cái tổ” của sự đùm bọc, nó có giá trị về tính hợp quần nhân bản như “chim có đàn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có ngựa cùng đua nước đua mới mạnh”. Nó là thứ tình gắn bó với mái nhà gia tộc.
Bạn bè tha hương khi gặp nhau ăn cơm, thường bảo ăn một mình không thấy ngon, có anh chị em ăn chung, buổi ăn trở nên ngon, các gương mặt cùng nhau nhìn vào một trung tâm, vị giác khứu giác thị giác trở nên sôi nổi và dạ dày, - dạ dày quan trọng cho tình thương – trở nên linh hoạt thúc dục gắp món ăn. Ăn một mình là chỉ ăn lấy no hoặc ăn tham, ăn với nhau mới thực là “ăn ngon” nhờ sự tham dự của người bên cạnh. Chính sự hợp quần này nâng phẩm chất của buổi ăn gia đình lên một tầng cao hơn về “ngon”.
Ngoài ý nghĩa kinh tế của buổi ăn chung, thường được đánh giá là tiết kiệm ngân sách gia đình, như các bà mẹ thường nói, ăn chung “lợi chén lợi đũa”, ăn chung là ăn ngon.
Ngày nay, khi điều kiện sống khả quan hơn, con người kiếm được nhiều tiền hơn, lại ít thì giờ hơn vì bề bộn công việc, có khuynh hướng cho rằng buổi cơm gia đình đã hết chức vụ dè xẻn kinh tế, sẽ không còn tồn tại nữa và nếp sống con người cũng đổi khác với ảnh hưởng nếp sống “fast food” Âu- Mỹ. Ăn dọc đường hay ăn cơm “take away” dần dần trở nên “mốt”, vừa nhanh vừa tiện. Nhưng hình như trong những lúc ăn như thế, con người như nuốt luôn cả sự lẻ loi, cô đơn vào trong dạ dày và chà xát nó với chất xót “stress”. Nhiều chứng bệnh đau dạ dày có lẽ đến từ những buổi ăn…thiếu chất thương yêu.
Buổi ăn gia đình Việt Nam là biểu tượng ý nghĩa xã hội Việt Nam được hiểu như một lối sống đầy tình cảm tập thể với cách xếp chỗ ngồi quanh một mâm tròn, bát canh được đặt ở giữa mâm cùng với bát nước chấm chung, khác với cách “bày bàn ăn” Tây phương, trọng cá nhân, phân chia rạch ròi từng phần ăn riêng rẻ, tuy cùng ngồi chung một bàn. Nhưng Đông hay Tây, sự cùng ngồi ăn vẫn được đánh giá là buổi họp mặt gia đình thú vị, đầm ấm nhất, và món ăn của mẹ hay chị hay anh em, - ngày nay đàn ông Tây phương biết nấu khéo không thua đàn bà - thường vẫn được ngợi ca và yêu thích, vẫn là những đề tài thích thú trong những câu chuyện gia đình, trong các cuộc gặp gỡ bạn bè trong lúc cùng thưởng thức những món ăn đặc biệt tự tay nấu nướng.
Mặc dù ngày nay, cơ cấu gia đình Tây phương không còn chặt chẽ như xưa theo với đà phát triển kinh tế, sự phân chia bổn phận và lao động đã thay đổi nhịp sống ăn uống, gia đình không còn là nơi tập trung hằng ngày cho việc ăn uống, người Âu châu vẫn còn giữ được ít nhất trong ngày một buổi ăn chung, nhất là buổi ăn sáng trước khi đi làm hay buổi chiều, sau giờ làm việc, đó là lúc mọi người trong gia đình gặp nhau để trao đổi nhanh, chuyện trò và thăm hỏi, chúc sức khoẻ trước khi bắt tay vào công việc hay trước khi đi nghỉ, hoặc lo việc riêng cá nhân. Tiến bộ kỹ thuật tiện lợi cho việc tổ chức đời sống cá nhân và sự cải thiện hợp lý công việc cho phép người Tây phương có đủ điều kiện để sống sung túc riêng cho cá nhân, nhưng họ vẫn nuôi dưỡng đời sống tập thể và xem trọng tình thân. Bởi vì buổi ăn chung trong gia đình là cơ hội tự nhiên nhất để thể hiện sự hài hoà thân ái, nó đem lại ý nghĩa và nâng cao phẩm chất sống hợp quần.
Người Đức thường nói “Tình thương để qua cái dạ dày”. Vâng, nhờ mẹ nấu cơm ngon mà con thương mẹ như “cá với cơm”, và ngược lại, chính cái dạ dày có sức khỏe hay không là do tình thương, do phẩm chất ăn “ngon”, ăn vui, ăn thích, ăn chung, cọng ngọt sẻ bùi.
Dạ dày của con người cần phẩm chất “ăn ngon”, ngoài “ăn no”, “ăn ních”, nó cần thức ăn tinh thần kèm theo với con cá, miếng thịt, dưa cà… Thiếu món ăn tinh thần, thiếu ánh mắt yêu thương của người cùng ăn, bàn tay yêu thương của mẹ, sự đồng tình của anh em, dạ dày có thể nhuốm bệnh - bệnh dạ dày thường do nhiều nguyên nhân tinh thần, do sự thiếu tình thương, do stress, do thiếu tình người…
Dù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?
Nguồn : Tạp chí Tia Sáng
THE HAPPINESS FAMILY NOWADAYS
The 7 habits of highly effective families
7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc
Bùi Quang Minh
Hanoi Software Jsc.
07:28' AM - Thứ ba, 01/12/2009
Tên sách: 7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc
Tác giả: Stephen R. Covey.
Dịch giả: Nhiều dịch giả.
Nxb: NXB Trẻ
Số trang: 512
Dạng bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 14.5x20.5 cm
--------------------------------------------------------------------------------
Ở xã hội đang phát triển, gia đình (quan hệ vợ chồng, quan hệ ông bà, chăm sóc uốn nắn con cái...) đang biến dạng một cách quay cuồng. Chúng ta không thể để mặc cho gia đình hiện đại bị nhịp sống mới chôn vùi, lỗi thời đi... Gia đình càng quan trọng hơn, phải mạnh mẽ hơn trước sóng gió kinh tế đó và được thiết kế, tổ chức, quản lý với một trình độ mới, cao hơn.
Cuốn sách được giới thiệu ở đây là cuốn sách nổi tiếng, của một triết gia nổi tiếng thế giới. Nó hướng dẫn bạn từng bước tạo nên một cuộc sống gia đình tốt đẹp nhất phù hợp với thời đại này.Tôi nghĩ rằng những cuốn sách của Covey như cuốn sách này đáng được mỗi người đọc nó và áp dụng cho cuộc đời mình, gia đình mình...
Tác giả Steven R.Covey trả lời câu hỏi "Một gia đình hiệu quả / hạnh phúc là gì?". Ông đã ngay lập tức trả lời với chỉ bốn từ: "a beautiful family culture" (Nền tảng một gia đình hạnh phúc). Việc xây dựng nền tảng này là một chủ đề từ thuở ban đầu mà cha mẹ của Covey đã hướng dẫn ông, bản viết bằng tay ở phần giới thiệu khái niệm chung trong quyển sách bán rất chạy của ông, 7 thói quen dành cho những người thành đạt.
Covey, một cố vấn kinh doanh mới đầy uy tín và cũng là một nhà lãnh đạo quyền lực, đã được hỏi ý kiến bởi những nhà lãnh đạo chính trị và các tập đoàn hàng đầu thế giới., nhưng nói gần hơn về gia đình thì ông chỉ đơn giản là cha của 9 người con. Ở đây, Covey đã giải thích lại những thói quen của mình mà giờ đây đã trở nên nổi tiếng (Thói quen thứ 1: Chủ Động, Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng có lợi, Thói quen thứ 6: Hiệp lực) để áp dụng vào việc nuôi dạy con cái và những vấn đề thuộc về cuộc sống gia đình.Covey đề xuất viết một Bản mô tả nhiệm vụ gia đình, Lấp đầy những khoảnh khắc đặc biệt với của gia đình và tăng dần nó lên, duy trì sự gặp gỡ gia đình thường xuyên, và lập ra cam kết chuyển cái "tôi cá nhân" sang cái chung của gia đình như là một phương pháp củng cố hiệu quả gia đình.
... Nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.
Covey là một nhà triết gia hiện đại, đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
Thói quen thứ 1: Hãy chủ động (Be Proactive)
Gia đình và những thành viên trong gia đình thì đều có trách nhiệm với những lựa chọn của chính mình và có tự do lựa chọn trên cơ sở những nguyên tắc và giá trị hơn là trên cơ sở cảm tính hoặc dựa vào hoàn cảnh. Họ phát huy và sử dụng 4 món quà độc nhất của con người - sự tự nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng, và ý chí độc lập - và sử dụng sự tiếp cận "từ trong ra ngoài" để tạo ra sự thay đổi. Họ lựa chọn không trở thành những người bất hạnh, không trở thành những người phản bội hoặc không đổ trách nhiệm cho nhau.
Thói quen thứ 2: Bắt đầu với những suy nghĩ chín chắn (Begin with the End in Mind)
Các gia đình sắp đặt tương lai của họ bằng cách tạo ra một tầm nhìn lý tính và mục đích cụ thể cho từng kế hoạch, dù lớn hay nhỏ. Họ không chỉ sống ngày này qua ngày khác mà không có một mục đích gì rõ ràng trong tâm trí. Và hình mẫu đỉnh cao của sự sáng tạo tinh thần chính là Kết Hôn hay chính là bản mô tả nhiệm vụ gia đình.
Thói quen thứ 3: Sắp đặt những việc cần thiết lên trên hết (Put first things first)
Các gia đình thiết lập và thực hiện xung quanh những ưu thế quan trọng nhất của họ như là bộc bạch cá tính, hôn nhân và những bày tỏ về sứ mệnh của gia đình của họ. Họ có thời gian với gia đình hàng tuần và một sự thỏa thuận tăng dần đều khoảng thời gian đó. Và họ bị chèo lái theo mục đích chứ không phải bằng các lịch trình và sự thúc ép xung quanh họ.
Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng thắng (Think "win-win")
Các thành viên trong gia đình luôn suy nghĩ trong giới hạn có lợi cho nhau. Họ khuyến khích sự ủng hộ và tôn trọng lẫn nhau. Họ suy nghĩ một cách tương thuộc (tương hỗ và phụ thuộc) lẫn nhau - "chúng ta" chứ không phải "tôi" - và ngày càng phát huy sự thỏa thuận đôi bên cùng chiến thắng. Họ không nghĩ theo hướng ích kỷ (thắng - thua) hoặc như tử vì đạo (thắng - thua).
Thói quen thứ 5: Lắng nghe trước để thấu hiểu (Seek First to understand ... then to be understood)
Các thành viên trong gia đình trước tiên lắng nghe chân thành để hiểu những suy nghĩ và tình cảm của nhau, sau đó tìm cách trao đổi một cách hiệu quả những ý kiến và cảm xúc riêng của họ. Thông qua sự cảm thông, họ xây đắp một mối quan hệ sâu sắc về lòng tin và tình yêu. Họ đưa ra những thông tin phản hồi hữu ích cho nhau. Họ không từ chối phản hồi lại ý kiến của nhau và họ cũng không đòi hỏi mình phải được hiểu trước tiên.
Thói quen thứ 6: Hiệp Lực (Synergize)
Các thành viên trong gia đình phải tự trau dồi tình cảm của riêng mình đồng thời củng cố tình thân gia đình, bằng cách tôn trọng và đánh giá những khác biệt của nhau, cả một tập thể sẽ lớn mạnh hơn từng cá thể riêng lẻ. Họ cùng nhau xây dựng một sự giáo dục giải quyết rắc rối cho nhau và nắm bắt cơ hội. Họ khuyến khích sự chăm sóc về mặt tinh thần của gia đình như sự yêu thương, học tập và sự trung vai gánh vác. Họ không đi đến sự thỏa hiệp (1+1=1½ ), hay chỉ là phép cộng đơn thuần (1+1=2) mà chỉ đi đến sự hợp tác sáng tạo (1+1=3.. hoặc hơn thế nữa).
Thói quen thứ 7: Mài cưa sắc (Sharpen the Saw)
Gia Đình tăng hiệu lực của nó thông qua những đặc tính thường xuyên và đổi mới gia đình ở bốn lĩnh vực cơ bản của cuộc sống: vật lý, xã hội/tình cảm, tinh thần, và lý trí. Họ thiết lập truyền thống mà từ đó khuyến khích tinh thần của gia đình đổi mới.
--------------------------------------------------------------------------------
Thư ngỏ của Stephen R. Covey
Gửi quý độc giả,
Trong cả cuộc đời, tôi chưa bao giờ có niềm đam mê mãnh liệt nào bằng việc viết cuốn sách này - bởi gia đình là điều tôi quan tâm nhất, và tôi hy vọng bạn cũng vậy.
Việc ứng dụng 7 Thói quen vào gia đình bạn là hoàn toàn tự nhiên. Vì trên thực tế, các thói quen thường được xây dựng từ trong chính gia đình. Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi đọc những câu chuyện kỳ diệu của những gia đình rất khác nhau chia sẻ về cách họ áp dụng 7 Thói quen và kết quả họ đã nhận được.
Tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân và gia đình tôi khi áp dụng 7 Thói quen. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh riêng, dù vậy các gia đình lại giống nhau ở khá nhiều khía cạnh. Chúng ta đều phải đối mặt trước nhiều vấn đề tương tự nhau, đối mặt với các thử thách mỗi ngày.
Tôi đã phân vân khi bắt tay vào viết cuốn sách này: đưa ra những câu chuyện, những sai lầm, những thành công của gia đình tôi để chia sẻ với bạn đọc đến chừng mực nào là thích hợp nhất. Tôi không muốn tạo ra cảm giác là tôi đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Nhưng tôi cũng không muốn hạn chế việc chia sẻ những điều mình tâm huyết, những sức mạnh lớn lao mà tôi đã học được từ 7 Thói quen. Đó là lý do mà tôi đề nghị vợ tôi, Sandra, và các con chia sẻ - cả điều tốt lẫn điều xấu.
Tôi nghĩ, bạn cũng mong muốn dành sự ưu tiên cho gia đình; do đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những phương cách hữu ích để thực hiện trong một thế giới hỗn loạn, biến đổi và bất lợi cho đời sống gia đình.
Cuối cùng, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng gia đình là tế bào của xã hội và thành công lớn nhất của chúng ta là ở gia đình. Tôi cũng tin công việc quan trọng nhất mà chúng ta phải làm trong cuộc đời là ở trong mỗi gia đình chúng ta. Phu nhân Tổng thống George Bush đã phát biểu rất ấn tượng trước các sinh viên tốt nghiệp của trường cao đẳng Wellesley. "Các bạn sẽ trở thành bác sĩ, luật sư, doanh nhân, nhưng trước tiên các bạn là những con người, và những mối quan hệ nhân sinh - như vợ chồng, con cái bạn bè - là những đầu tư quan trọng nhất mà các bạn sẽ phải thực hiện. Đến cuối cuộc đời, bạn sẽ không việc gì phải hối tiếc khi trượt một kỳ thi, thua một vụ kiện, hay không kết thúc hoàn hảo một thương vụ. Nhưng bạn sẽ hối tiếc về thời gian không dành đủ cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè... Thành công của một xã hội không dựa trên những gì đang diễn ra trong Chính phủ mà dựa trên những gì đang xảy ra trong mỗi gia đình chúng ta".
Tôi nghĩ, nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.
Trân trọng, Stephen R.Covey
Theo Hanoi Software Jsc.
7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc
Bùi Quang Minh
Hanoi Software Jsc.
07:28' AM - Thứ ba, 01/12/2009
Tên sách: 7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc
Tác giả: Stephen R. Covey.
Dịch giả: Nhiều dịch giả.
Nxb: NXB Trẻ
Số trang: 512
Dạng bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 14.5x20.5 cm
--------------------------------------------------------------------------------
Ở xã hội đang phát triển, gia đình (quan hệ vợ chồng, quan hệ ông bà, chăm sóc uốn nắn con cái...) đang biến dạng một cách quay cuồng. Chúng ta không thể để mặc cho gia đình hiện đại bị nhịp sống mới chôn vùi, lỗi thời đi... Gia đình càng quan trọng hơn, phải mạnh mẽ hơn trước sóng gió kinh tế đó và được thiết kế, tổ chức, quản lý với một trình độ mới, cao hơn.
Cuốn sách được giới thiệu ở đây là cuốn sách nổi tiếng, của một triết gia nổi tiếng thế giới. Nó hướng dẫn bạn từng bước tạo nên một cuộc sống gia đình tốt đẹp nhất phù hợp với thời đại này.Tôi nghĩ rằng những cuốn sách của Covey như cuốn sách này đáng được mỗi người đọc nó và áp dụng cho cuộc đời mình, gia đình mình...
Tác giả Steven R.Covey trả lời câu hỏi "Một gia đình hiệu quả / hạnh phúc là gì?". Ông đã ngay lập tức trả lời với chỉ bốn từ: "a beautiful family culture" (Nền tảng một gia đình hạnh phúc). Việc xây dựng nền tảng này là một chủ đề từ thuở ban đầu mà cha mẹ của Covey đã hướng dẫn ông, bản viết bằng tay ở phần giới thiệu khái niệm chung trong quyển sách bán rất chạy của ông, 7 thói quen dành cho những người thành đạt.
Covey, một cố vấn kinh doanh mới đầy uy tín và cũng là một nhà lãnh đạo quyền lực, đã được hỏi ý kiến bởi những nhà lãnh đạo chính trị và các tập đoàn hàng đầu thế giới., nhưng nói gần hơn về gia đình thì ông chỉ đơn giản là cha của 9 người con. Ở đây, Covey đã giải thích lại những thói quen của mình mà giờ đây đã trở nên nổi tiếng (Thói quen thứ 1: Chủ Động, Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng có lợi, Thói quen thứ 6: Hiệp lực) để áp dụng vào việc nuôi dạy con cái và những vấn đề thuộc về cuộc sống gia đình.Covey đề xuất viết một Bản mô tả nhiệm vụ gia đình, Lấp đầy những khoảnh khắc đặc biệt với của gia đình và tăng dần nó lên, duy trì sự gặp gỡ gia đình thường xuyên, và lập ra cam kết chuyển cái "tôi cá nhân" sang cái chung của gia đình như là một phương pháp củng cố hiệu quả gia đình.
... Nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.
Covey là một nhà triết gia hiện đại, đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
Thói quen thứ 1: Hãy chủ động (Be Proactive)
Gia đình và những thành viên trong gia đình thì đều có trách nhiệm với những lựa chọn của chính mình và có tự do lựa chọn trên cơ sở những nguyên tắc và giá trị hơn là trên cơ sở cảm tính hoặc dựa vào hoàn cảnh. Họ phát huy và sử dụng 4 món quà độc nhất của con người - sự tự nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng, và ý chí độc lập - và sử dụng sự tiếp cận "từ trong ra ngoài" để tạo ra sự thay đổi. Họ lựa chọn không trở thành những người bất hạnh, không trở thành những người phản bội hoặc không đổ trách nhiệm cho nhau.
Thói quen thứ 2: Bắt đầu với những suy nghĩ chín chắn (Begin with the End in Mind)
Các gia đình sắp đặt tương lai của họ bằng cách tạo ra một tầm nhìn lý tính và mục đích cụ thể cho từng kế hoạch, dù lớn hay nhỏ. Họ không chỉ sống ngày này qua ngày khác mà không có một mục đích gì rõ ràng trong tâm trí. Và hình mẫu đỉnh cao của sự sáng tạo tinh thần chính là Kết Hôn hay chính là bản mô tả nhiệm vụ gia đình.
Thói quen thứ 3: Sắp đặt những việc cần thiết lên trên hết (Put first things first)
Các gia đình thiết lập và thực hiện xung quanh những ưu thế quan trọng nhất của họ như là bộc bạch cá tính, hôn nhân và những bày tỏ về sứ mệnh của gia đình của họ. Họ có thời gian với gia đình hàng tuần và một sự thỏa thuận tăng dần đều khoảng thời gian đó. Và họ bị chèo lái theo mục đích chứ không phải bằng các lịch trình và sự thúc ép xung quanh họ.
Thói quen thứ 4: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng thắng (Think "win-win")
Các thành viên trong gia đình luôn suy nghĩ trong giới hạn có lợi cho nhau. Họ khuyến khích sự ủng hộ và tôn trọng lẫn nhau. Họ suy nghĩ một cách tương thuộc (tương hỗ và phụ thuộc) lẫn nhau - "chúng ta" chứ không phải "tôi" - và ngày càng phát huy sự thỏa thuận đôi bên cùng chiến thắng. Họ không nghĩ theo hướng ích kỷ (thắng - thua) hoặc như tử vì đạo (thắng - thua).
Thói quen thứ 5: Lắng nghe trước để thấu hiểu (Seek First to understand ... then to be understood)
Các thành viên trong gia đình trước tiên lắng nghe chân thành để hiểu những suy nghĩ và tình cảm của nhau, sau đó tìm cách trao đổi một cách hiệu quả những ý kiến và cảm xúc riêng của họ. Thông qua sự cảm thông, họ xây đắp một mối quan hệ sâu sắc về lòng tin và tình yêu. Họ đưa ra những thông tin phản hồi hữu ích cho nhau. Họ không từ chối phản hồi lại ý kiến của nhau và họ cũng không đòi hỏi mình phải được hiểu trước tiên.
Thói quen thứ 6: Hiệp Lực (Synergize)
Các thành viên trong gia đình phải tự trau dồi tình cảm của riêng mình đồng thời củng cố tình thân gia đình, bằng cách tôn trọng và đánh giá những khác biệt của nhau, cả một tập thể sẽ lớn mạnh hơn từng cá thể riêng lẻ. Họ cùng nhau xây dựng một sự giáo dục giải quyết rắc rối cho nhau và nắm bắt cơ hội. Họ khuyến khích sự chăm sóc về mặt tinh thần của gia đình như sự yêu thương, học tập và sự trung vai gánh vác. Họ không đi đến sự thỏa hiệp (1+1=1½ ), hay chỉ là phép cộng đơn thuần (1+1=2) mà chỉ đi đến sự hợp tác sáng tạo (1+1=3.. hoặc hơn thế nữa).
Thói quen thứ 7: Mài cưa sắc (Sharpen the Saw)
Gia Đình tăng hiệu lực của nó thông qua những đặc tính thường xuyên và đổi mới gia đình ở bốn lĩnh vực cơ bản của cuộc sống: vật lý, xã hội/tình cảm, tinh thần, và lý trí. Họ thiết lập truyền thống mà từ đó khuyến khích tinh thần của gia đình đổi mới.
--------------------------------------------------------------------------------
Thư ngỏ của Stephen R. Covey
Gửi quý độc giả,
Trong cả cuộc đời, tôi chưa bao giờ có niềm đam mê mãnh liệt nào bằng việc viết cuốn sách này - bởi gia đình là điều tôi quan tâm nhất, và tôi hy vọng bạn cũng vậy.
Việc ứng dụng 7 Thói quen vào gia đình bạn là hoàn toàn tự nhiên. Vì trên thực tế, các thói quen thường được xây dựng từ trong chính gia đình. Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi đọc những câu chuyện kỳ diệu của những gia đình rất khác nhau chia sẻ về cách họ áp dụng 7 Thói quen và kết quả họ đã nhận được.
Tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân và gia đình tôi khi áp dụng 7 Thói quen. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh riêng, dù vậy các gia đình lại giống nhau ở khá nhiều khía cạnh. Chúng ta đều phải đối mặt trước nhiều vấn đề tương tự nhau, đối mặt với các thử thách mỗi ngày.
Tôi đã phân vân khi bắt tay vào viết cuốn sách này: đưa ra những câu chuyện, những sai lầm, những thành công của gia đình tôi để chia sẻ với bạn đọc đến chừng mực nào là thích hợp nhất. Tôi không muốn tạo ra cảm giác là tôi đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Nhưng tôi cũng không muốn hạn chế việc chia sẻ những điều mình tâm huyết, những sức mạnh lớn lao mà tôi đã học được từ 7 Thói quen. Đó là lý do mà tôi đề nghị vợ tôi, Sandra, và các con chia sẻ - cả điều tốt lẫn điều xấu.
Tôi nghĩ, bạn cũng mong muốn dành sự ưu tiên cho gia đình; do đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những phương cách hữu ích để thực hiện trong một thế giới hỗn loạn, biến đổi và bất lợi cho đời sống gia đình.
Cuối cùng, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng gia đình là tế bào của xã hội và thành công lớn nhất của chúng ta là ở gia đình. Tôi cũng tin công việc quan trọng nhất mà chúng ta phải làm trong cuộc đời là ở trong mỗi gia đình chúng ta. Phu nhân Tổng thống George Bush đã phát biểu rất ấn tượng trước các sinh viên tốt nghiệp của trường cao đẳng Wellesley. "Các bạn sẽ trở thành bác sĩ, luật sư, doanh nhân, nhưng trước tiên các bạn là những con người, và những mối quan hệ nhân sinh - như vợ chồng, con cái bạn bè - là những đầu tư quan trọng nhất mà các bạn sẽ phải thực hiện. Đến cuối cuộc đời, bạn sẽ không việc gì phải hối tiếc khi trượt một kỳ thi, thua một vụ kiện, hay không kết thúc hoàn hảo một thương vụ. Nhưng bạn sẽ hối tiếc về thời gian không dành đủ cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè... Thành công của một xã hội không dựa trên những gì đang diễn ra trong Chính phủ mà dựa trên những gì đang xảy ra trong mỗi gia đình chúng ta".
Tôi nghĩ, nếu toàn bộ xã hội chúng ta đều làm việc cần mẫn ở mọi lĩnh vực khác của cuộc sống nhưng không quan tâm thích đáng đến gia đình, kết cục của chúng ta cũng sẽ giống như con tàu Titanic.
Trân trọng, Stephen R.Covey
Theo Hanoi Software Jsc.
SAU CAU HOI DINH HUONG CUOC DOI
Sáu câu hỏi định hướng cuộc đời
Chungta.com là website giúp cho bạn lựa chọn các ý tưởng, quan điểm mang chất lượng nền móng nhất (tổng quát, cơ bản, sâu sắc) cho thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc đời bạn. Không được ngủ quên với cuộc đời bạn. Nhà văn Anh Aldous Huxley đã nói: "Là một người đầy đủ, hài hòa là một công việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều: Trở nên người. Một người, anh nghe rõ? Không phải thần linh, cũng không phải quỷ sứ". Nếu mỗi người là một nhà tư tưởng và nhà thực hành của chính mình, cho mình, tự nâng tầm bản thân thì xã hội sẽ trở nên thật sự vững mạnh.
Và nếu bạn như một người thuộc thế hệ đi trước kêu gọi và dẫn dắt thế hệ sau còn chưa chín chắn để họ phát triển về trí thức và tinh thần tham dự vào đời thì bạn đã thực sự tham gia vào sự nghiệp văn hóa-giáo dục, giúp cho mỗi người được làm Người được hoàn hảo.
Chungta.com rất mong các bạn tham gia chia sẻ, gửi ý kiến, bài viết để vun đắp cho nền tảng cuộc sống riêng, chung của chúng ta.
2. Tôi đã sinh ra, lớn lên, phát triển như thế nào?
Thế giới trong quá khứ thế nào? hay là những gì đã diễn ra trên thế giới này? Thế giới đã được hình thành và vận động ra sao?
Bạn xây dựng nên chính bản thân mình từ khởi điểm cha mẹ sinh ra và ban đầu sống lệ thuộc dưới sự che chở của cha mẹ. Mỗi thời khắc hiện tại bạn sống là hệ quả tất yếu của quá khứ. Bạn không thể quay ngược thời gian nhưng bạn đã trưởng thành và mang sứ mệnh kiến tạo bản thân, tham gia thay đổi thực tại và chủ động gây dựng tương lai. Vì thế, bạn cần khám phá, tìm hiểu về những điều đã xảy ra trong quá khứ…
4. Tôi có thể biết gì?
Chúng ta xây dựng hiểu biết về thế giới như thế nào? Hiểu biết đúng hay Chân lý là gì?
Thế giới khách quan là vô hạn, đa dạng và phức tạp còn thời gian nhận thức của bạn và của cả loài người là hữu hạn và được đơn giản hóa. Nhưng không vì thế mà bạn không được dừng bước trong việc tìm hiểu thế giới, tiệm cận chân lý bởi bạn luôn cần gia tăng sức mạnh của mình, làm cho hành động hiệu quả. Bạn có thể khai phá kho tàng trí tuệ nhân loại, cũng như biết thêm về những gì mình tự khai phá, đóng góp. Bạn chỉ có thể thấy mình đã khám phá được gì khi học biết người khác, để có thể phân biệt cái gì của người, cái gì của ta...
6. Tôi cần phải làm gì và như thế nào?
Chúng ta nên lựa chọn và hành động ra sao vì một tương lai tốt đẹp như thế nào? Chúng ta nên sắp xếp hành động của mình theo nguyên tắc chỉ đạo nào?
Bạn thực hiện lý tưởng cuộc đời, khẳng định ước mơ và vận dụng kiến thức nhằm đổi mới bản thân, xây dựng và sống trong thế giới tốt đẹp, giàu văn hóa hơn. Bởi vậy, bạn luôn phải học hỏi, lắng nghe những lời khuyên để chọn lựa nguyên tắc, phương pháp, công cụ, ngữ cảnh, thời điểm để hành động hiệu quả nhất. Nếu mỗi giây phút bạn muốn hiện thực hóa các giá trị tốt đẹp nhất của mình, cho mình: hạnh phúc, thành đạt, giàu cái Tôi trong cộng đồng, tình yêu và lòng vị tha… thì bạn hãy nghĩ về chất lượng của từng hành động!
1. Tôi là ai?
Thế giới là gì? Thành phần và hình thức tồn tại của thế giới như thế nào?
Một câu hỏi rất chất lượng trong hành trình bạn nhận thức nội tại. Bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách trả lời câu hỏi tương tự ‘Nó là ai?’ theo nghĩa dựa trên hiểu biết khách quan về thế giới, con người để hiểu về mình. Nhưng với vai trò chủ nhân xây dựng cá nhân mình, bạn phải tự trả lời về bản thể của mình. Nếu hiểu biết về tôi không phải chính là tôi thì cũng không thể có người yêu của tôi, gia đình của tôi, thế giới của tôi đúng nghĩa. Tôi chính là điểm mốc để compas quay lên một hình tròn mang chu vi thế giới của tôi…
3. Tôi tưởng tượng và hy vọng vào cái gì ở tương lai?
Thế giới tiếp theo sẽ như thế nào? Tương lai nào mở ra trước chúng ta?
Chúng ta cần được nghe và sống với ước mơ, dự báo và hy vọng về tương lai. Chúng ta vươn tầm bay của trí tưởng tượng với gốc rễ là trí tuệ để không ngừng tìm kiếm tương lai. Đó là thế giới chúng ta sẽ xây dựng với bao thách thức và kỳ vọng… Lúc nào bạn đi vào tương lai, gây dựng tương lai cho mình và mọi người mà chỉ có một hình ảnh tù mù về nó thì bạn cần phải đối mặt trả lời câu hỏi này.
5. Tôi nên sống vì cái gì?
Điều gì là có giá trị đối với chúng ta? Thứ bậc của những điều có giá trị là gì? Giá trị tối cao và những mục đích sống của con người là gì?
Mỗi người phải tự xác định cho mình giá trị sống, mục đích sống. Nếu điều đó là đúng đắn, hợp lý và được bạn coi là tối thượng, bạn sẽ có một cuộc sống tích cực, ý nghĩa và góp phần cho cộng đồng phát triển lành mạnh, văn minh. Nếu cuộc sống của bạn không giúp bạn hướng tới những lý tưởng tốt đẹp và chuyển hóa được bản năng của mình thì bạn hãy đối mặt lại với câu hỏi để soi sáng: Tôi nên sống vì cái gì?
4 chủ điểm quan trọng với bạn trẻ
Hạnh phúc hay Bất hạnh
Nâng niu hạnh phúc
Chúng ta không phải là những cỗ máy vô cảm mà là những người mưu cầu tìm kiếm các hạnh phúc dài lâu, vĩnh cửu, xua đi ngày một nhiều những phút giây bất hạnh. Nhiều người đã mệt mỏi, kiệt sức khi căng ra, không ngừng theo đuổi hạnh phúc thông qua tiền bạc, địa vị, mở rộng quan hệ, hưởng thụ… và rơi vào vòng xoáy của sự bất hạnh (stress, đổ vỡ quan hệ, không tình yêu và niềm tin cuộc sống…). Nên hiểu hạnh phúc là như thế nào và làm sao nắm giữ được hạnh phúc vững chắc trong cuộc đời này?
Tình yêu và Tình bạn
Xưng ca tình người
Những mối quan hệ quan trọng nhất, phổ quát nhất làm cho bạn thấy trái tim, tâm hồn, công việc cuộc sống thấy tươi đẹp, bao dung hơn. Phương ngôn Việt có câu thật xác đáng: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Chất lượng kết bạn, hòa nhịp trái tim và hiểu biết vững chắc về tình bạn, tình yêu sẽ giúp bạn khám phá muôn mặt bản thân mình và nâng cấp các mối kết giao thêm bền chặt, có ý nghĩa. Mỗi khi gặp khó khăn trong kết giao tình bạn, tình yêu, bạn lại cần dừng lại và suy ngẫm thêm về chủ đề này…
Thành đạt hay Thất bại
Tôn vinh thành đạt
Thành đạt là một mong muốn, một xu thế tất yếu của đời người, như gạo phải thành cơm, khúc gỗ phải trở thành cây đàn. Và mỗi người đều dõi theo học hỏi những người thành đạt hơn mình, cố gắng phân biệt họ & người thất bại với người bình thường để tìm ra công thức để có thành đạt. Hay là bạn sẽ trở thành người thành đạt theo cách riêng của mình chăng? Thất bại có là điều chắc chắn tránh được không? Hay thất bại có thể là mẹ đẻ cần thiết để sinh ra thành công? Chúng ta hãy tiếp tục suy ngẫm…
Bản ngã – Trưởng thành – Danh dự - Tha nhân
Vun trồng Làm Người
Sinh ra trong lòng xã hội, sống trong trời đất, mỗi chúng ta là hòa hợp của cá nhân với cộng đồng, giữa lòng vị tha với tính vị kỷ, sự đòi hỏi và hy sinh, bản ngã và tha nhân. Mỗi người mang tính ích kỷ ngay từ khi sinh ra, lớn lên lập thân là quá trình định danh, định vị “Ta Là Ai?”, vun đắp nên Bản ngã. Từ đó chúng ta Trưởng Thành và ý thức được Danh Dự. Khi ta đã là ai với phẩm chất của mình rồi, ta gia nhập cuộc đời xứng đáng nhất, tìm cách làm cho mình sống ý nghĩa nhất với xã hội. Đây là chủ đề thiết yếu cho sự lập thân, lập nghiệp của bạn…
(Nguon website: www.chungta.com)
Chungta.com là website giúp cho bạn lựa chọn các ý tưởng, quan điểm mang chất lượng nền móng nhất (tổng quát, cơ bản, sâu sắc) cho thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc đời bạn. Không được ngủ quên với cuộc đời bạn. Nhà văn Anh Aldous Huxley đã nói: "Là một người đầy đủ, hài hòa là một công việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều: Trở nên người. Một người, anh nghe rõ? Không phải thần linh, cũng không phải quỷ sứ". Nếu mỗi người là một nhà tư tưởng và nhà thực hành của chính mình, cho mình, tự nâng tầm bản thân thì xã hội sẽ trở nên thật sự vững mạnh.
Và nếu bạn như một người thuộc thế hệ đi trước kêu gọi và dẫn dắt thế hệ sau còn chưa chín chắn để họ phát triển về trí thức và tinh thần tham dự vào đời thì bạn đã thực sự tham gia vào sự nghiệp văn hóa-giáo dục, giúp cho mỗi người được làm Người được hoàn hảo.
Chungta.com rất mong các bạn tham gia chia sẻ, gửi ý kiến, bài viết để vun đắp cho nền tảng cuộc sống riêng, chung của chúng ta.
2. Tôi đã sinh ra, lớn lên, phát triển như thế nào?
Thế giới trong quá khứ thế nào? hay là những gì đã diễn ra trên thế giới này? Thế giới đã được hình thành và vận động ra sao?
Bạn xây dựng nên chính bản thân mình từ khởi điểm cha mẹ sinh ra và ban đầu sống lệ thuộc dưới sự che chở của cha mẹ. Mỗi thời khắc hiện tại bạn sống là hệ quả tất yếu của quá khứ. Bạn không thể quay ngược thời gian nhưng bạn đã trưởng thành và mang sứ mệnh kiến tạo bản thân, tham gia thay đổi thực tại và chủ động gây dựng tương lai. Vì thế, bạn cần khám phá, tìm hiểu về những điều đã xảy ra trong quá khứ…
4. Tôi có thể biết gì?
Chúng ta xây dựng hiểu biết về thế giới như thế nào? Hiểu biết đúng hay Chân lý là gì?
Thế giới khách quan là vô hạn, đa dạng và phức tạp còn thời gian nhận thức của bạn và của cả loài người là hữu hạn và được đơn giản hóa. Nhưng không vì thế mà bạn không được dừng bước trong việc tìm hiểu thế giới, tiệm cận chân lý bởi bạn luôn cần gia tăng sức mạnh của mình, làm cho hành động hiệu quả. Bạn có thể khai phá kho tàng trí tuệ nhân loại, cũng như biết thêm về những gì mình tự khai phá, đóng góp. Bạn chỉ có thể thấy mình đã khám phá được gì khi học biết người khác, để có thể phân biệt cái gì của người, cái gì của ta...
6. Tôi cần phải làm gì và như thế nào?
Chúng ta nên lựa chọn và hành động ra sao vì một tương lai tốt đẹp như thế nào? Chúng ta nên sắp xếp hành động của mình theo nguyên tắc chỉ đạo nào?
Bạn thực hiện lý tưởng cuộc đời, khẳng định ước mơ và vận dụng kiến thức nhằm đổi mới bản thân, xây dựng và sống trong thế giới tốt đẹp, giàu văn hóa hơn. Bởi vậy, bạn luôn phải học hỏi, lắng nghe những lời khuyên để chọn lựa nguyên tắc, phương pháp, công cụ, ngữ cảnh, thời điểm để hành động hiệu quả nhất. Nếu mỗi giây phút bạn muốn hiện thực hóa các giá trị tốt đẹp nhất của mình, cho mình: hạnh phúc, thành đạt, giàu cái Tôi trong cộng đồng, tình yêu và lòng vị tha… thì bạn hãy nghĩ về chất lượng của từng hành động!
1. Tôi là ai?
Thế giới là gì? Thành phần và hình thức tồn tại của thế giới như thế nào?
Một câu hỏi rất chất lượng trong hành trình bạn nhận thức nội tại. Bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách trả lời câu hỏi tương tự ‘Nó là ai?’ theo nghĩa dựa trên hiểu biết khách quan về thế giới, con người để hiểu về mình. Nhưng với vai trò chủ nhân xây dựng cá nhân mình, bạn phải tự trả lời về bản thể của mình. Nếu hiểu biết về tôi không phải chính là tôi thì cũng không thể có người yêu của tôi, gia đình của tôi, thế giới của tôi đúng nghĩa. Tôi chính là điểm mốc để compas quay lên một hình tròn mang chu vi thế giới của tôi…
3. Tôi tưởng tượng và hy vọng vào cái gì ở tương lai?
Thế giới tiếp theo sẽ như thế nào? Tương lai nào mở ra trước chúng ta?
Chúng ta cần được nghe và sống với ước mơ, dự báo và hy vọng về tương lai. Chúng ta vươn tầm bay của trí tưởng tượng với gốc rễ là trí tuệ để không ngừng tìm kiếm tương lai. Đó là thế giới chúng ta sẽ xây dựng với bao thách thức và kỳ vọng… Lúc nào bạn đi vào tương lai, gây dựng tương lai cho mình và mọi người mà chỉ có một hình ảnh tù mù về nó thì bạn cần phải đối mặt trả lời câu hỏi này.
5. Tôi nên sống vì cái gì?
Điều gì là có giá trị đối với chúng ta? Thứ bậc của những điều có giá trị là gì? Giá trị tối cao và những mục đích sống của con người là gì?
Mỗi người phải tự xác định cho mình giá trị sống, mục đích sống. Nếu điều đó là đúng đắn, hợp lý và được bạn coi là tối thượng, bạn sẽ có một cuộc sống tích cực, ý nghĩa và góp phần cho cộng đồng phát triển lành mạnh, văn minh. Nếu cuộc sống của bạn không giúp bạn hướng tới những lý tưởng tốt đẹp và chuyển hóa được bản năng của mình thì bạn hãy đối mặt lại với câu hỏi để soi sáng: Tôi nên sống vì cái gì?
4 chủ điểm quan trọng với bạn trẻ
Hạnh phúc hay Bất hạnh
Nâng niu hạnh phúc
Chúng ta không phải là những cỗ máy vô cảm mà là những người mưu cầu tìm kiếm các hạnh phúc dài lâu, vĩnh cửu, xua đi ngày một nhiều những phút giây bất hạnh. Nhiều người đã mệt mỏi, kiệt sức khi căng ra, không ngừng theo đuổi hạnh phúc thông qua tiền bạc, địa vị, mở rộng quan hệ, hưởng thụ… và rơi vào vòng xoáy của sự bất hạnh (stress, đổ vỡ quan hệ, không tình yêu và niềm tin cuộc sống…). Nên hiểu hạnh phúc là như thế nào và làm sao nắm giữ được hạnh phúc vững chắc trong cuộc đời này?
Tình yêu và Tình bạn
Xưng ca tình người
Những mối quan hệ quan trọng nhất, phổ quát nhất làm cho bạn thấy trái tim, tâm hồn, công việc cuộc sống thấy tươi đẹp, bao dung hơn. Phương ngôn Việt có câu thật xác đáng: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Chất lượng kết bạn, hòa nhịp trái tim và hiểu biết vững chắc về tình bạn, tình yêu sẽ giúp bạn khám phá muôn mặt bản thân mình và nâng cấp các mối kết giao thêm bền chặt, có ý nghĩa. Mỗi khi gặp khó khăn trong kết giao tình bạn, tình yêu, bạn lại cần dừng lại và suy ngẫm thêm về chủ đề này…
Thành đạt hay Thất bại
Tôn vinh thành đạt
Thành đạt là một mong muốn, một xu thế tất yếu của đời người, như gạo phải thành cơm, khúc gỗ phải trở thành cây đàn. Và mỗi người đều dõi theo học hỏi những người thành đạt hơn mình, cố gắng phân biệt họ & người thất bại với người bình thường để tìm ra công thức để có thành đạt. Hay là bạn sẽ trở thành người thành đạt theo cách riêng của mình chăng? Thất bại có là điều chắc chắn tránh được không? Hay thất bại có thể là mẹ đẻ cần thiết để sinh ra thành công? Chúng ta hãy tiếp tục suy ngẫm…
Bản ngã – Trưởng thành – Danh dự - Tha nhân
Vun trồng Làm Người
Sinh ra trong lòng xã hội, sống trong trời đất, mỗi chúng ta là hòa hợp của cá nhân với cộng đồng, giữa lòng vị tha với tính vị kỷ, sự đòi hỏi và hy sinh, bản ngã và tha nhân. Mỗi người mang tính ích kỷ ngay từ khi sinh ra, lớn lên lập thân là quá trình định danh, định vị “Ta Là Ai?”, vun đắp nên Bản ngã. Từ đó chúng ta Trưởng Thành và ý thức được Danh Dự. Khi ta đã là ai với phẩm chất của mình rồi, ta gia nhập cuộc đời xứng đáng nhất, tìm cách làm cho mình sống ý nghĩa nhất với xã hội. Đây là chủ đề thiết yếu cho sự lập thân, lập nghiệp của bạn…
(Nguon website: www.chungta.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)