Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Truyen va cuoc song


THẦN GIÓ và MẶT TRỜI



Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn.
Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!"
Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra.
Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.
(Sưu tầm)

Nhiều người quên rằng, tất cả mọi sự đều do Thiên Chúa dựng nên. Cho dù lớn lao như mặt trời, mặt trăng, hay nhỏ như côn trùng, sinh vật, hoặc mỏng giòn yếu đuối như con người, tất cả chỉ là tương đối. Và tất cả sẽ phải trả lẽ trước mặt Đấng Tạo hóa. Vậy có gì để so tài với nhau để mong có chút hư danh chóng qua ở đời này.
Vì cái hư danh này mà có những tranh chấp, ghen tị, ghen tức, ghen tương, gây nhiều phiền não cho mình và cho nhau.
Rất nhiều thụ tạo đã không sống đúng với ý định ban đầu của Thiên Chúa, đã không sống thọ theo thời gian đã được ấn định, bởi quá hao tổn sức lực cho chuyện tranh đấu hơn thua, mà quên đi trách nhiệm làm đẹp, làm tốt sứ mệnh của mình để phục vụ thế giới, phục vụ công trình sáng tạo mới của Thiên Chúa.
Chính thái độ so đo hơn thiệt càng làm cho người ta sợ hãi, khinh chê, coi thường, tránh né.
Càng ghen tị mà ra oai thì càng chứng tỏ cho thấy rõ cái yếu nhược của mình
Càng tức giận mà tỏ uy lực càng tỏ cho thấy cái kém cỏi của mình.
Càng ganh đua bao nhiêu, càng cho thấy cái bé nhỏ hạn hữu của mình.
Tất cả cho thấy một tâm lý không ổn định, không đứng vững, vì thế phải cố tỏ ra mạnh mẽ, nhằm chứng mình rằng mình không yếu không kém như thế. Nhưng càng làm vậy, người khác càng thấy rõ cái dở của mình.

Nếu cần phải thi thố tài năng, hãy thi thố về việc thực thi bác ái và xót thương, bao dung và tha thứ, xây dựng và hàn gắn, truyền giáo và dấn thân, nhường nhịn và hy sinh, giúp đỡ và cộng tác, thì mọi sự sẽ tốt hơn nhiều. Bởi mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là Đức Ái.
Trong mọi sự về trên mọi loài, ta hãy lấy hết lòng nhân từ mà yêu thương, lòng kiên nhẫn mà phục vụ, lòng bao dung mà tha thứ, lòng nhẫn nhục mà chấp nhận nhau, thế chẳng phải là tốt đẹp hơn sao. Để rồi mỗi người sẽ được lãnh phần thưởng quý giá là triều thiên vinh quang bất diệt do chính Thiên Chúa ban tặng.
Hãy nhớ, ghen tị, ghen tương là mầm mống của hủy diệt.
THANH THANH]

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Nghe thuat song


NGHỆ THUẬT SỐNG 3 điều quan trọng trong đời








--------------------------------------------------------------------------------

Ba đốm lửa thiêu rụi tâm hồn :
- Kiêu ngạo
- Lòng tham
- Keo kiệt
Ba điều được thời gian xoá nhoà :
- Món nợ
- Buồn phiền
- Vết nhơ trong hạnh kiểm
Ba điều nhỏ không được coi thường :
- Lỗ hổng nhỏ đủ đắm tàu
- Đốm lửa nhỏ có thể cháy nhà
- Con sâu bé đủ hại người
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững :
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu, chât kích thích
- Lòng tự cao tự đại
- Sự giận dữ


THANH THANH sưu tầm viết lại

Nghe thuat song


10 điều dễ lãng phí nhất
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

Sức khoẻ:
Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian:
Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc:
Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ:
Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách:
Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội:
Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc:
Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân:
Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch:
Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập:
Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Nghe thuat song


SÁU CHỮ VÀNG

Thiện chí, cầu tiến và phục thiện.
Đó là 6 chữ vàng không thể thiếu cho hành trình tiến thân, dấn thân và hiến thân của mỗi con người.

Đời người là một hành trình tìm kiếm, học hỏi và trau dồi. Nhờ kiên trì mà từng ngày con người được thăng tiến, thế giới luôn phát triển.
Có nhiều nơi để học, có nhiều cách để tìm hiểu và có nhiều địa điểm để nghiên cứu. Cách chung là học ở trường lớp và học ở trường đời.
Nhưng dù ở trường học hay trường đời, dù có nhiều phương tiện hiện đại hỗ trợ cho học tập, có nhiều giáo sư nhiệt thành, tận tụy, cũng sẽ chẳng ăn thua gì, nếu bản thân thiếu thiện chí.

Tinh thần thiện chí

Thiện chí là bước khởi đầu quan trọng và là nền tảng trong hành trình lớn lên, gần hơn với nhân cách, chân lý và khôn ngoan.
Thiện chí bằng cách thể hiện ra bên ngoài những ước muốn, những khao khát bên trong của mình cho người khác biết để co cơ hội được giúp đỡ, hỗ trợ.
Thiện chí bằng cách khiêm tốn, chí thú học hỏi, tìm hiểu, trau dồi, nâng cấp cuộc sống để có thể giúp ích cho người, cho đời.
Thiện chí thể hiện một tinh thần năng động, sẵn sàng có mặt bất cứ nơi đâu, dù hoàn cảnh khó khăn, điều kiện có hạn chế, bạn thân có mệt mỏi, miễn là có cơ hội để trau dồi thêm cho cuộc sống của mình.
Thiện chí sẽ tạo nên bầu khí sinh động, phấn khởi cho mọi người, kích thích được tinh thần chung, vì lợi ích cộng đồng và sự phát triển bản thân.
Thiện chí tạo được thiện cảm với người khác. Khiến họ sẵn sàng mở lòng ra để đón nhận, trao ban, chia sẻ, tận tụy nâng đỡ và tạo cho ta có nhiều cơ hội thăng tiến và thành đạt.
Tinh thần cầu tiến
Cầu tiến là bước thứ hai quan trọng giúp ta thực sự đi vào con đường phát triển trí thức, nghề nghiệp, nhân cách hay đạo đức.
Cầu tiến thể hiện một thái độ kính trọng và yêu quý người khác, không chỉ bằng có mặt khi cần thiết thôi, mà còn tích cực làm theo hướng dẫn của người khác.
Cầu tiến là chú tâm suy nghĩ kỹ lưỡng từng điều điều người trên giảng dạy, gợi ý, biết đặt vấn đề để trao đổi, tìm hiểu xoay quanh đề tài, giúp nhanh chóng tiếp thu và tiêu hóa kiến thức.
Cầu tiến là chú ý lắng nghe, ghi chép lại, cẩn thận làm theo, thực hành cho tốt, để luôn có những câu trả lời đúng đắn, với thành quả cao nhất.
Cầu tiến là sẵn sàng cộng với người khác, tích cực làm mọi công việc mà chẳng tính toán so đo hơn thiệt.
Cầu tiến là kiên trì theo đuổi sự khôn ngoan, các chân lý cao siêu, bằng cách nghiền ngẫm, tìm tòi, đầu tư để ngày càng có tầm hiểu biết sâu sắc hơn.
Cầu tiến thể hiện thái độ siêng năng trong học hành, tận tâm trong nghề nghiệp, tích cực trong công việc không biết mỏi mệt, cũng chẳng chán nản hay thất vọng, nhưng là luôn tích cực vượt khó.
Cầu tiến bằng cách chú ý quan sát công việc của người khác, để bất cứ ở đâu, với ai, mọi công việc của họ, đều có thể trở thành bài học quý giá, ích lợi cho cuộc sống của mình.
Tinh thần phục thiện
Phục thiện là điều không thể thiếu cho ai muốn trưởng thành. Vì trên đời này chẳng có ai là hoàn hảo, tuyệt đối cả.
Cho dù ta có thiện chí, có tinh thần cầu tiến, luôn cố gắng thực hành nhân đức và nâng cao kiến thức chuyên môn, thì cũng không có nghĩa là ta chẳng bao giờ mắc sai lầm.
Hãy biết rằng con người tự bản chất là mỏng giòn và yếu đuối, hạn hữu và chóng qua. Khi sinh ra, con người đã mang trong mình cái bản chất của hư nát, tro bụi. “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về, bụi tro”.
Sai lầm là điều không thể không có trong cuộc sống, nhưng sửa sai mới là điều quan trọng.
Té ngã trên đường đời là chuyện thường tình, nhưng đứng dậy đi tiếp mới là điều quan trọng.
Có tinh thần phục thiện, thì dù xấu xa tội lỗi đến đâu, cũng đều có thể được tẩy rửa bằng thời gian, bằng cố gắng, hy sinh, thành tâm, nhẫn nại và khiêm tốn.
Phục thiện giúp ta được tắm gội trong khôn ngoan và chân lý, kinh nghiệm và niềm vui, tình yêu và thứ tha, nhân cách và đạo đức.
Muốn vậy, cần phải tránh thái độ tự ái, sợ hãi, mặc cảm, thì người khác mới có thể giúp ta nhận ra đúng sai, giúp mở ra con đường mới cho ta cố gắng hơn.
Muốn vậy, cần tránh thái độ khép kín, co cụm, cố chấp không nhìn nhận hoặc không đủ can đảm nhìn nhận sai trái của mình. Nhờ thế, ta mới có cơ hội để người khác chỉ đường mách lối cho ta đi một cách an toàn, trong chân lý và sự thật.
Muốn vậy, đừng quá nghĩ đến thể diện, mà hãy nghĩ đến những trách nhiệm lớn lao mà gia đình, xã hội, Giáo hội đang chờ ta gánh vác, để mạnh dạn sửa sai, điều chỉnh cuộc sống mọi mặt cho phù hợp, chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cần thiết cho việc phục vụ mọi người sau này.
Muốn vậy, hãy để tâm suy nghĩ đường nhân đức, những giá trị cao quý của con người và cuộc sống để cố gắng phấn đấu đạt được, và bằng mọi giá, tu chỉnh bản thân cho phù hợp để tạo được sức mạnh và niềm vui trong cuộc sống của mình.


[THANH THANH

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Me Fatima


Ngày 13.10.1917, tại Fatima: Mặt trời quay, một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra! – Không thể nào phủ nhận được!

Thứ tư, 13 Tháng 10 2010 03:55 .

Chắc hẳn khi nhắc đến tên Fatima , các bạn đã nghe nói đến phép lạ mặt trời quay?

Nhưng các bạn có biết rằng qua cách thức phép lạ xảy ra, thì đây hẳn là một phép lạ vĩ đai nhất chưa tùng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội?

Hay: Phải chăng đây là một chuyện thêm thắt và bịa đặt thái quá?

Hy vọng qua những dòng sau đây, các bạn sẽ có được sự nhận định chính xác hơn.

Để mọi người tin

Vào ngày 13.10.1917, tại ngọn đồi Cova da Iria ở Fatima, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra lần thứ sáu với ba trẻ chăn chiên: Lucia (10 tuổi), Francisco (7 tuổi) và Jacinta (6 tuổi). Nhưng nhiều người cho rằng việc Đức Mẹ hiện ra chỉ là trò hề, do ba đứa trẻ nhà quê bịa đặt ra để gạt gẫm người khác hay do thủ đoạn của những người lớn đứng phía sau giật dây để nhắm tới một mục đích chính trị hay kinh tế nào đó. Chính bà mẹ Lucia cũng hoàn toàn nghi ngờ, đến nỗi bà còn đánh đập con gái mình vì cho rằng Lucia nói dối.

Để đánh tan sự nghi ngờ và bất tín của thiên hạ, nhất là để mọi người tin nhận biến cố Fgatima là sự thật, trong lần hiện ra vào ngày 13.07.1917, Vị Thiên Nữ đã hứa là vào ngày 13.10.1917 sẽ có một phép lạ vĩ đại xảy ra trước sự chứng kiến của mọi người. Lời hứa này còn được Vị Thiên Nữ nhắc lại vào ngày 19.08. và vào ngày 13.09.1917.

Vâng, trong lần hiện ra vào ngày 13.09. 1917, sự thông báo của Vị Thiên Nữ về một phép lạ vĩ đại sẽ xảy ra vào ngày 13 thang 10 tới, cũng được ba trẻ nói cho mọi người hay. Vì thế đúng vào ngày đó, đã có khoảng từ 50 đến 70.000 người tấp nập đổ xô về Fatima, trong số họ, gồm có đủ mọi hạng người, từ các tín hữu, những người tò mò, cho đến cả những người nghi ngờ chống đối.

Nhiều phóng viên của những tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha cũng đều có mặt trong lần hiện ra hôm đó. Nhưng có lẽ những phóng viên này chỉ muốn đến để để soạn sửa cho bản tin ăn khách sẽ được đăng ở trang nhất trên các tờ báo của họ trong số ra ngày mai với tít lớn: «Sự thất bại ê chề của hiện tượng Fatima», hay: «Nhân loại văn minh của thế kỷ XX vẫn còn bị những chuyện hoang đường lừa đảo », kèm theo những bài bình luận đầy giọng mỉa mai châm biếm tôn giáo, nếu như phép lạ đã được loan báo trước, không xảy ra.

Nhưng vào ngày 13.10.1917, mọi sự đã xảy ra hoàn toàn khác với ý nghĩ của những nhà báo này: Phép lạ cả thể đã thực sự xảy ra; mặt trời đã quay cuồng trước sự chứng kiến của tất cả mọi người có mặt hôm đó.

Một vị giáo sư là chứng nhân hiện tượng lạ lùng hôm đó

Ở đây, chúng ta hãy nghe tiến sĩ José Maria Proença de Almeida Garrett, giáo sư môn khoa học tự nhiên đại học Coimbra , kể lại những gì ông đã quan sát thấy ở Fatima hôm đó. Vì ông là một giáo sư, nên lời tường trình của ông rất khả tín và gây được sự chú ý của mọi người:

«Hôm đó, tôi đến nơi vào giữa trưa. Cơn mưa tầm tã từ buổi sáng sớm chẳng những không ngớt, mà bây giờ còn bị những trận gió dữ dội thổi ào tới tấp như muốn làm tràn ngập cả cảnh vật. (…) Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều. Trong vài giây lát trước đó, mặt trời còn bị che khuất sau đám mây dày đặc, bổng chốc nó chiếu sáng qua đám mây. Mọi cặp mắt đều hướng nhìn về phía mặt trời như bị một sức mạnh nam châm vô hình nào đó cuốn hút vậy. Chính tôi cũng nhìn thẳng vào mặt trời. Nó trông giống như một cái đĩa sáng rực rỡ, chói lọi nhưng không làm lóa mắt. (…) Nhưng mặt trời vào lúc bấy giờ không làm lóa mặt, không giống như khi chúng ta nhìn nó bị che khuất sau một đám mây. Không, bầu trời lúc bấy giờ hoàn toàn trong sáng, chứ không hề có một vẩn mây nào che khuất mặt trời cả; nó xuất hiện rõ ràng giữa bầu trời. Cái đĩa sáng chói đầy mầu sắc rực rỡ đó không đứng yên, nhưng chuyển động rất nhanh. Và đó không phải là những tia sáng lung linh phát ra từ các ngôi sao. Cái đĩa lửa quay tròn với một tốc độ nhanh khủng khiếp, khiến từ đám đông những người có mặt hôm đó bổng chốc vang lên những tiếng kêu la sợ hãi thất thanh. Mặt trời cứ tiếp tục quay tròn như thế cùng với tốc độ nhanh khủng khiếp tương tự, đồng thời, nó tách ra khỏi không trung và tiến đến gần mặt đất với mầu đỏ máu, mọi cảnh vật như đang sắp sửa bị nghiền nát dưới độ quay nhanh khủng khiếp của vòng lửa không lồ. (…) Tất cả những hiện tượng này tôi đã bình tĩnh quan sát và trình bày ra đây sự nhận xét khách quan của mình, chứ không do bất cứ sự xúc động nào chi phối cả. Tôi cũng hoàn toàn chờ đợi sự nhận xét và quan điểm của kẻ khác.» (1).

Phải chăng đám đông bị thôi miên ?

Về phép lạ mặt trời quay, có lẽ sẽ có người sẽ cắt nghĩa ngay rằng vì đã được báo từ trước, và đám đông đã đến Fatima với một tâm trạng quá nóng lòng hồi hộp chờ đợi. Vì thế, khi có một hiện tượng bất bình thường nào đó nơi mặt trời xảy ra, họ đã vội cho là phép lạ, và rồi sự công nhận đó cứ lan tỏa ra nhanh trong đám đông một cách vô ý thức như một dòng điện vậy, tương tự như phản ứng của các khán giả ngồi xem đá banh trong một sân vận động khi có cầu thủ đá thủng lưới đối phương.

Nhưng sự cắt nghĩa đó sẽ hoàn toàn trở nên buồn cười và không thể đứng vững được khi sự kiện cụ thể xảy ra trong thực tế, đó là người ta có thể quan sát và nhìn thấy được phép lạ mặt trời quay trong chu vi rộng 1550 cây số vuông.

Rất nhiều nhân chứng đã từ xa chứng kiến được phép lạ mặt trời, lại là những người vô tín ngưỡng, những người đã từng phê bình và cười chê những khách đến Fatima hôm đó như những kẻ «nhẹ dạ cả tin».

Trong số những người quan sát được phép lạ mặt trời từ xa, chứ không có mặt tại Fatima, đã cho ý kiến như sau:

Linh mục Joaquim Lourenco, hiện là nhà giáo luật học của giáo phận Leiria, nhưng vào lúc xảy ra phép lạ, hãy còn là một học trò và cùng người anh và các bạn bè của ngài đang có mặt tại làng Alburitel, cách Fatima vào khoảng 54km. Tất cả đều tưởng ngày tận thế đã đến.

Cha Lourenco tường thuật lại như sau:

«Tôi nghĩ rằng tôi không đủ khả năng để diễn tả lại những gì chính tôi đã chứng kiến xưa kia. Tôi nhìn như dán mắt vào mặt trời để quan sát: Mặt trời có màu nhợt, đến nỗi tôi có thể nhìn thẳng vào nó mà không bị đau mắt chút nào cả. Mặt trời vào lúc bấy giờ, trông tựa như một quả bóng bằng tuyết, quay chung quanh cái trục của mình, và bổng chốc, nó như rơi ra khỏi bầu trời, quay lượn ngoằn ngoèo và tiến sát gần mặt đất với vẻ đầy đe dọa. Vì quá sợ hãi, tôi đã chạy nấp vào phía sau người lớn đang đứng khóc lóc vì tưởng rằng thế giới trong giây lát nữa sẽ bị chấm tận. Bên ngoài ngôi trường làng của chúng tôi, có một đám đông đang tụ họp lại; còn đám học trò chúng tôi thì xô nhau chạy ra khỏi lớp học và đi xuống đường. Khi phép lạ bắt đầu xảy ra thì chúng tôi nghe thấy tiếng kêu la của những người đang đứng đầy ngoài đường phía trước cổng trường, đàn ông cũng như đàn bà…

Lúc bấy giờ có một người vô thần, mà cả buổi sáng hôm đó cứ rêu rao lên tiếng chê bai cười nhạo những người tới Fatima là «những kẻ ngu ngốc», cốt chỉ để xem một đứa bé gái nhà quê. Nhưng trong suốt lúc xảy ra phép lạ thì ông ta đứng đờ ra như một người bị bất toại cả thân mình và chỉ đưa mắt cắm chặt vào mặt trời. Ông ta bắt đầu run rẩy cả mình mẩy lẫn chân tay, rồi quỳ xuống trên bùn lầy và giơ hai tay lên trời cầu xin Chúa tha thứ cho mình.» (2).

Một hiện tượng không thể cắt nghĩa được

Qua sự trình bày của tất cả mọi nhân chứng có mắt hôm đó khi xảy ra phép lạ mặt trời quay, người ta có thể nói được rằng phép lạ cả thể đó có bốn đặc điểm khác nhau :

1. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào một vật sáng chói lọi, mà họ cho là mặt trời, chứ họ không cần phải đeo kính nhâm hay bất cứ phương tiện bảo vệ mắt nào cả.

2. Vừng sáng chói lọi đó đã tỏa ra những tia sáng mầu sắc rực rỡ xuống trên mặt đất, đến nỗi mọi cảnh vật đều bị nhuộm mầu hết.

3. Vừng sáng chói lọi rực rỡ đó rơi xuống trên đám đông.

4. Chỉ trong vòng mấy phút mà cả vùng đất Fatima đang bùn lầy dơ bẩn bổng chốc trở thành khô cứng, và áo quần của đám đông trên dưới 60 ngàn người từng bị cơn mưa cả buổi sáng làm ướt đẫm, cũng hoàn toàn khô ráo bình thường.

Đúng vậy, chỉ trong vòng khoảng 10 phút đồng hồ mà cả mặt đất lầy lội cũng như quần áo ướt át của đám đông bổng chốc khô ráo hoàn toàn. Đó quả là một điều đã minh nhiên nói lên rằng ngoài phép lạ siêu nhiên ra, không thể tìm ra được lời giải thích theo phương diện tự nhiên được.

Nỗi lo lắng của Mẹ Maria cho con cái loài người

Nếu thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã từng ước ao là khi được về trên trời, thánh nữ sẽ trở thành tình yêu đầy sáng tạo để cứu giúp mọi người, thì nay Fatima và nhất là phép lạ mặt trời quay là một bằng chứng hùng hồn của tình yêu đầy sáng tạo của Mẹ Maria đối với con cái loài người chúng ta, dĩ nhiên, trên hết là bằng chứng của tình yêu Thiên Chúa.

Bởi vậy, chúng ta hãy nghiêm chỉnh đón nhận dấu chỉ của sự lo lắng của Mẹ Thiên Chúa; đúng như lời chị Lucia đã cảnh báo: «Fatima luôn luôn mang tính cách thời sự cao điểm của nó.» Bởi vì, đối với Thiên Chúa, thời giờ là vô tận; nhưng đối với phàm nhân chúng ta, thời giờ luôn có giới hạn của nó. Và giới hạn đó không ai biết được dài ngắn, lâu mau. Vì chưa bao giờ có ai biết được mình sẽ được sinh ra lúc nào, và cũng rất ít ai biết được mình sẽ chết lúc nào. Ngày tận cùng của mỗi người sẽ xảy đến một cách bất chợt, không ngờ trước được, tương tự như một kẻ trộm vậy (x. Mt 24,37-44). Do đó, Đức Giêsu đã căn dặn chúng ta: «Các con phải canh chừng, phải tỉnh thức, vì các con không biết khi nào thời ấy đến!» (Mc 13,33).

Nhưng dĩ nhiên, sự tỉnh thức và canh chừng mà Chúa nói đây không có nghĩa là sự ngồi chờ cách thụ động, vô vi; nhưng là một sự tỉnh thức đầy sáng tạo, nghĩa là một sự tỉnh thức chờ đợi đầy tính năng động mà Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta tại Fatima cách đây đúng 90 năm về trước. Đó là:

Mỗi người phải ăn năn sám hối và cải thiện cuộc sống cá nhân của mình;

• Hằng ngày, hãy siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân Côi;

• Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, như Chúa muốn.


Nếu được thế, thế giới sẽ được hòa bình, nhiều dân tộc sẽ tránh khỏi cảnh bị diệt vong và nhiều linh hồn sẽ không bị trầm luân trong hỏa ngục đời đời.

_________________________

1. Trích trong : Fonseca, «Maria spricht zur Welt», Fatimas Geheimnis und weltgeschichtliche Sendung, Prof. Dr. L.Gonzaga da Fonseca. Paulusverlag Freiburg Schweiz,98/99.

2. Trích trong : «Meet the Witnesses», John Haffert, World Apostolate of Fatima, 64. Lm. Nguyễn Hữu Thy

Linh dao Giesu Kito !

Đạt được tình bạn với Chúa Giêsu là sống hạnh phúc!
Chủ nhật, 10 Tháng 10 2010 02:19 .

Hãy hiểu biết Kinh Thánh, yêu mến Phụng Vụ và sống các khía cạnh đức tin một cách sâu đậm hơn để đạt được tình bạn với Chúa Giêsu là sống hạnh phúc.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi tiếp tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 6-10-2010.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh nữ Gertrude Cả, nữ tu người Đức, sống vào hậu bán thế kỷ XIII tại tu viện biển đức Helfta, nơi đã nảy sinh ra vài kiệt tác của nền văn chương tôn giáo nữ giới latinh-đức.

Đức Thánh Cha giới thiệu gương mặt của thánh nữ Gertrude Cả như sau:

“Thuộc thế giới ấy, có Gertrude, một trong những nhà thần bí nổi tiếng nhất, phụ nữ duy nhất của nước Đức được gọi là ”Cả”, vì tầm cỡ văn hóa và tin mừng trong cuộc đời của chị. Với cuộc sống và tư tưởng của mình chị đã ghi khắc một cách đặc biệt dấu ấn trên nền tu đức kitô. Đó là môt phụ nữ đặc biệt, có các tài khéo tự nhiên và các ơn thánh ngoại thường, một đức khiêm nhường thẳm sâu và lòng nhiệt thành nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của tha nhân, kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong sự chiêm niệm và sẵn sàng cứu giúp những người thiếu thốn.

Thánh nữ Gertrude Cả sinh ngày mùng 6 tháng giêng năm 1256, đúng ngày lễ Hiển Linh, nhưng không ai biết gì về cha mẹ và nơi sinh của chị. Chỉ biết rằng khi lên 5 tuổi, Gertrude được gửi vào học trường nội trú do các nữ tu biển đức điều hành, và được giao cho thánh Mathilde thành Hackeborn săn sóc. Gertrude sống các chặng ý nghĩa nhất đời mình tại đây.

Được thánh Mathilde dậy dỗ giáo dục, trong tương quan với nữ tu Mathilde thành Magdeburg và dưới sự chăm sóc hiền mầu êm dịu và đòi hỏi của viện mẫu Gertrude, thánh nữ kín múc được từ ba phụ nữ ấy các kho tàng kinh nghiệm và khôn ngoan. Chị diễn tả sự phong phú tu đức không chỉ của thế giới đan tu, mà nhất là của thế giới kinh thánh, phụng vụ, giáo phụ và biển đức nữa, với dấu ấn rất cá biệt và sự thông truyền hữu hiệu.

Gertrude đã là một nữ sinh ngoại thường, ưa thích hiểu biết, kiên trì và hăng say học hành, ham mê văn chương, âm nhạc, thánh ca, nghệ thuật thủ công, nên đạt các thành quả vượt sự chờ mong.

Chị có cá tính mạnh mẽ, cương quyết, và dễ bị khích động. Chị thường cho mình là thiếu sót và thừa nhận các khuyết điểm và khiêm tốn xin lỗi. Chị thường khiêm tốn xin lời khuyên và lời cầu nguyện cho ơn hoán cải của mình. Có những khuyết điểm sẽ theo chị cho tới chết, khiến cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi làm sao Thiên Chúa lại yêu thương chị một cách đặc biệt như vậy.”

Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

“Từ chỗ là nữ sinh, Gertrude thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa trong đời sống đan tu, và trong 20 năm trời, đã không xảy ra chuyện gì đặc biệt. Chị tiếp tục trau dồi văn hóa trong mọi chiều kích khác nhau. Nhưng vào Mùa Vọng năm 1280, chị bắt đầu cảm thấy chán ghét mọi thứ đó, và nhận ra sự phù vân của chúng.

Ngày 27 tháng giêng năm 1281, vào giờ Kinh Tối, Chúa soi sáng các tối tăm của chị. Với sự dịu ngọt và êm ái, Chúa trấn an nỗi âu lo của chị, và ban ơn giúp chị đánh đổ ngọn tháp phù vân và tò mò, mà chị đã tìm cách xây cao với lòng kiêu căng. Chị thị kiến thấy một thiếu niên cầm tay dẫn chị vượt qua các gai góc chèn ép tâm hồn, và chị nhận ra đó là chính Chúa Giêsu, Đấng đã đổ máu trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Từ đó trở đi, đời sống kết hiệp với Chúa của chị được củng cố, đặc biệt trong các thời gian phụng vụ ý nghĩa nhất như: Mùa Vọng Giáng Sinh, Mùa Chay Phục Sinh, các lễ của Đức Mẹ, cũng như trong những lúc đau yếu không tham dự giờ kinh chung với cộng đoàn được.

Tiểu sử của chị ghi lại hai hướng đi của cuộc hoán cải ấy. Thứ nhất là trong việc học hành: từ các môn nhân văn đời hướng sang các môn thần học. Thứ hai là trong việc tuân giữ luật đan tu: từ cuộc sống lơ là sang cuộc sống cầu nguyện sâu đậm, thần bí với nhiệt tình truyền giáo ngoại thường.

Giờ đây, chị được dẫn lên núi của sự chiêm niệm, nơi chị từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới. Từ thầy văn phạm, chị trở thành nữ thần học gia. Chị tìm đọc tất cả các sách thánh có thể có và khiến cho con tim mình tràn đầy các câu kinh thánh êm dịu nhất. Và chị luôn luôn có các lời linh hứng cho những ai đến hỏi ý kiến của chị, hay để phản bác bất cứ ý kiến sai lạc nào và bịt miệng các người chống đối.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh ý hướng tông đồ của thánh nữ Gertude như sau:

“Chị Gertrude biến tất cả những điều đó thành việc tông đồ: chị viết và phổ biến chân lý đức tin với sự rõ ràng và đơn sơ, duyên dáng và có sức thuyết phục. Chị trung thành phục vụ Giáo Hội đến độ sinh ích lợi cho cả các thần học gia và những người đạo đức và được họ chấp nhận. Rất tiếc là từ các sinh hoạt phong phú ấy của chị, người ta đã chỉ giữ lại được tác phẩm ”Người loan báo tình yêu Thiên Chúa” hay các ”Mạc khải” và các ”Cuộc tĩnh tâm”, là hạt ngọc của nền văn chương thần bí thiêng liêng. Lý do cũng là vì đan viện Helfta đã bị tàn phá.

Các lời nói và gương sống của chị khơi dây nơi người khác lòng sốt mến sâu xa. Ngoài đời cầu nguyện và hãm mình, chị còn có lòng đạo đức và hoàn toàn tín thác nơi Thiên, khiến cho ai gặp chị đều nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho chị hiểu rằng Ngài kêu gọi chị, chính là để chị trở thành dụng cụ ơn thánh của Ngài. Tuy nhiên, chị luôn ý thức được sự bất xứng và nghèo nàn của mính và hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa.

Có hai ơn mà chị yêu mến nhất: đó là các dấu vết cuộc khổ nạn mà Chúa in sâu trong tâm hồn chị, như đồ trang sức con tim; và vết thương tình yêu mà Ngài đã khắc ghi trong chị. Đó là các ơn trọng đại, mà nếu có phải sống xa Chúa hằng nghìn năm không nhận được sự ủi an trong ngoài nào, chỉ nhớ tới các ơn ấy cũng đủ để an ủi, soi sáng và làm cho chị tràn ngập lòng biết ơn Thiên Chúa.”

Thánh nữ Gertrude Cả qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1301 hay 1302, khi mới được 46 tuổi.

Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau:

“Cuộc đời của thánh nữ Gertrude Cả là một trường học của đời sống kitô, của con đường ngay thẳng. Nó cho chúng ta thấy rằng trung tâm cuộc đời hạnh phúc, của một cuộc sống đích thật, là tình bạn với Chúa Giêsu. Tình bạn đó, chúng ta học được trong lòng yêu mến Kinh Thánh, yêu mến phụng vụ, trong đức tin sâu đậm và trong tình yêu đối với Mẹ Maria, để ngày càng hiểu biết chính Thiên Chúa một cách đích thực hơn. Đó là hạnh phúc thật và là đích điểm cuộc sống của chúng ta.”

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, như nhóm các Linh Mục sinh viên trường thánh Phaolô, trong đó có nhiều linh mục Việt Nam, cũng như các chủng sịnh dòng các Tôi tớ Công trình Bác Ái của Cha Guanella và các thành viên tổng tu nghị dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết mùng 7 tháng 10 là lễ Đức Mẹ Mân Côi. Ngài mời gọi mọi người yêu mến lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Đó là lời kinh rất thân thương của truyền thống kitô, đọc kinh Mân Côi để suy ngắm các mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Cứu Thế và được nhiều ơn lành hồn xác.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

(Đài Vatican - 06/10/2010)

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Nghe thuat song


CHỈ SỐ TỬ TẾ







Chỉ số tử tế (Kindness Quotient) rất cần. Cũng như chất lượng của tâm hồn, sự tử tế là một kỹ năng. Nó đào sâu thêm khi chúng ta biết chú ý tới chính mình và người khác bằng sự nhận thức. Khi chúng ta ra khỏi vùng thoải mái và nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau, và quan tâm nhau theo cách thức khác thì sự tử tế sẽ phát triển. Kết quả của sự tử tế hơn sẽ được tiết lộ trong tâm trí chúng ta, trong cuộc sống và trong cộng đồng. Đây là 10 cách làm tăng chỉ số tử tế:
1. Tử tế là sức mạnh. Không thể hiểu sự tử tế là đức tính thứ yếu, điều mà chúng ta đạt tới như phương kế cuối cùng. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào sức mạnh của sự tử tế - cách nhắc nhớ chúng ta về sự phong phú nội tâm và giúp chúng ta cảm thấy liên kết với người khác chứ không tách rời - chúng ta có thể đánh giá cao về sự tử tế như chính sức mạnh của nó. Sự tử tế không là khờ dại hoặc nhẹ dạ, nhưng là khôn ngoan và can đảm.
2. Tìm điều tốt nơi mình. Chúng ta thường quá chú ý hoặc ám ảnh về lỗi lầm của mình, chúng ta không dám “ăn to, nói lớn” vì chúng ta cảm ngượng ngùng hoặc quá nhút nhát. Nhìn vào những điều tốt nơi mình không phải là từ chối khó khăn hoặc vấn đề gì, mà là cách mở rộng tầm nhìn để chân thật hơn và không quá khắt khe với chính mình.
3. Chia sẻ. Nếu chúng ta nhìn sâu vào bất kỳ cách cư xử nào chúng ta sẽ thấy muốn cảm thấy điều gì đó vĩ đại hơn chính con người hữu hạn của mình - cả về tinh thần và thể lý. Đây là sự thôi thúc đạt đến hạnh phúc, nhưng nó thường bị bóp méo bởi sự khinh suất, không biết thực sự hạnh phúc có được tìm thấy hay không, và do đó chúng ta làm tổn hại nhiều thứ. Chúng ta hãy chia sẻ niềm khao khát được hạnh phúc, muốn thay đổi, sợ mất mát và sợ yếu đuối. Hãy nhớ rằng những gì chúng ta chia sẻ sẽ gợi hứng cho chúng ta tìm đến sự tử tế.
4. Biết ơn. Còn hơn nói lời cảm ơn khi chúng ta đưa tay cứu giúp tha nhân (đen và bóng), khi đó chúng ta giữ họ trong tim mình. Đôi khi một hành động nhỏ tử tế với người khác cũng đủ tạo sự khác biệt quan trọng. Đó là động thái tôn trọng người khác, và cũng là để nâng tâm hồn mình lên cao, nhắc nhớ chúng ta về sức mạnh của sự tử tế.
5. Rộng lượng. Cho đi thì quý hơn nhận lãnh, dù tinh thần hay vật chất, ít hay nhiều. Cho cái gì người ta đang cần thì quý hơn mọi thứ khác. Một miếng bánh cho người đói. Một lời động viên cho người thất vọng. Một ánh mắt cảm thông cho tội nhân. Của cho không bằng cách cho, nhưng chúng ta thường cho người khác cái mà mình muốn phế thải. CHO cũng không dễ như mình tưởng!
6. Suy nghĩ về sự tử tế. Mỗi ngày chúng ta dành thời gian để nhớ đến người khác và cầu nguyện cho họ. Một lúc nào đó trong ngày, hãy nhớ đến những người đã giúp đỡ mình, những người may mắn, những người cô đơn, những người sầu khổ, những người bệnh tật… Tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình, chúng ta có thể hành động trong giới hạn cho phép. Mỗi ngày dành ra 10 phút suy tư về sự tử tế, bạn sẽ thấy mình đang thay đổi…
7. Lắng nghe người khác. Chúng ta thường nói về những gì mình quan tâm, nghĩ về những gì mình thích, hoặc những gì người khác đánh giá về mình. Chúng ta cũng thường chú ý những người “hợp” và theo phe mình, nhưng lại chỉ trích những ai không theo phe mình. Hãy quên đi những điều đó cho khỏi bận lòng. Đó là một dạng tử tế và bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng.
8. Thân thiện với mọi người. Trong khi nói chuyện với một nhóm người, có những người quá nhút nhát, không dám nói và không dám hỏi. Trong bữa tiệc có nhiều người không biết nhau. Cảm giác không được ai quan tâm hoặc lưu ý là cảm giác “đáng sợ”. Mình sao, người vậy. Hãy tỏ ra cởi mở và thân thiện với những người cảm thấy lẻ loi. Đó là sự hoà đồng cần thiết.
9. Kiềm chế. Nếu cảm thấy ghét ai, không muốn gặp hoặc nói chuyện với họ, hãy cố gắng kiềm chế để vẫn có thể tỏ thái độ nhã nhặn hoặc mỉm cười với họ. Hãy hít sâu để lấy bình tĩnh. Sự thù hận và ghen ghét bất lợi cho tinh thần, thể lý, xã hội, tôn giáo,… Thù hận thì dễ, nhưng tha thứ và yêu thương rất khó, nhất là khi người đó “dị ứng” với mình. Nhưng ai làm được vậy mới đáng nể trọng. Tha thứ không là thua cuộc.
10. Cảm thông. Luôn luôn hữu ích nếu biết đặt mình vào vị trí của người khác. Tục ngữ có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nghĩa là đừng xét đoán ai theo bề ngoài. Dù bạn đang rất muốn thay đổi người khác, sự cảm thông và hiểu hòan cảnh của họ sẽ khiến bạn thêm mạnh mẽ. Dù sao thì sự tử tế cũng sẽ mở rộng đường phản ứng của chúng ta đối với vấn đề nào đó, giúp chúng ta nhạy bén hơn và sáng tạo hơn khi chúng ta muốn loại trừ đau khổ, và tìm về Chân-Thiện-Mỹ.

--------------------------------------------------------------------------------

TRẦM THIÊN THU
Chuyển ngữ từ Beliefnet.com

Song khoe song vui !


NHỮNG LỜI KHUYÊN TÍCH CỰC







1. Uống nhiều nước. (Drink plenty of water)
2. Ăn sáng giống như vua, ăn trưa giống như ông hoàng và ăn tối giống như kẻ ăn xin. (Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar)
3. Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo thành cây. (Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that is manufactured in plants)
4. Sống với 3N: Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái (Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy).
5. Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện. (Make time to pray)
6. Chơi trò chơi nhiều hơn. (Play more games)
7. Đọc nhiều sách hơn năm cũ. (Read more books than you did in last year)
8. Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày. (Sit in silence for at least 10 minutes each day.)
9. Ngủ 7 giờ. (Sleep for 7 hours).
10. Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile).
11. Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu. (Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about).
12. Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích cực.
(Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment).
13. Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn. (Don't over do. Keep your limits).
14. Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai làm như vậy ‎đâu. (Don't take yourself so seriously. No one else does).
15. Đừng phí năng lực quý báu vào chuyện ngồi lê đôi mách. (Don't waste your precious energy on gossip).
16. Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức. (Dream more while you are awake).
17. Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.. (Envy is a waste of time. You already have all you need).
18. Hãy quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho bạn của bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.
(Forget issues of the past. Don't remind your partner with His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness)
19. Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những người khác.. (Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others)
20. Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại. (Make peace with your past so it won't spoil the present).
21. Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn. (No one is in charge of your happiness except you).
22. Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các vấn đề chỉ là một phần của bản l‎ý lịch. Nó xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời.
(Realize that life is a school and you are here to learn. Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime).
23. Mỉm cười và cười nhiều hơn. (Smile and laugh more).
24.Bạn không buộc phải thắng mọi đểm đâu. Hãy đồng ‎ ý với việc không đồng ý. (You don't have to win every argument. Agree to disagree).
25. Hãy gọi cho gia đình bạn thường xuyên. (Call your family often).
26. Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác. (Each day give something good to others).
27. Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự. (Forgive everyone for everything).
28. Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi. (Spend time w/ people over the age of 70 & under the age of 6.
29. Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày. (Try to make at least three people smile each day).
30. Điều người khác nghĩ về bạn không phải là việc của bạn. (What other people think of you is none of your business).
31. Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn. (Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch).
32. Hãy làm chuyện đúng! (Do the right thing!)
33. Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui. (Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful).
34. Chúa chữa lành mọi sự…(GOD heals everything...)
35. Cho dù một hoàn cảnh có tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi. (However good or bad a situation is, it will change.)
36. Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy đừng đậy, thay y phục và ra mắt. (No matter how you feel, get up, dress up and show up).
37. Điều tốt nhất vẫn còn đang đến. (The best is yet to come)
38. Khi bạn còn sống mà thức dậy buổi sáng, hãy cám ơn Chúa về điều ấy. (When you awake alive in the morning, thank GOD for it)
39. Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi. (Your Inner most is always happy. So, be happy)
Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất: (Last but not the least)
40. Xin vui lòng chuyển bản văn này đến tất cả những người mà bạn đang quan tâm. (Please Forward this to everyone you care about).

--------------------------------------------------------------------------------

Thu tinh cua Thien Chua chung ta !


PHÚT SUY TƯ

THƯ TÌNH CỦA CHÚA


Con yêu dấu,

Con có thể chưa biết Ta, nhưng Ta biết rất rõ về con (Tv 139,1).
Ta đã tạo dựng con theo hình ảnh của Ta (St 1,27).
Trước khi cho con thành hình trong bụng mẹ, Ta đã biết con; trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá con (Gr 1,5).
Ta đã nâng con từ trong lòng mẹ, đã hứng các con từ lúc chưa chào đời (Is 46,3b).
Tạng phủ con chính Ta cấu tạo, đã dệt hình hài con trong dạ mẫu thân con (Tv 139,13).
Ngày con mới là bào thai, mắt Ta đã thấy. Mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách của Ta, trước khi ngày đầu của đời của con khởi sự (Tv139,16). Con được dựng nên cách lạ lùng, công trình Ta kỳ diệu biết bao (Tv 139,14).
Ta biết cả khi con đứng, con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ta đều thấu suốt. Con đi, con nghỉ, Ta đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ta đều quen thuộc cả. Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì Ta đã am tường hết (Tv 139,2-4).
Ngay đến tóc trên đầu của con, Ta cũng đã đếm cả rồi. (Mt 10,30).
Con là con của Ta, Ta đã sinh ra con (Tv 2,7).
Con thuộc giòng giống của Ta (Cv 17,28).
Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ta (Tv 71,6) .
Ta làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Ta.
Ta đã tiền định cho con làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Ta (Ep 1,11).
Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo con.
Con được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối (Is 66,12). Chính ở trong Ta mà con sống, con hoạt động và hiện hữu.
Ta đối xử với con như người mẹ nựng trẻ thơ, Ta nâng con lên áp vào má; Ta cúi xuống gần con mà đút cho con ăn (Hs 11,4).
Ta đã tập đi cho con, đã đỡ cánh tay con, nhưng con không hiểu là Ta chữa lành con (Hs 11,3).
Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù người mẹ có quên con mình đi nữa, thì Ta, Ta cũng sẽ chẳng quên con bao giờ (Is 49,15).
Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi con như vậy (Is 66,13).
Con có phải là đứa con Ta yêu dấu, một đứa con Ta rất mực mến yêu? Vì mỗi lần nhắc tới con, Ta lại thấy nhớ thương, nên lòng Ta bồi hồi thổn thức, Ta thương con, thương con thật nhiều (Gr 31,20). Vì con, nước mắt Ta chan hòa (Is 16,9).
Hãy xem, Ta đã ghi khắc con trong lòng bàn tay Ta (Is 49,16).
Cho dù trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác làm chi cũng không có gì tách được con ra khỏi tình yêu của Ta (Rm 8,39).
Cho đến khi con già nua tuổi tác, trước sau gì Ta vẫn là Ta; cho đến khi con da mồi tóc bạc, Ta vẫn còn gánh vác con. Như xưa nay Ta vẫn từng đối xử, Ta sẽ nâng niu, gánh vác con, và ban ơn cứu thoát (Is 46,4).
Hãy xem Ta yêu con dường nào, Ta yêu con đến nỗi cho con được là con của Ta (1Ga 3,1). Nếu người cha trần thế vốn là kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những điều tốt, huống gì Ta là Cha ở trên trời lại không ban cho con những điều tốt lành sao? (Mt 7,11).
Ta yêu con đến nỗi đã ban Con Một của Ta, để con tin vào Con của Ta thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16). Ta đã yêu thương con như Ta đã yêu thương Con Một của Ta (Ga 17,23).
Mọi ơn lành, và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do Ta từ trên tuôn xuống (Gc 1,17).
Ta cho con biết, đừng lo cho mạng sống mình, lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể, lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (Mt 6,25). Cha của con trên trời biết rõ con cần tất cả những thứ đó (Mt 6,32).
Kế hoạch Ta định làm cho con là kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để con có một tương lai và niềm hy vọng (Gr 29,11).
Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho con lòng xót thương. (Gr 31,3b).
Ta sẽ vui mừng hoan hỷ vì con, và sẽ lấy tình thương của Ta mà đổi mới con. Ta sẽ nhảy múa tưng bừng vì con (Xp 3,17).
Ta không ngừng thi ân cho con, cũng như ban cho con lòng kính sợ Ta không để con xa rời Ta nữa (Gr 32,40).
Ta lấy làm vui mà thi ân giáng phúc cho con và đem hết lòng tác tạo con (Gr 32,41).
Ta có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi con, mà làm hơn gấp ngàn lần điều con có thể cầu xin hay nghĩ tới (Ep 3,20).
Ta sẽ tỏ cho con biết những điều lớn lao và bí ẩn mà con không biết (Gr 33,3). Con sẽ thấy Ta nếu con hết lòng hết dạ kiếm tìm Ta (Đnl 4,29).
Đừng sợ hãi, hỡi con, có Ta ở với con (Is 41,10). Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì Ta, Thiên Chúa của con, sẽ ở với con bất cứ nơi nào con đi tới (Gs 1,9). Đừng sợ, dù con có bị chống đối, có gặp chông gai tư bề, hay ngồi trên bò cạp (Ed 2,6). Đừng sợ các nỗi đau khổ con sắp phải chịu. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho con triều thiên sự sống (Kh 2,10). Đừng sợ, con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ (Lc 12,7).
Trước mắt Ta, con thật quý giá, vốn được Ta trân trọng và mến thương (Is 43,4).
Có dân tộc vĩ đại nào đến nỗi được thần minh ở gần, như Ta, Thiên Chúa của con, ở gần con, mỗi khi con kêu cầu Ta (Đnl 4,7).
Ta là Đấng canh giữ con, chính Ta là Đấng vẫn chở che, Ta luôn luôn ở gần kề con (Tv 121,5).
Ta ấp ủ, dưỡng dục, luôn giữ gìn con, chẳng khác nào con ngươi trong mắt Ta, tựa như chim bằng trên tổ lượn quanh, giục bầy con bay nhảy, xoè cánh ra đỡ lấy rồi cõng con trên mình (Đnl 32,10-11).
Ta ở gần khi tấm lòng con tan vỡ, cứu con khi tâm thần thất vọng ê chề (Tv 34,19). Như mục tử, Ta chăn giữ đoàn chiên của Ta, tập trung cả đoàn chiên dưới cánh tay Ta. Còn chiên con, Ta ấp ủ vào lòng (Is 40,11).
Ta sẽ lau sạch nước mắt con. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa (Kh 21,3-4).
Đừng trì hoãn, hãy trở về với Ta; đừng lần nữa hết ngày này qua ngày khác (Hc 5,7). Trên trời ai nấy sẽ vui mừng vì nếu con tội lỗi nhưng ăn năn sám hối (Lc 15,7). Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng Ta là Thiên Chúa của con, bởi vì Ta từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương. (Ge 2,13).
Nếu con biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi con.
Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện con dâng lên (2Sb 7,14).
Ta không cứ tội con mà xét xử, không trả báo con xứng với lỗi lầm. Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình yêu Ta thương kẻ thờ Ta cũng trổi cao. Như đông tây cách xa nhau ngàn dặm, tội con đã phạm, Ta cũng ném thật xa Ta. Như người cha chạnh lòng thương con cái, Ta cũng chạnh lòng thương kẻ kính thờ Ta (Tv 103,10-13).
Con chỉ có một Cha là Cha trên trời (Mt 23,9).
Ta là Cha của con, và con là con trai, con gái của Ta (2Cr 6,18).
Con, con là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Ta (1Pr 2,9).
Ta là Thiên Chúa phán, "Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng (Kh 22,13).
Ta thương con, thương con thật nhiều, (Gr 31,20).
[sưu tầm]

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Guong Thanh Nhan - Thanh Augustino

Thánh Augustinô: Sự cứu rỗi duy chỉ đến từ Thiên Chúa
(Thánh Augustinô: Confessio – Tự thú)

Lm Nguyễn Hữu Thy

Sau một thời gian dài tinh thần bị lạc lối trong đêm tối vô tri lầm lẫn và phải tự lần mò tìm ra lối thoát tiến về ánh sáng chân lý, vào năm 386 triết và thần học gia thời danh Augustinô – sinh năm 354 tại Bắc Phi Châu – đã trở lại Kitô giáo. Từ một môi trường sống bình dị ở tỉnh lẻ Hippo, giáo sư khoa tu từ học – cũng được gọi là khoa hùng biện - Augustinô đã trở thành một ngôi sao trí thức sáng chói tại kinh thành hoa lệ Milanô thuộc miền Bắc Ý, mà từ lâu đã được coi như thủ đô mới của Đế quốc Roma.

Thánh Augustinô thành Hippô: Nhà triết và thần học gia thời danh

Trong gần mười năm trời, Augustinô là đồ đệ của thuyết Nhị Nguyên, (Manichäismus), một phong trào cho rằng một thực tại luôn chứa đựng hai nguyên lý mâu thuẩn nhau; nói cách khác, trong một thực tại bao gồm cả phương diện tốt và phương diện xấu, và điều đó có nghĩa là không chỉ cái tốt mới cần thiết mà thôi, nhưng cả cái xấu nữa cũng là một điều đương nhiên.

Nhưng rồi cái học thuyết vô lý đó đã trở thành một thảm kịch nội tâm đối với sự nhận thức của Augustinô, khi một người bạn vô cùng keo sơn thân thiết của ông (mà người ta không biết tên) qua đời và khiến ông rơi vào trong một tình trạng hoài nghi cực độ, đến nỗi ông đã nghi ngờ ngay cả chính bản thân mình: "Tôi đã trở nên một vấn nạn cho chính tôi." Đúng vậy, theo tâm lý mà nói, khi một sự xác tín cơ bản của con người bị sụp đổ, thì thường người ta không thể đơn giản thay thế vào đó một sự xác tín khác được. Augustinô trở thành một kẻ hoài nghi. Nhưng sau đó ông đã tìm gặp được nơi tân học thuyết Platon một điểm tựa tinh thần.

Tuy nhiên, kinh nghiệm về sự vô lý và trống rỗng vẫn còn theo đuổi ông, chứ nó chưa dễ dàng chịu buông tha. Tại kinh thành sầm uất hoa lệ Milanô, vị giáo sư khoa hùng biện thời danh đã đưa hết tâm huyết nghiên cứu ngành thơ phú và nghệ thuật diễn thuyết của người Roma. Tất cả những nghiên cứu này đã phong phú hóa rất nhiều cho kiến thức, nhưng trái lại không đem đến cho cuộc sống thực tiễn của Augustinô một sự định hướng và ý nghĩa rõ ràng nào cả. Một đàng, ông có ý định muốn trở thành Kitô hữu; nhưng đàng khác, những hiệu quả của sự hoài nghi vẫn còn in dấu sâu đậm nơi ký ức ông. Đây quả là một sự giằng co nội tâm đầy rắc rối khó khăn, đòi hỏi đương sự phải có một sự can đảm, sáng suốt, để có thể tìm ra được một lối thoát hợp lý, một bước ngoặt đúng đắn. Và bước ngoặt có tính cách quyết định trong đời Augustinô, chúng ta chỉ biết được và có lẽ chúng ta cũng có thể thực thi được, bởi vì chính Augustinô đã tự trình bày công khai. Đó chính là điều Augustinô đã làm trong tác phẩm thời danh "Confessio" (Tự Thú) của ông. Nhưng hai từ "Tự Thú" ở đây mang ý nghĩa kép: Trước hết, ông nhìn nhận tội lỗi và những sai lầm của mình và tiếp đến, ông tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa.

Sau khi được bầu làm Giám Mục thành phố hải cảng Hippo ở Bắc Phi Châu vào năm 395, và một ít năm sau đó Augustinô đã viết ra tác phẩm "Confessio". Quả thực, vị Giám Mục thành Hippo muốn thay đổi cuộc sống của mình, vì thế, cùng với các bạn hữu ông đã chuyên lo về vấn đề suy tư triết học. Với tư cách là một vị Giám Mục, Augustinô không chỉ chuyên tâm vào việc ấn hành sách vở và việc giảng thuyết, những việc làm rất được dân chúng ca ngợi, nhưng ngài còn phải thực hiện một cộng đồng thân hữu.

Nhưng dĩ nhiên, không vì tình bạn hữu thân thiện mà con người được phép để cho mình bị cuốn hút vào những tiêu cực thế nhân. (Bởi vậy, không phải là một chuyện tình cờ, khi Đức Bênêđíctô XVI trong thông điệp "Spe Salvi" vừa qua đã nhắc đến sự tự tìm gặp chính mình và qua đó sự vượt thắng chính mình.) Augustinô thường chỉ có thời giờ vào ban đêm để biên soạn các văn bản, và nhờ thế, ngài đã để lại trong kho tàng triết học và thần học Giáo Hội một tác phẩm vĩ đại. Tác phẩm "Tự Thú" là một cuốn sách mà không có một cuốn sách nào khác về triết học thời cổ đại, cũng như không một cuốn sách nào khác về thần học vào thời hậu cổ đại có thể so sánh được. Mặc dù cuốn sách mang tính cách tự thuật, nhưng trong đó người ta lại biết được rất ít về đời sống tư của tác giả. Ở đây các giai đoạn cuộc sống được đưa ra làm đối tượng cho những phân tích mổ xẻ, hay trở thành dịp cho những vấn nạn dồn dập xuất hiện, để rồi không được giải đáp.

Chẳng hạn nhà tư tưởng Augustinô tường trình về một lỗi lầm của tuổi trẻ: Ông đã lẻn sang vườn cây ăn quả của hàng xóm hái trộm một trái lê. Bây giờ những suy tư về vấn đề mang tính cách triết học và luân lý được đặt ra là: Nếu vườn cây trái lê của gia đình hàng xóm không hấp dẫn, thì phải chăng đã không có vấn đề hái trộm? Vâng, vị Giám Mục thành Hippo đã thú nhận tội hái trộm trái lê của hàng xóm khi ông còn trẻ. Tuy nhiên, vấn đề trọng yếu ở đây là ông muốn trình bày cái bí ẩn khó hiểu của các lý do. Ông xác tín tín rằng, nếu chỉ một mình mà thôi thì ông đã không làm điều đó. Như vậy là do sự ép buộc của một nhóm bạn bè? Nhưng tại sao lại bị ép buộc?

Nhà tư tưởng Augustinô mổ xẻ điều đó với nhiều ý nghĩa khác nhau được chứa đựng trong tiếng "tốt": Phải chăng những quả lê của hàng xóm thơm ngon đến nỗi khiến người ta không thể cầm mình được sao? - Thực ra, không phải thế, trong thực tế có lẽ những quả lê của khu vườn nhà mình còn thơm ngon hơn. Hay: Đám thanh niên chỉ muốn lấy trộm để ăn cho bớt đói? - Không, đó cũng không phải là lý do, bởi lẽ sau khi lấy trộm xong, họ lại ném mấy trái lê đi. Như vậy, nhà tư tưởng Augustinô đã xác nhận rằng hành động hái trộm quả lê của vườn nhà hàng xóm hoàn toàn không vì do sự vui thích hay vì một lợi ích nào cả; tuy nhiên, phải có một lý do "tốt" nào đó chứa ẩn trong hành động trên – tức giá trị thầm kín thôi thúc đưa tới hành động đó – nếu không, hành động "hái trộm" đã không xảy ra.

Nhà tư tưởng Augustinô đã trình bày điều đó bằng những lời quá nghiêm khắc và bi thảm, đến nỗi khiến cho không ít độc giả tân thời ngày nay cảm thấy như bị khiêu khích về cách quá "phóng đại" vấn đề tội lỗi. Bởi vì, theo họ, nội dung vấn đề ở đây chỉ là một vài quả lê lặt vặt. Nhưng đối với Augustinô thì ông lại xác tín rằng vấn đề trọng tâm ở đây là vấn đề nguyên tắc. Vì cuối cùng hành động bị cấm kị đã thực sự xảy ra. Nhưng nếu người ta làm một điều gì đó, bởi vì nó bị cấm, thì nó trở nên điều cấm kị, tức chính điều xấu trở thành nguyên tắc cho hành động, còn một vài quả lê trên thực tế chỉ còn là dịp để hành động được cụ thể hóa mà thôi.

Trong cuốn sách thứ bảy, Augustinô còn bàn đến đề tài này một lần nữa. Sau khi những xác tín của ông về thuyết Nhị Nguyên sụp đổ, nhà tư tưởng Augustinô đã tìm gặp nơi học thuyết hậu Platonisme một ánh sáng giúp nhìn thấy được rằng không phải tất cả đều trở thành thực tiễn trong cùng một cách thức như nhau. Bằng mọi giá, nhà tư tưởng Augustinô muốn biết là sự dữ xuất phát từ đâu, tức đâu là nguồn gốc sự dữ. Ông cũng cho hay là xưa kia ông rất sợ chết trước khi có thể khám phá ra được chân lý. Nhưng Augustinô đã nhận thức được rằng bản chất của sự dữ là sự tiêu diệt. Tuy nhiên, sự dữ không thể trở thành thực tiễn cùng một cách thức như cái bị tiêu diệt. Điều đó cũng muốn nói rằng, sự dữ thực sự hiện hữu và gây tác dụng thực tiễn. Tất cả những gì được tạo dựng nên đều thiện hảo, còn cái ngược lại, tức nguyên nhân gây ra sự tiêu diệt là xấu. Sự dữ không phải là một cái gì chỉ có vẻ bề ngoài, nhưng là một thực tại. Vì thế, nếu trong Kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện: "Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ", thì điều đó gián tiếp quả quyết sự hiện hữu của sự dữ, vì chúng ta không cầu xin được gìn giữ trước một sự dữ "vô hữu". Một sự sợ hãi trước một sự dữ chỉ có vẻ bề ngoài mà thôi, chứ không hiện hữu thực sự, thì chỉ là một sợ hãi viễn vông, vô lý do. Như vậy, sự dữ là một cái gì thực tiễn.

Có lẽ thời kỳ nổi danh nhất của Augustinô, là khi ông tường trình về quyết định dứt khoát là xin được chịu Phép Thánh Tẩy của mình. Đó là điều đã xảy ra vào Lễ Phục Sinh năm 387 tại Milanô do Giám Mục Ambrôsiô chủ sự. Tuy nhiên, lúc bấy giờ trong lòng Augustinô không chỉ ngự trị hai "linh hồn", nhưng chính ông cũng bị phân hóa sâu xa với chính mình. Đúng lúc đó, ông đã nghe được câu hát của những đứa trẻ đang chơi ở vườn nhà bên cạnh: "Cầm lấy và hãy đọc đi!" Câu hát đơn sơ này đối với Augustinô trong lúc bấy giờ có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Ông vội chạy đến nhà người bạn tên Alypius và mở Thư Thánh Phaolô liền gặp ngay câu này: "Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Đức Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng…" (Rm 13,13tt)

Như vậy, nhà tư tưởng Augustinô đã tìm được cho đời mình một định hướng rõ rệt. Nhiều năm sau đó, trong tác phẩm "Tự Thú", Augustinô còn suy tư và tự hỏi một lần nữa: Phải chăng ý chí không phải là một động lực thúc đẩy tự nhiên trong tác động của con người? Bình thường, người ta muốn hoặc cũng có thể người ta không muốn; hay nói rõ hơn, người ta muốn một điều gì đó, nhưng người người ta lại không muốn thực hiện nó. Nhưng dĩ nhiên, điều đó chỉ có giá trị nếu như trong những tình huống đòi hỏi phải có sự quyết định và đồng thời sự định hướng vẫn không thay đổi.

Nhưng bây giờ một vấn đề khác có liên quan đến điều mà Augustinô muốn định hướng trong tương lai. Ý chí của ông không bị phân hóa, ông cũng không lưỡng lự giữa hai ý chí, chẳng hạn: một đàng thì muốn chịu Phép Thánh Tẩy, còn đàng khác lại không muốn. Nhưng ý chí của Augustinô chỉ còn non yếu, chưa vững mạnh mà thôi. Và một ý chí còn non yếu thì không thể trở nên mạnh mẽ qua một sự quyết định được. Đối với Augustinô, điều đó cho thấy rõ ràng là trong một tình huống như vậy, chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể tìm ra được một lối thoát, một cách giải quyết hợp lý được. Vì thế theo ông, giáo huấn về ơn thánh là chính thần học giải phóng.

Nhà tư tưởng Augustinô muốn nói lên rằng mặc dù ông đã xa lìa Thiên Chúa, nhưng ngược lại, Thiên Chúa luôn ở bên ông và đồng hành với ông, cả khi ông bước đi trên con đường lầm lạc. Đúng vậy, Thiên Chúa luôn luôn gần gũi bên con người, dù cho con người thường đã không ý thức được sự hiện diện gần kề đó của Thiên Chúa. Đối với Augustinô, Thiên Chúa "còn gần gũi thân thiết với con người hơn cả con người đối với chính mình."

Sự cứu thoát không phát xuất từ con người, nhưng phát xuất từ nội tâm dưới tác động của Thiên Chúa. Điều đó cho thấy rằng, nhà tư tưởng Augustinô không viết cho những người tò mò, nhưng cho những người thường thất vọng nghĩ rằng cuộc sống của họ vô ý nghĩa và không có mục đích hay không phải là mục đích mà họ có thể đạt tới và hiện thực được. "Con đã yêu Chúa trễ tràng". Trễ tràng, nhưng không quá trễ.

Đây quả thực là lịch sử một cuộc đời đi tìm kiếm đức tin một cách lạ lùng không thể tưởng tượng được. Chính từ cuộc đời đó nhà tư tưởng Augustinô đã biên soạn ra được một tác phẩm vĩ đại và vô giá: Cuốn "Confessio" - hay Bekenntnisse, hay Tự Thú. Và đó phải là tác phẩm của một vị thánh. Vâng, tác giả của tác phẩm vĩ đại "Tự Thú" là một vị thánh, một vị đại thánh của Giáo Hội: Thánh Augustinô!Sách tham khảo:

Augustinus: "Bekenntnisse"(Tự Thú). Sel Verlag, Frankfurt am Mainz 2006.

Guong Thanh Nhan


St. Augustinus of Hippo
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(354-430)

Aurelius Augustinus sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Tagaste, Numidia thuộc Bắc Phi Châu. Cha Ngài là người ngoại giáo, mẹ Ngài là Thánh nữ Monica.

Nhận thấy Augustinô sáng trí và có nhiều triển vọng nên hai ông bà quyết định cho Ngài theo đuổi việc học tới cùng. Nhưng tại kinh thành Carthage, Augustinô bị tiêm nhiễm bởi nếp sống trụy lạc sa đoạ và chạy theo những tư tưởng lạc giáo Manichaeans trái nghịch với đức tin Công Giáo. Mẹ Ngài hết sức đau buồn và bà hằng cầu nguyện cho Ngài.

Sau những năm đắm mình trong tà thuyết và lạc thú, Augustinô chán ngán và rơi vào một tình trạng cô đơn, sầu muộn tột độ. Chính trong lúc ấy, Chúa đã đến gõ cửa lòng Ngài; chỉ một câu Thánh kinh: "Ðừng sống theo dục tình và lạc thú dâm ô nữa, nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô" đã khiến đời Ngài chuyển hướng hoàn toàn. Ngài bắt đầu nghiên cứu giáo lý Công Giáo, theo sự chỉ dẫn của Ðức Cha Ambrosiô ở Milan và Ngài đã được rửa tội năm 387, lúc đó Ngài đã 33 tuổi.

Mẹ ngài qua đời, ngài trở về Carthage (Phi Châu) và bán hết tài sản cho người nghèo, sống một cuộc đời khổ hạnh và sám hối trong một dòng tu. Sau đó Ngài được đề cử làm Giám Mục thành Hyppo năm 396. Sự khôn ngoan và thánh thiện của Ngài đã giúp cho Giáo Hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải Thánh kinh. Trong suốt khoảng thời gian làm Giám Mục, Ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các Linh Mục dưới quyền Ngài.

Thánh nhân qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo, hưởng thọ 76 tuổi. Mộ thánh nhân được an vị trong VCTĐ San Pietro tại Cielo d’Oro, Pavia thuộc miền Bắc nước Ý Đại Lợi, nơi giữ hài cốt của thánh Augustinô kể từ năm 725. Ngày 20 tháng 9 năm 1295, Đức Giáo Hoàng Bonifacius VIII đã tuyên phong thánh Augustinus ở Hippo cùng với thánh Ambrosius, thánh Gregory Cả và thánh Jérome là các thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội La Tinh .

Là Kitô Hữu lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, được tấn phong giám mục lúc 41 tuổi: ai ai cũng quen thuộc với tiểu sử tóm lược của Thánh Augustine Hippo, một tội-nhân-trở-thành-thánh-nhân. Nhưng có thực sự biết về cuộc đời thánh nhân thì điều đó mới có giá trị. Dù khi xa cách Thiên Chúa hay hướng về Thiên Chúa, đời sống của ngài mau chóng đạt đến mức độ mãnh liệt. Nước mắt của mẹ ngài, những lời huấn đức của Thánh Ambrôsiô và, trên hết mọi sự, chính Thiên Chúa nói với ngài qua Kinh Thánh đã thay đổi tính yêu đời của Augustine thành một cuộc đời đầy bác ái.

Từng đắm chìm trong sự cao ngạo về cuộc đời mình trong thời niên thiếu và từng say sưa cặn bã cay đắng của cuộc đời, nên người ta không ngạc nhiên khi thấy Augustine quay trở về, với sự thánh thiện mãnh liệt, để chống trả những tấn công của ma quỷ trong cuộc đời ngài. Thời đại của ngài thực sự sa sút -- về chính trị, xã hội và luân lý. Người ta vừa sợ và vừa mến ngài, giống như Thầy Giêsu. Ngài bị chỉ trích không bao giờ cùng: là bản tính khắt khe của loài người.

Cuộc đời ngài, do thiên ý, ngài đã chu toàn nhiệm vụ của một ngôn sứ. Như ngôn sứ Giêrêmia và các vị đại ngôn sứ khác, ngài bị chèn ép nhưng không thể giữ im lặng. "Tôi tự nhủ, tôi sẽ không nhắc đến Ngài, tôi sẽ không nhân danh Ngài mà lên tiếng nữa. Nhưng rồi như lửa bừng cháy trong tim, giam hãm thân thể tôi; và tôi cầm hãm không nổi, chịu đựng không thấu" (Giêrêmia 20:9).

Lời Bàn

Trong thời đại chúng ta, Thánh Augustine vẫn còn được xưng tụng và vẫn còn bị kết án. Ngài là vị ngôn sứ của thời đại ngày nay, thúc giục chúng ta phải từ bỏ khuynh hướng thoát ly thực tế và can đảm đối diện với trách nhiệm và phẩm giá của mỗi một con người.

Lời Trích

"Thật quá trễ để con yêu mến Ngài, ôi Ðấng Tuyệt Mỹ của ngày xa xưa ấy, nhưng mới lạ hơn bao giờ hết! Thật quá muộn để con yêu mến Ngài! Và đây, Ngài ở bên trong, và con ở bên ngoài, và con đi tìm Ngài; con bị méo mó, đắm chìm trong những hình dạng đẹp đẽ mà Ngài đã dựng nên. Ngài ở với con, nhưng con không ở với Ngài. Nhiều thứ đã giữ con xa Ngài -- những thứ mà nếu chúng không ở trong Ngài, thì chẳng là gì cả. Ngài kêu lớn và gào thét vào sự ngơ điếc của con. Ngài lấp lánh và chiếu sáng vào sự mù quáng của con. Ngài thở hương thơm và con bị lôi cuốn -- và con khao khát Ngài. Con đã nếm thử, và con đói khát. Ngài chạm đến con, và con đã bừng cháy vì sự bình an của Ngài" (Tự Thú của Thánh Augustine).

(Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online)
(Nhóm Tinh Thần nhuận chính lại theo Patron Saints)

Guong Thanh Nhan



THÁNH NỮ MONICA (St. Monica)

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

Có những giọt nước mắt đem lại hạnh phúc cho người khác.Có những giọt lệ làm lay chuyển tâm hồn người khác . Giọt nước mắt của người mẹ luôn có tác dụng rất lớn đối với con cái. Giọt nước mắt của thánh nữ Monica đã biến đổi cả cuộc đời của Augustinô,người con trai, đầu lòng thông minh nhưng ngang tàng, trụy lạc. Thánh nữ Monica đã cầu nguyện, đã khóc lóc, Chúa đã nhậm lời và ban cho con của thánh nữ là Augustinô ơn cải hóa từ tâm, ơn đổi mới tâm hồn,ơn làm đẹp con tim :con tim mới,cái nhìn mới .

MỘT CON NGƯỜI

Có một người nữ được sinh ra trong một gia đình đạo hạnh, thánh thiện:tên người nữ ấy là Monica . Monica sinh vào năm 332 tại làng Sucara bên Phi Châu.Gia đình Monica vốn có truyền thống đạo đức,yêu thương tha nhân,yêu thương người nghèo .Được sống trong bầu khí đạo đức của gia đình, monica sớm trở thành một cô bé ngoan hiền, nhiệt thành, sốt sắng. Ngay từ lúc còn nhỏ Monica đã có tâm hồn quảng đại yêu thương người nghèo:mỗi bữa cơm Monica thường dành ra một phần cho người đói túng thiếu và Monica thường tìm chỗ vắng vẻ để thân mật nói chuyện với Chúa .Monica đã biết biến những phút giây gặp gỡ người nghèo, chia sẻ cho người nghèo, cầu nguyện làm hạnh phúc cho đời mình. Cô đã biết biến những phút giây ấy làm phút giây cứu độ cho mình và cho người khác.

Con người đạo đức vẫn thường gặp truân chiên như nhiều người thường nói . Oâng Gióp đã là chứng minh hùng hồn cho cuộc đời thánh thiện,nhưng gặp toàn những chuyện thử thách,rắc rối .

Thánh Giuse là người công chính nhưng cũng gặp đắng cay nếu không hiểu được ý Chúa, chắc chắn Người đã đứt gánh giữa đường. Monica cũng nằm trong diện ấy . Năm 22 tuổi,vì vâng lời cha mẹ, thánh nữ đã kết hôn với Patricius thuộc dòng dõi quí phái,nhưng tính tình xấu xa,ngang ngược,độc ác và lại hơn Monica cả hai con giáp.Đau khổ nhưng Monica đã chấp nhận ý cha mẹ và âm thầm cầu nguyện cho chồng vì thánh nữ xác tín mình sẽ cứu được một linh hồn trở về với Chúa.Nhờ lòng quả cảm,đức tính khiêm nhường,và nhờ cầu nguyện vững tin vào Chúa, Monica đã cảm hóa được người chồng và sau này bà sinh được 3 người con mà Augustinô là con đầu lòng sau này chính nhờ những giọt lệ thành tâm và nhờ lời cầu nguyện liên lỉ của thánh nữ, Augustinô đã trở lại và trở nên thế giá , trở nên thánh .

VẪN GIỌT NƯỚC MẮT CỦA MONICA

Monica tuy sống trong một gia đình ngoại giáo,đã luôn chứng tỏ bà có Chúa ở cùng.Sự thánh thiện, lòng quảng đại, yêu thương của Monica đã cảm hóa được người chồng ác độc,ngang tàng,ích kỷ. Monica luôn dậy con cái biết mến Chúa, yêu người .Bà luôn yêu thương con cái với tất cả con tim,với tâm hồn đầy ắp Chúa . Bà đã biết biến mọi giây phút trong cuộc đời của bà trở thành những giây phút,những cơ hội hồng ân để thay đổi lòng người khác. Chính cái phút giây bà vâng lời cha mẹ kết hôn với Patricius đã thay đổi đời bà, nghĩa là bà đã chấp nhận điều mình không ưa thích để biến nó thành phút giây cứu độ cho mình và cho người mình sẽ sống, sẽ nhận làm chồng dù rằng bà biết bà sẽ phải đau khổ nhiều, phải hy sinh, phải từ bỏ.Tình yêu Đức Kitô thúc bách bà . Bà đã đi tới cùng, bà đã làm thay đổi chồng, con và biến đổi người con trụy lạc,ham chơi, ham lạc thú là Augustinô trở nên người con tốt, người con đẹp cho Giáo Hội . Qua những giọt lệ của Monica, qua lời cầu xin tha thiết của bà, monica đã làm thay đổi tất cả, đã làm mới mọi sự để bà có thể nói được như ông già Siméon :” Giờ đây xin để tôi tớ ra đi bình an…” .

Thánh nữ Monica đã qua đời năm 387 sau khi Augustinô được thánh Giám mục Ambrosiô rửa tội.Thánh nữ được an táng tại Otti . Đức Thánh Cha Martinô truyền đem xác thánh nữ về nhà thờ Thánh Augustinô ở Roma vào năm 1430.

Lạy Thánh nữ Monica, xin ban cho các bà mẹ công giáo luôn có tâm hồn thánh thiện và đạo đức như thánh nữ .
Xin cho các bà mẹ luôn biết giáo dục con cái mình biết mến Chúa và yêu người .
Xin cho các bà mẹ công giáo luôn biết nêu gương sáng cho con cái trong đời sống để con cái nhiệt thành mến Chúa và yêu tha nhân.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Loi noi - ngon ngu thieng

Thánh hoá lời nói
Thứ bảy, 17 Tháng 7 2010 00:56 .

1. Ngôn ngữ: Đặc ân của xã hội loài người

Trong tất cả mọi thụ tạo hữu hình, chỉ loài người có tiếng nói. Loài chim có tiếng hót véo von, nhưng chỉ có một vài điệu quen thuộc. Loài thú vật chỉ có những tiếng kêu đơn giản. Chỉ riêng có loài người mới có tất cả hệ thống ngôn ngữ tinh vi diễn đạt được hết mọi trạng thái phức tạp của tâm hồn, mọi khung cảnh của vũ trụ. Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được xã hội quy định ý nghĩa và mọi phần tử trong xã hội đều có thể sử dụng nó như một dụng cụ để biểu cảm và trao đổi.

Đọc Thánh Kinh, chúng ta thấy có câu chuyện tháp Babel giải thích về nguồn gốc ngôn ngữ: khắp nơi trên trái đất nói cùng một thứ tiếng như nhau (x. St 11,1). Nhưng vì kiêu ngạo, muốn biểu dương quyền lực bằng cách xây một ngọn tháp cao thấu trời (x. St 11,4), nên con người đã bị phạt: tiếng nói trở thành lộn xộn, không hiểu được nhau (x. St 11,7). Như vậy, ta thấy khi loài người kiêu ngạo, phô trương, là lúc họ không thể thông cảm với nhau được.

Ngôn ngữ là phương tiện diễn tả tư tưởng của mình và là cách thế để tạo mối thông cảm giữa các cá nhân. Lời nói đó chỉ có thể đạt tới kết quả sự hiểu biết lẫn nhau, nếu loài người sống khiêm nhường, tùng phục Thiên Chúa, vâng giữ giới răn Người.

Đối với loài vật vô tri giác, chúng không bao giờ có trách nhiệm về tiếng kêu và tiếng hót của chúng. Nhưng con người phải trả lẽ về từng lời đã nói. Trong dụ ngôn nén bạc, ta thấy chủ bảo tên đầy tớ bất trung: “Ta sẽ xử với người theo lời miệng ngươi nói” (Lc 19,22).

Chính lời nói mà ngươi được trắng án. Cũng chính bởi miệng lưỡi mà chính ngươi bị kết án. Như vậy, xem ra lời nói có phần quan trọng rất lớn trong đời sống một tín hữu. Lời nói có thể ảnh hưởng tới vận mệnh đời đời của các linh hồn.

Đây là một vấn đề then chốt trong cuộc sống, đó là việc thánh hoá ngôn từ. Thánh Giacôbê rất chí lý khi khẳng định: “Nếu ai không sai lỗi trong lời nói, đó là người hoàn thiện” (Gc 3,2).

Việc kiềm chế miệng lưỡi không phải chỉ là một thuật xử thế, một cách tỏ mình ra đạo mạo thận trọng, mà còn là một vấn đề tu đức. Ta hãy nghe Thánh Giacôbê lập luận: “Nếu ta tra hàm thiếc vào mõm ngựa, để bắt chúng theo ý ta, thì ta cũng hướng dẫn một trật cả thân mình chúng. Như bánh lái rất quan trọng trong việc điều khiển chiếc thuyền. Và dù có bị cuồng phong đẩy mạnh, chúng cũng được hướng dẫn do một bánh lái bé nhỏ, nó đi đến đâu tuỳ ý người hoa tiêu. Cũng vậy, lưỡi chỉ là một phần cỏn con trong thân thể con người, như tàn lửa nhỏ, thế mà đốt cháy cả tán rừng lớn: lưỡi là lửa” (Gc 3,3-6).

2. Lợi và hại của việc sử dụng lời nói

Ngôn ngữ là những điều cao cả của con người, tuyệt tác của công trình sáng tạo. Lời nói của chúng ta khi phục vụ cho điều lành hay điều dữ, đều mang theo hương thơm hay mùi hôi của nguồn nước bên trong, nơi nó phát xuất: cõi lòng người ta (x. Michel Hubaut, Những nẻo đường thinh lặng).

Tất cả mọi ơn phúc, mọi khả năng loài người lãnh nhận, phải quy hướng về sự làm vinh danh Chúa và cứu độ. Đối với lời nói cũng thế, phải dùng lời nói để:

- Tôn vinh Thiên Chúa, để nói về Ngài, nói với Ngài, ca tụng, thờ lạy, cảm tạ Ngài.

- Ước gì tất cả việc làm, lời nói, ý nghĩ và miệng lưỡi con là một lời ca ngợi tình thương Chúa, vì tất cả đều bởi Chúa mà ra.

- Thông cảm với tha nhân để làm cho họ tốt hơn. Cha mẹ, người trên dùng lời nói để dạy dỗ giáo huấn con cái hoặc kẻ dưới quyền.

- Chúng ta hãy tưởng tượng thế giới hỗn loạn đến đâu, khó hợp tác với nhau nếu con người không nói được.

- Người ta cãi nhau vì những lâu đài bằng cát. Vào một buổi xế trưa, trời trong xanh bao la. Dọc theo con đường nhỏ, một đám trẻ con nô đùa với nhau, chơi xây nhà bằng cát. Một lát sau, bọn chúng gây lộn ầm ĩ, chúng cãi nhau vì có đứa đã xô sập nhà đứa khác… “những lâu đài bằng cát”, cãi nhau chỉ vì những lâu đài bằng cát.

- Thế nhưng thế giới cũng hỗn loạn không kém nếu loài người lạm dụng lời nói. Người ta dùng lời nói xúc phạm đến Chúa, đến thuần phong mỹ tục, đến tinh thần… Lời nói là nọc độc gieo rắc đau thương, huỷ diệt sự sống.

- Sách Gương Phúc dạy chúng ta: Nói ít với tạo vật để nói nhiều với Chúa, tránh những lời nói vô ích tò mò. Chỉ dùng miệng lưỡi để nói điều tốt, điều lành: đó là phương pháp tối hảo để nên trọn lành, để giữ tâm hồn trong sạch và kết chặt với Chúa. Miệng là cửa của hoạ phúc.

3. Xây dựng tình bác ái bằng lời nói

Sách Châm ngôn thường bàn về việc sử dụng lời nói của người khôn ngoan. Tác giả ca tụng những người dùng lời nói để khuyên nhủ kẻ khác: “Miệng kẻ khôn ngoan gieo rắc sự hiểu biết” (Cn 15,7).

a. Lời khích lệ

Một lời khen ngợi đúng lúc, quả thật là kỳ diệu. Bao tâm hồn được vực dậy nhờ vào những lời khen ngợi, khuyến khích của người khác. Lời khen ngợi thân tình và gương mẫu nhất có lẽ là lời của bà Êlisabeth, chị họ của Đức Maria. Khi nghe lời Maria chào, bà liền lên tiếng khen ngợi em mình: “Em thật diễm phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang, cũng được chúc phúc”. Nếu lời khen ngợi ngưng ở đây thì chưa phải là lời khen ngợi tuyệt vời nhất, nhưng bà lại tiếp tục một cách cụ thể: “Phúc cho em vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người nói với em” (Lc 1,45).

Lời nói khích lệ là lời nói tạo phấn khởi cho người khác, khi người ấy đang nỗ lực thi hành một công việc gì, hay đang cố gắng theo đuổi một chương trình gì.

Lời nói khích lệ có thể là lời khen chân thật, lời cổ vũ, bày tỏ sự tin tưởng, lời biểu lộ cảm tình. (Những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần lời khích lệ hơn cả).

Lời khích lệ thực sự phải là lời chuyên chở ý muốn thăng tiến người khác, không mang màu sắc mỉa mai hay ghen tị, là lời chứa đựng tình yêu và biểu lộ tình yêu đối với người được khích lệ.

b. Lời an ủi

Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự yên ủi, vì Ngài là hiền phụ đầy tình thương. Tất cả những ai hiểu biết trái tim Chúa, đều biết cách yên ủi kẻ khác. Thánh Phaolô cũng dạy chúng ta: “Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (2 Cr 1,4).

Ai thấy người mù sắp rơi xuống hố mà không giúp họ tránh khỏi là một người tàn ác. Cũng thế, gặp những kẻ lầm lạc hay dốt nát không biết được đường ngay đạo chính mà bình yên như vại, đó cũng là một thứ độc ác thiêng liêng.

Lời an ủi là lời thông cảm với người khác, xoa dịu nỗi buồn hay sự thất bại của người khác. Lời an ủi càng cần thiết khi người khác đang đau khổ. Trong một vài trường hợp, lời an ủi được thay thế bằng sự hiện diện, một sự hiện diện chứa đầy tình thương.

c. Lời thông cảm và xây dựng

Có những trường hợp con người cần sự thông cảm hơn những thứ khác. Thông cảm là biểu lộ sự rung động của mình trước nỗi khổ của người khác. Lời nói thông cảm biểu lộ tâm hồn mở rộng đón nhận đau khổ của tha nhân (vui với người vui, khóc với người khóc).

Người ta có thể làm vui lòng nhau bằng quà tặng, cử chỉ, hành vi hay lời nói. Trong thực tế, lời nói là điều con người dễ sử dụng nhất để làm vui lòng người khác. Phải lựa lời nói để đẹp lòng nhau (bộ mặt nhân bản của đức ái).

Chúng ta thường lỗi đức ái trong lời nói nhiều hơn cả, ngược lại, cũng có thể xây dựng tình bác ái bằng lời nói nhiều hơn cả. Điều này đòi hỏi một ý thức mãnh liệt và thường xuyên. Nhờ ý thức mà chúng ta khám phá cơ hội thi hành bác ái bằng lời nói.

Bác ái trong lời nói không là ăn nói đưa đẩy, hay tìm cách lấy lòng người khác bằng lời xu nịnh, cũng không là lời nói suông trên môi miệng, miễn trừ hành động thực tế. Nhưng là dùng lời nói như một yếu tố quan trọng để biểu lộ và xây dựng điều cốt yếu mà Đức Kitô dạy là tình yêu không giả dối.

Việc xây dựng tình bác ái bằng lời nói rất đa dạng, tuỳ người và tùy môi trường, nhưng cũng có những nét lớn căn bản.

Lời nói xây dựng là lời bày tỏ sự thật để góp ý thăng tiến người khác, hay xây dựng lợi ích chung. Hãy thắp lên một ngọn nến, hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm.

Tuỳ cương vị mỗi người mà lời nói xây dựng mang sắc thái khác nhau:

- Lời của người trên phải đầy tình thương (đừng phẫn nộ); khi lòng phẫn nộ, đừng nói, nên để lúc khác.

- Lời nói xây dựng của người dưới phải khiêm nhường: trình bày hay góp ý, chứ không dạy đời.

- Lời nói xây dựng của người ngang hàng phải là lời thân thiện (chia sẻ trong tình bạn).

4. Thành chi vị quý

Sống chân thành với Thiên Chúa, với tha nhân, và với chính mình. Trong bối cảnh xã hội hiện thời, có nhiều dối trá, lừa đảo thì việc sống chân thành quả thật là rất khó. Tập suy nghĩ đúng và tập nói thật theo lương tâm của mình

Muốn nói thật, phải tập luyện:

- Một tinh thần đức tin vững mạnh để xác tín rằng: Thiên Chúa thấu biết mọi sự. Phải sống trước uy nhan Chúa một cách rất chân thành. Không bao giờ muốn làm phiền Thánh Thần chân lý hằng ngự trong lòng ta.

- Một trí phán đoán ngay thẳng theo tinh thần đức tin, biết nhìn nhận giá trị theo mức độ liên quan của chúng đối với giá trị đời đời. Do đó, sẽ không liều làm mất vẻ trong sáng của linh hồn, không dễ dàng nói dối để đạt một lợi ích trần thế.

- Tập tư tưởng đúng. Muốn suy nghĩ đúng, phải có tiêu chuẩn chính xác. Mẫu mực của lý trí phải là các nguyên tắc bất di bất dịch của Thánh Kinh. Nên suy cứu Thánh Kinh để hiểu ý Chúa, hiểu được chân lý đã bày tỏ cho loài người. Ngoài ra, phải cầu nguyện bàn hỏi với những vị khôn ngoan. Dần dà trí khôn có những phán đoán đúng, tư tưởng lành mạnh, giúp ta nói đúng sự thật.

- Tập đức can đảm, phải tiêu diệt óc nô lệ, hèn nhát, sợ hãi, ngại đau khổ. Nhiều người nói dối chỉ vì hèn nhát, bạc nhược. Luyện chí can trường, chỉ sợ một Đấng chủ tể duy nhất là Thiên Chúa, chỉ sợ phạm tội mất lòng Ngài. Ngoài ra, đừng sợ hãi gì ở trần gian này, kể cả cái chết.

Cuộc đời Đức Maria diễn ra trong âm thầm, cầu nguyện, suy ngẫm, vâng phục, yêu mến Thiên Chúa và nhân loại với tình yêu phi thường. Rất bình dị, nhưng cũng vô cùng kỳ diệu. Bình dị trong lối sống, trong lời ăn tiếng nói.

Trong lời nói, Mẹ nêu gương:

- Kín đáo, thận trọng.

- Diễn tả tâm tình mến Chúa, yêu người.

- Biểu lộ đức tin mạnh mẽ, đức cậy vững vàng.

Bác ái, thận trọng và trách nhiệm là điều chúng ta cần phải quan tâm khi dùng ngôn từ. Dùng ngôn từ với sự trân trọng, luôn là trách nhiệm của bản thân, nhất là nơi những con người dâng hiến: “Nếu muốn Hội Thánh là nơi chúng ta tái khám phá ý nghĩa sâu xa của bản chất con người, của những con người mà căn tính thâm sâu là hợp nhất với nhau, thì trước hết, chúng ta phải là một cộng đoàn, trong đó, chúng ta sử dụng ngôn từ với lòng kính trọng và tinh thần trách nhiệm”. (Timothy Radcliffe).

Chúng ta xác tín mình được mời gọi sống tình huynh đệ với nhau, với mọi người, và dấn thân phục vụ công cuộc Phúc Âm hoá, bằng cách trở nên lời ca ngợi tình thương Chúa, trở nên chứng nhân của niềm vui, bình an và hy vọng giữa mọi người, đặc biệt giữa những người nghèo.

Lm. Đaminh Đinh Viết Tiên, OP

Meo vat - Thuoc hay

Mẹo vặt hữu ích... (1)
Thứ bảy, 17 Tháng 7 2010 00:02 .

1. Muốn trị kiến: Kiến ghét dưa leo. Bỏ vỏ dưa leo gần chỗ có kiến hay ổ kiến.

2. Muốn có nước đá trong và sạch: đun nước cho sôi trước khi đông lạnh.

3. Muốn làm cho gương sáng: dùng alcohol để lau chùi.

4. Muốn gỡ kẹo cao su dính vào quần áo: để quần áo trong tủ đông lạnh khoảng một tiếng đồng hồ.

5. Muốn tẩy trắng quần áo màu trắng: ngâm quần áo màu trắng vào nước nóng, có bỏ một lát chanh, trong vòng 10 phút.

6. Muốn cho tóc được óng ả: bỏ một muỗng cà phê giấm lên tóc, rồi gội sạch.

7. Muốn nặn nước tối đa từ trái chanh: ngâm chanh trong nước nóng khoảng một tiếng đồng hồ, trước khi nặn nước.

8. Muốn làm bớt mùi bắp cải khi nấu: để một miếng bánh mì trên bắp cải trong nồi khi nấu.

9. Muốn tẩy hết mùi tanh của cá trên tay: rửa tay bằng một chút giấm táo.

10. Muốn tránh chảy nước mắt khi sắt củ hành: nên nhai kẹo cao su.

11. Muốn luộc khoai tây nhanh chóng: chỉ gọt vỏ củ khoai một bên mà thôi, trước khi luộc.

12. Muốn luộc trứng nhanh chóng: bỏ muối vào nước và đun sôi.

13. Muốn tẩy mực dính trên quần áo: bôi nhiều kem đánh răng vào chỗ vết mực và để cho thật khô trước khi giặt.

14. Muốn lột vỏ khoai lang nhanh chóng: ngâm khoai trong nước lạnh ngay sau khi luộc.

15. Muốn đuổi chuột: rắc tiêu đen ở những nơi bạn thấy có chuột. Chúng sẽ bỏ chạy.

16. Muốn trừ gián: Dùng bột “baking soda“. Loại bột này các người làm bánh ngọt gọi là bột nổi. Dùng 2 muỗng nhỏ bột Baking Soda, trộn nhào với bánh ngọt với hành phi thơm (đừng nhiều lắm làm loãng thuốc). Chó mèo ăn không sao. Nhưng loài gián vì cơ thể không có hệ thoát hơi như loài người, trong cơ thể gián, chất nội tiết toàn là chất acid để tiêu hóa thức ăn độc hại, nên khi chất bánh sệt có baking soda vào hệ tiêu hóa của gián thì acid + baz sẽ tạo nhiều hơi làm gián bị phình bụng mà chết. Khi gián chết trong tổ thì các con gián khác ăn xác gián chết sẽ bị lây lan chứng sình bụng, hơi không thoát được, rồi chết sạch ổ nầy đến ổ kia. (dùng chất bánh ngọt thơm, sệt ấy quẹt trong những kẻ vách tường hay vách tủ hoặc bạn dùng một cái nắp chai CocaCola nhỏ, trét một chút chất sệt dẻo và đem nắp ấy vào phòng ngủ để nơi góc tường)

17. Muốn trị kiến, bướm,... khi tổ chức dã ngoại, tiệc vui hoặc các nghi lễ chiều tối ngoài trời: dùng LISTERINE (dung dịch súc miệng), pha loãng, cho vào bình xịt. Xịt một vòng chung quanh. Nếu có lều, bạt che, xịt lên lều, bạt che). Sẽ thấy không có con vật gì bay đến quấy rầy!

18. Khi lái xe đi trong mưa hoặc sương mù, khó thấy đường, rất nguy hiểm: Chỉ cần ĐEO KÍNH NHÂM (kính râm) vào, sẽ chẳng hề có mưa hoặc mây mù gì nữa! (NB. looại kính râm rẻ tiền, có bán khắp nơi, vì thế, nên ‘thủ’ một cái trong xe).

Dan so Cong Giao tren the gioi



Dân số Công Giáo hiện nay tại châu Á

Thứ hai, 19 Tháng 7 2010 19:40 .WHĐ (19.07.2010)

– Nếu tính theo tỷ lệ, người Kitô hữu chiếm 33,1% và Công giáo chiếm 17,2% dân số trên toàn thế giới. Nhưng tại châu Á, tỷ lệ dân số Công giáo chỉ là 110 triệu trên tổng số 3,5 tỷ dân, nghĩa là khoảng 2,9%.

Cách cụ thể, dân số Công giáo tại những Giáo hội là thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, chiếm tỷ lệ như sau:

1. Bangladesh (0,27% trên 145,8 triệu dân);

2. Bhutan (0,02% trên 1,8 triệu);

3. Burma (Myanmar) (1,3% trên 48,8 triệu);

4. Cambodia (0,02% trên 10,3 triệu);

5. Trung Quốc (0,5% trên 1.239,5 triệu);

6. Hongkong (4,7% trên 6,9 triệu);

7. Ấn Độ (1,72% trên 1.000 triệu);

8. Indonesia (2,58% trên 202 triệu);

9. Nhật Bản (0,36% trên 127,7 triệu);

10. Hàn Quốc (6,7% trên 47,2 triệu);

11. Bắc Hàn (không rõ tỷ lệ trên 22,6 triệu);

12. Lào (0,9% trên 6,2 triệu);

13. Macau (5% trên 0,5 triệu);

14. Malaysia (3% trên 22 triệu);

15. Mongolia (không rõ tỷ lệ trên 2,5 triệu);

16. Nepal (0,05% trên 23 triệu);

17. Pakistan (0,6% trên 142,6 triệu);

18. Philippines (81% trên 76,2 triệu); Singapore (6,5 % trên 3,1 triệu);

19. Sri Lanka (8% trên 20,8 triệu);

20. Đài Loan (1,4% trên 22,1 triệu);

21. Thái Lan (0,4% trên 61,6 triệu);

22. Việt Nam (6,1% trên 78,2 triệu);

23. Đông Timor (96% trên 1,114 triệu).

Theo thống kê trên, dân số Công giáo chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn tại Châu Á. Tuy nhiên, Giáo Hội tại Châu Á vẫn không ngừng phát triển.

Nếu vào năm 1988, dân số Công giáo tại đây là 84,3 triệu, thì nay tổng số đã là 110 triệu, nghĩa là gia tăng 25%.

Cũng trong thời gian trên, số các linh mục tăng từ 27.700 đến 32.291.

Các quốc gia có nhiều chủng sinh nhất là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam.

Ơn gọi tu sĩ cũng phát triển mạnh tại châu Á.

Dù chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, nhưng Giáo Hội Công giáo tại châu Á được biết đến và có uy tín lớn trong các lãnh vực giáo dục, y tế và công tác xã hội. Dầu vậy, những con số thống kê cho thấy Giáo Hội tại châu Á phải quan tâm đặc biệt đến sứ mạng loan báo Tin Mừng cho cả một lục địa mênh mông. Ý thức này cần được khắc sâu vào lòng mỗi tín hữu, cũng như phải trở thành định hướng căn bản trong việc đào tạo giáo dân, tu sĩ cũng như linh mục.

Nguồn: WHĐ 19-07-2010

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Phuc Vu trong trat tu - Bai giang CN XVI C


Chúa Nhật XVI thường niên - Năm C
PHỤC VỤ TRONG TRẬT TỰ ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Thoạt nghe bài Tin mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế?

Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo.

Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình.

Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: “Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình.

Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: “Tay trái không biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. “Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

Trật tự thứ hai: Phục vụ phải biết lắng nghe.

Trước hết phải biết lắng nghe lòng mình xem có đức bác ái không. Nếu không có đức bác ái thì mọi việc phục vụ dù có lớn lao cũng trở thành vô ích như lời thánh Phao-lô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3).

Thứ đến phải biết lắng nghe đối tượng phục vụ. Một phục vụ tốt phải đúng lúc, đúng nơi, đúng cách, đúng nhu cầu. Nhưng trên hết phục vụ phải biết lắng nghe Lời Chúa. Việc phục vụ của ta chỉ tốt và có ý nghĩa khi ta làm đúng ý Chúa muốn. Muốn biết ý Chúa, phải lắng nghe tiếng Chúa trong Tin mừng, qua cầu nguyện và tiếp xúc tâm sự với Chúa trong bí tích Thánh Thể. Lời Chúa là đèn soi bước chân ta, là ánh sáng hướng dẫn ta trong mọi hoạt động. Lắng nghe Lời Chúa làm cho hoạt động được vững vàng. Đó là xây nhà trên đá (cf. Lc 6, 47).

Trật tự cuối cùng: Phục vụ phải biết nghỉ ngơi.

Cuộc sống văn minh hiện đại ngày càng cuốn con người vào cơn lốc hoạt động đến ngộp thở. Người ta không còn thời giờ cho gia đình, cho bạn bè, và nhất là cho đời sống tâm linh. Tại các nước phương Tây, con người đang biến thành những cỗ máy làm việc, làm việc không ngừng. Đó là một đời sống mất quân bình, rất nguy hiểm.

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nhiều lần nhắc nhở chúng ta: “Đừng quá băn khoăn lo lắng”. Hôm nay Chúa nhắc lại với bà Martha một lần nữa: “Đừng băn khoăn lo lắng quá”. Chúa không chê trách công việc bà làm, nhưng Chúa chê trách thái độ lăng xăng, lo lắng thái quá. Chúa mời gọi bà hãy biết nghỉ ngơi, biết giữ bình an nội tâm trong một đời sống quân bình bằng cách biết cầu nguyện. Cầu nguyện là nghỉ ngơi bên Chúa. Cầu nguyện tạo cho ta một khoảng không gian và thời gian, nhờ đó đời sống tâm linh phát triển. Chính nhờ những giây phút cầu nguyện bên Chúa mà sinh lực ta được phục hồi. Và ta có thể phục vụ tốt hơn.

Lời Chúa kêu gọi bà Martha, Chúa cũng muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay: “Con đừng quá băn khoăn lo lắng cho cuộc sống. Hãy biết đến bên Cha mà nghỉ ngơi. Cha sẽ bổ sức cho con. Hãy chọn lấy phần tốt nhất như Maria. Đó là một kho tàng bền vững mãi mãi”.

Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đến bên Chúa nghỉ ngơi. Để nhờ Chúa hướng dẫn, việc phục vụ của chúng ta sẽ theo đúng ý Chúa muốn và để đời sống tâm linh ta được phát triển toàn diện trong một nếp sống quân bình. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Cầu nguyện là lắng nghe Chúa nói với mình, là gặp gỡ Chúa trong tình con thảo. Hiện nay bạn cầu nguyện thế nào? Có sốt sắng không? Có nhiều thời gian cầu nguyện không?

2- Bạn đọc kinh nhiều, nhưng bạn có cầm trí không, hay chỉ đọc như máy?

3- Khi phục vụ, bạn có thực sự quên mình, hay phục vụ để được tiếng là người đạo đức, để hơn người?

4- Muốn việc phục vụ thực sự tốt đẹp, ta cần có thái độ nào?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Mung Hai Thanh Tong Do Ca Phero va Phaolo

Lễ Kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô


--------------------------------------------------------------------------------

VIẾNG MỘ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng : "Người ta nói Con Người là ai ?" Các ông thưa : "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ." Đức Giê-su lại hỏi : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Ông Si-môn Phê-rô thưa : "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống." Đức Giê-su nói với ông : "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." (Mt 16, 13-19)

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Theo Giáo luật, cứ 5 năm một lần, mỗi Giám mục phải về viếng một hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự cuộc viếng mộ cùng với đông đủ các vị Giám mục và Giám quản của hầu hết các Giáo phận.

Cuộc viếng mộ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 24. Trong suốt 10 ngày đã có 22 cuộc gặp gỡ chính thức. 18 cuộc gặp gỡ với các Bộ và các Hội đồng Toà Thánh. 4 cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha. Tuy nhiên cao điểm vẫn là 2 thánh lễ ở bên mộ hai Thánh Tông đồ. Đối với tôi, đây chính là hai cuộc gặp gỡ quan trọng nhất, để lại trong tôi những cảm nghiệm sâu xa.

Cảm nghiệm thứ nhất là về ơn đức tin.

Đức tin không ai tự mình có được, nhưng là ơn Chúa ban. Điều này được thấy rõ trong cuộc đời hai Thánh Tông đồ. Không thể nói hai Thánh Tông đồ đã không có đức tin. Các ngài đã có một đức tin nào đó. Nhưng đó là thứ đức tin sai lầm, giả hiệu.

Thánh Phaolô tin sai lầm nên đã trở thành cuồng tín. Chỉ tin vào Lề Luật nên ngài ra sức bảo vệ Lề Luật. Không chỉ công kích mà còn đích thân lùng bắt những người tin Chúa. Ngài trở thành cơn ác mộng của các Kitô hữu tiên khởi. Để cảm hoá Ngài, Chúa đã quật ngã Ngài xuống khỏi lưng ngựa. Thay thế lòng cuồng tín bằng một đức tin chân thật.

Thánh Phêrô, vì đức tin non nớt, đã trở thành tự mãn. Khi mới tin Chúa, Ngài nghĩ rằng có thể làm được tất cả : đi trên mặt nước, trung thành hơn những người khác. Nhưng không ngờ Ngài đã bị chìm xuống, đã phản bội. Nhờ ơn Chúa thương yêu dìu dắt, dậy dỗ, đức tin của thánh nhân mới vững mạnh và trở thành người nâng đỡ đức tin của anh em.

Chúa đã thương ban cho các Ngài đức tin chân chính. Chúa đã huấn luyện cho đức tin của các Ngài nên trưởng thành. Đó là ơn của Chúa. Đó là sáng kiến của Chúa. Nếu không có ơn Chúa, các Ngài sẽ mãi mãi xa lạc. Trước mộ các ngài, tôi tha thiết cầu xin ơn đức tin. Tôi sợ đức tin của mình non nớt dễ trở thành tự mãn. Tôi sợ đức tin của mình sai lạc dễ trở thành cuồng tín.

Cảm nghiệm thứ hai là về ơn sám hối.

Hai vị Tông đồ Cả đã có thời lầm lạc. Không chỉ phạm những sai lầm nhỏ mọn nhưng là những sai lầm nghiêm trọng.


Thánh Phaolô đã là kẻ thù của Chúa, đi tìm bắt giết những người theo Chúa. Thánh Phêrô là môn đệ của Chúa, nhưng đã phản bội, công khai chối Thày.

Nhưng các Ngài đã được ơn ăn năn sám hối. Một cú ngã ngựa đã làm thay đổi cuộc đời thánh Phaolô. Một ánh mắt của Thày Chí Thánh đã hoán cải thánh Phêrô.

Thật lạ lùng sự hoán cải của tâm hồn con người. Đang cứng cỏi bỗng trở nên mềm mại. Đang hung hăng bỗng trở nên hiền lành. Đang chống đối bỗng trở nên kính mến. Đang thù ghét bỗng trở nên tin tưởng.

Tâm hồn các Ngài biến chuyển nhanh chóng không nhờ sức thuyết phục của lí trí con người, nhưng nhờ ơn Chúa. Ơn Chúa tác động làm cho tâm hồn các Ngài nhạy bén nhận biết lỗi lầm và mau mắn trở về. Không có ơn Chúa tâm hồn tội lỗi không thể biết ăn năn.

Trong đền thờ có tượng thánh Phêrô bằng đồng đen nhánh. Nhưng bàn chân Ngài sáng bóng và mòn khuyết một nửa, vì mỗi khách hành hương đi qua đều chạm vào. Bàn chân ấy được yêu mến vì lầm đường nhưng đã biết quay trở lại. Xếp hàng rồng rắn theo đoàn hành hương, tôi cũng đến chạm vào bàn chân Ngài, lòng thầm cầu xin ơn sám hối.

Cảm nghiệm thứ ba là về ơn khiêm nhường.

Khi viếng mộ hai thánh Tông đồ, phải cúi mình rất sâu, vì phần mộ của các Ngài nằm sâu dưới lòng đất. Bước xuống những bậc thang sâu hun hút, rồi nhìn lên các Vương Cung Thánh đường đồ sộ cao thăm thẳm, tôi có cảm tưởng các Ngài bị chôn vùi thật sâu, đang phải oằn lưng gánh lấy sức nặng của những phiến đá khổng lồ. Chính những ngôi mộ chìm sâu trong lòng đất đã trở thành nền móng cho những ngôi thánh đường đồ sộ vươn lên. Hội Thánh được xây dựng trên những nền tảng khiêm nhường. Đó là nền tảng vững chắc nhất.

Việc xây dựng như thế phản ảnh đúng đời sống khiêm nhường của các Ngài. Sau khi được ơn sám hối, thánh Phêrô rất mực khiêm nhường. Theo lời truyền, Ngài đã ăn năn khóc lóc tội lỗi suốt cả đời. Trong những hầm mộ ở ngoại ô Rôma, nơi các Kitô hữu đầu tiên ẩn trú có khắc nhiều hàng chữ “Xin Chúa thương xót con”. Truyền thống cho đó là lời của thánh Phêrô.

Còn thánh Phaolô thì không ngại xưng mình là “phân bón thế gian, cặn bã của mọi người”. Các ngài giống như hạt lúa chịu chôn vùi dưới lòng đất, chịu mục nát đi để sinh bông hạt phong phú. Các Ngài tự nguyện làm nền móng cho những ngôi nhà đẹp đẽ vươn lên. Các Ngài tự nguyện làm gốc rễ nằm sâu dưới lòng đất hút chất bổ dưỡng nuôi cho thân cây Hội Thánh được xanh lá, tươi hoa, trĩu quả.

Sau cùng là cảm nghiệm về tình yêu.

Tất cả những ơn đức tin, ơn sám hối, ơn khiêm nhường các Ngài nhận được đều do tình yêu thương của Chúa. Chính Chúa chủ động đi tìm, ban ơn và dìu dắt các Ngài. Chúa đã bao phủ các Ngài bằng một tình yêu thương không gì so sánh được. Và các Ngài cũng đã mở lòng ra đón nhận, cảm nghiệm và đáp đền ơn tình yêu bằng một đời sống quảng đại, theo gương Thày Chí Thánh. Tình yêu kêu gọi tình yêu. Tình yêu đền đáp tỉnh yêu. Tình yêu đã biến những con người bất tín trở thành tin tưởng, lầm lạc biết quay trở về, tự mãn trở nên khiêm nhường, cứng cỏi trở nên chan chứa yêu thương.

Đứng bên mộ, tôi cảm thấy các Ngài thật gần gũi. Gần gũi trong thân phận làm người với tất cả những yếu đuối mong manh. Gần gũi trong ơn gọi Tông đồ tôi được hân hạnh cùng các Ngài chia sẻ. Gần gũi trong thao thức được Chúa thương hoán cải, hướng dẫn. Nhất là gần gũi vì được ấp ủ, được tan hoà vào cùng một tình yêu của Thiên chúa.

Được gần gũi các Ngài, tôi cảm thấy mình được đưa đi rất xa trong hành trình nội tâm. Hành trình ấy dài hơn cả 10 nghìn cây số đường bay tôi đã trải.

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1- Có người nói : Đừng kể những nhân đức cao vời, nhưng hãy nói cho tôi biết những yếu đuối của các thánh, như thế tôi dễ noi gương các ngài hơn. Bạn thấy thánh Phê rô và Phaolô có gần gũi với bạn trong những yếu đuối không?

2- Qua cuộc đời các ngài, bạn cảm nghiệm gì về tình thương của Chúa?

3- “Quên hẳn quãng đường đã qua, để lao mình về phía trước”. Đó là quyết tâm của thánh Phaolô sau khi được ơn trở lại. Bạn có quyết tâm như thế không?