Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010
Truyen va cuoc song
THẦN GIÓ và MẶT TRỜI
Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn.
Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!"
Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra.
Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra. (Sưu tầm)
Nhiều người quên rằng, tất cả mọi sự đều do Thiên Chúa dựng nên. Cho dù lớn lao như mặt trời, mặt trăng, hay nhỏ như côn trùng, sinh vật, hoặc mỏng giòn yếu đuối như con người, tất cả chỉ là tương đối. Và tất cả sẽ phải trả lẽ trước mặt Đấng Tạo hóa. Vậy có gì để so tài với nhau để mong có chút hư danh chóng qua ở đời này.
Vì cái hư danh này mà có những tranh chấp, ghen tị, ghen tức, ghen tương, gây nhiều phiền não cho mình và cho nhau.
Rất nhiều thụ tạo đã không sống đúng với ý định ban đầu của Thiên Chúa, đã không sống thọ theo thời gian đã được ấn định, bởi quá hao tổn sức lực cho chuyện tranh đấu hơn thua, mà quên đi trách nhiệm làm đẹp, làm tốt sứ mệnh của mình để phục vụ thế giới, phục vụ công trình sáng tạo mới của Thiên Chúa.
Chính thái độ so đo hơn thiệt càng làm cho người ta sợ hãi, khinh chê, coi thường, tránh né.
Càng ghen tị mà ra oai thì càng chứng tỏ cho thấy rõ cái yếu nhược của mình
Càng tức giận mà tỏ uy lực càng tỏ cho thấy cái kém cỏi của mình.
Càng ganh đua bao nhiêu, càng cho thấy cái bé nhỏ hạn hữu của mình.
Tất cả cho thấy một tâm lý không ổn định, không đứng vững, vì thế phải cố tỏ ra mạnh mẽ, nhằm chứng mình rằng mình không yếu không kém như thế. Nhưng càng làm vậy, người khác càng thấy rõ cái dở của mình.
Nếu cần phải thi thố tài năng, hãy thi thố về việc thực thi bác ái và xót thương, bao dung và tha thứ, xây dựng và hàn gắn, truyền giáo và dấn thân, nhường nhịn và hy sinh, giúp đỡ và cộng tác, thì mọi sự sẽ tốt hơn nhiều. Bởi mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là Đức Ái.
Trong mọi sự về trên mọi loài, ta hãy lấy hết lòng nhân từ mà yêu thương, lòng kiên nhẫn mà phục vụ, lòng bao dung mà tha thứ, lòng nhẫn nhục mà chấp nhận nhau, thế chẳng phải là tốt đẹp hơn sao. Để rồi mỗi người sẽ được lãnh phần thưởng quý giá là triều thiên vinh quang bất diệt do chính Thiên Chúa ban tặng.
Hãy nhớ, ghen tị, ghen tương là mầm mống của hủy diệt.
THANH THANH]
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
Nghe thuat song
NGHỆ THUẬT SỐNG 3 điều quan trọng trong đời
--------------------------------------------------------------------------------
Ba đốm lửa thiêu rụi tâm hồn :
- Kiêu ngạo
- Lòng tham
- Keo kiệt
Ba điều được thời gian xoá nhoà :
- Món nợ
- Buồn phiền
- Vết nhơ trong hạnh kiểm
Ba điều nhỏ không được coi thường :
- Lỗ hổng nhỏ đủ đắm tàu
- Đốm lửa nhỏ có thể cháy nhà
- Con sâu bé đủ hại người
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững :
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu, chât kích thích
- Lòng tự cao tự đại
- Sự giận dữ
THANH THANH sưu tầm viết lại
Nghe thuat song
10 điều dễ lãng phí nhất
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ:
Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian:
Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc:
Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ:
Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách:
Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội:
Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc:
Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân:
Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch:
Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập:
Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010
Nghe thuat song
SÁU CHỮ VÀNG
Thiện chí, cầu tiến và phục thiện.
Đó là 6 chữ vàng không thể thiếu cho hành trình tiến thân, dấn thân và hiến thân của mỗi con người.
Đời người là một hành trình tìm kiếm, học hỏi và trau dồi. Nhờ kiên trì mà từng ngày con người được thăng tiến, thế giới luôn phát triển.
Có nhiều nơi để học, có nhiều cách để tìm hiểu và có nhiều địa điểm để nghiên cứu. Cách chung là học ở trường lớp và học ở trường đời.
Nhưng dù ở trường học hay trường đời, dù có nhiều phương tiện hiện đại hỗ trợ cho học tập, có nhiều giáo sư nhiệt thành, tận tụy, cũng sẽ chẳng ăn thua gì, nếu bản thân thiếu thiện chí.
Tinh thần thiện chí
Thiện chí là bước khởi đầu quan trọng và là nền tảng trong hành trình lớn lên, gần hơn với nhân cách, chân lý và khôn ngoan.
Thiện chí bằng cách thể hiện ra bên ngoài những ước muốn, những khao khát bên trong của mình cho người khác biết để co cơ hội được giúp đỡ, hỗ trợ.
Thiện chí bằng cách khiêm tốn, chí thú học hỏi, tìm hiểu, trau dồi, nâng cấp cuộc sống để có thể giúp ích cho người, cho đời.
Thiện chí thể hiện một tinh thần năng động, sẵn sàng có mặt bất cứ nơi đâu, dù hoàn cảnh khó khăn, điều kiện có hạn chế, bạn thân có mệt mỏi, miễn là có cơ hội để trau dồi thêm cho cuộc sống của mình.
Thiện chí sẽ tạo nên bầu khí sinh động, phấn khởi cho mọi người, kích thích được tinh thần chung, vì lợi ích cộng đồng và sự phát triển bản thân.
Thiện chí tạo được thiện cảm với người khác. Khiến họ sẵn sàng mở lòng ra để đón nhận, trao ban, chia sẻ, tận tụy nâng đỡ và tạo cho ta có nhiều cơ hội thăng tiến và thành đạt.
Tinh thần cầu tiến
Cầu tiến là bước thứ hai quan trọng giúp ta thực sự đi vào con đường phát triển trí thức, nghề nghiệp, nhân cách hay đạo đức.
Cầu tiến thể hiện một thái độ kính trọng và yêu quý người khác, không chỉ bằng có mặt khi cần thiết thôi, mà còn tích cực làm theo hướng dẫn của người khác.
Cầu tiến là chú tâm suy nghĩ kỹ lưỡng từng điều điều người trên giảng dạy, gợi ý, biết đặt vấn đề để trao đổi, tìm hiểu xoay quanh đề tài, giúp nhanh chóng tiếp thu và tiêu hóa kiến thức.
Cầu tiến là chú ý lắng nghe, ghi chép lại, cẩn thận làm theo, thực hành cho tốt, để luôn có những câu trả lời đúng đắn, với thành quả cao nhất.
Cầu tiến là sẵn sàng cộng với người khác, tích cực làm mọi công việc mà chẳng tính toán so đo hơn thiệt.
Cầu tiến là kiên trì theo đuổi sự khôn ngoan, các chân lý cao siêu, bằng cách nghiền ngẫm, tìm tòi, đầu tư để ngày càng có tầm hiểu biết sâu sắc hơn.
Cầu tiến thể hiện thái độ siêng năng trong học hành, tận tâm trong nghề nghiệp, tích cực trong công việc không biết mỏi mệt, cũng chẳng chán nản hay thất vọng, nhưng là luôn tích cực vượt khó.
Cầu tiến bằng cách chú ý quan sát công việc của người khác, để bất cứ ở đâu, với ai, mọi công việc của họ, đều có thể trở thành bài học quý giá, ích lợi cho cuộc sống của mình.
Tinh thần phục thiện
Phục thiện là điều không thể thiếu cho ai muốn trưởng thành. Vì trên đời này chẳng có ai là hoàn hảo, tuyệt đối cả.
Cho dù ta có thiện chí, có tinh thần cầu tiến, luôn cố gắng thực hành nhân đức và nâng cao kiến thức chuyên môn, thì cũng không có nghĩa là ta chẳng bao giờ mắc sai lầm.
Hãy biết rằng con người tự bản chất là mỏng giòn và yếu đuối, hạn hữu và chóng qua. Khi sinh ra, con người đã mang trong mình cái bản chất của hư nát, tro bụi. “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về, bụi tro”.
Sai lầm là điều không thể không có trong cuộc sống, nhưng sửa sai mới là điều quan trọng.
Té ngã trên đường đời là chuyện thường tình, nhưng đứng dậy đi tiếp mới là điều quan trọng.
Có tinh thần phục thiện, thì dù xấu xa tội lỗi đến đâu, cũng đều có thể được tẩy rửa bằng thời gian, bằng cố gắng, hy sinh, thành tâm, nhẫn nại và khiêm tốn.
Phục thiện giúp ta được tắm gội trong khôn ngoan và chân lý, kinh nghiệm và niềm vui, tình yêu và thứ tha, nhân cách và đạo đức.
Muốn vậy, cần phải tránh thái độ tự ái, sợ hãi, mặc cảm, thì người khác mới có thể giúp ta nhận ra đúng sai, giúp mở ra con đường mới cho ta cố gắng hơn.
Muốn vậy, cần tránh thái độ khép kín, co cụm, cố chấp không nhìn nhận hoặc không đủ can đảm nhìn nhận sai trái của mình. Nhờ thế, ta mới có cơ hội để người khác chỉ đường mách lối cho ta đi một cách an toàn, trong chân lý và sự thật.
Muốn vậy, đừng quá nghĩ đến thể diện, mà hãy nghĩ đến những trách nhiệm lớn lao mà gia đình, xã hội, Giáo hội đang chờ ta gánh vác, để mạnh dạn sửa sai, điều chỉnh cuộc sống mọi mặt cho phù hợp, chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cần thiết cho việc phục vụ mọi người sau này.
Muốn vậy, hãy để tâm suy nghĩ đường nhân đức, những giá trị cao quý của con người và cuộc sống để cố gắng phấn đấu đạt được, và bằng mọi giá, tu chỉnh bản thân cho phù hợp để tạo được sức mạnh và niềm vui trong cuộc sống của mình.
[THANH THANH
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
Me Fatima
Ngày 13.10.1917, tại Fatima: Mặt trời quay, một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra! – Không thể nào phủ nhận được!
Thứ tư, 13 Tháng 10 2010 03:55 .
Chắc hẳn khi nhắc đến tên Fatima , các bạn đã nghe nói đến phép lạ mặt trời quay?
Nhưng các bạn có biết rằng qua cách thức phép lạ xảy ra, thì đây hẳn là một phép lạ vĩ đai nhất chưa tùng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội?
Hay: Phải chăng đây là một chuyện thêm thắt và bịa đặt thái quá?
Hy vọng qua những dòng sau đây, các bạn sẽ có được sự nhận định chính xác hơn.
Để mọi người tin
Vào ngày 13.10.1917, tại ngọn đồi Cova da Iria ở Fatima, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra lần thứ sáu với ba trẻ chăn chiên: Lucia (10 tuổi), Francisco (7 tuổi) và Jacinta (6 tuổi). Nhưng nhiều người cho rằng việc Đức Mẹ hiện ra chỉ là trò hề, do ba đứa trẻ nhà quê bịa đặt ra để gạt gẫm người khác hay do thủ đoạn của những người lớn đứng phía sau giật dây để nhắm tới một mục đích chính trị hay kinh tế nào đó. Chính bà mẹ Lucia cũng hoàn toàn nghi ngờ, đến nỗi bà còn đánh đập con gái mình vì cho rằng Lucia nói dối.
Để đánh tan sự nghi ngờ và bất tín của thiên hạ, nhất là để mọi người tin nhận biến cố Fgatima là sự thật, trong lần hiện ra vào ngày 13.07.1917, Vị Thiên Nữ đã hứa là vào ngày 13.10.1917 sẽ có một phép lạ vĩ đại xảy ra trước sự chứng kiến của mọi người. Lời hứa này còn được Vị Thiên Nữ nhắc lại vào ngày 19.08. và vào ngày 13.09.1917.
Vâng, trong lần hiện ra vào ngày 13.09. 1917, sự thông báo của Vị Thiên Nữ về một phép lạ vĩ đại sẽ xảy ra vào ngày 13 thang 10 tới, cũng được ba trẻ nói cho mọi người hay. Vì thế đúng vào ngày đó, đã có khoảng từ 50 đến 70.000 người tấp nập đổ xô về Fatima, trong số họ, gồm có đủ mọi hạng người, từ các tín hữu, những người tò mò, cho đến cả những người nghi ngờ chống đối.
Nhiều phóng viên của những tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha cũng đều có mặt trong lần hiện ra hôm đó. Nhưng có lẽ những phóng viên này chỉ muốn đến để để soạn sửa cho bản tin ăn khách sẽ được đăng ở trang nhất trên các tờ báo của họ trong số ra ngày mai với tít lớn: «Sự thất bại ê chề của hiện tượng Fatima», hay: «Nhân loại văn minh của thế kỷ XX vẫn còn bị những chuyện hoang đường lừa đảo », kèm theo những bài bình luận đầy giọng mỉa mai châm biếm tôn giáo, nếu như phép lạ đã được loan báo trước, không xảy ra.
Nhưng vào ngày 13.10.1917, mọi sự đã xảy ra hoàn toàn khác với ý nghĩ của những nhà báo này: Phép lạ cả thể đã thực sự xảy ra; mặt trời đã quay cuồng trước sự chứng kiến của tất cả mọi người có mặt hôm đó.
Một vị giáo sư là chứng nhân hiện tượng lạ lùng hôm đó
Ở đây, chúng ta hãy nghe tiến sĩ José Maria Proença de Almeida Garrett, giáo sư môn khoa học tự nhiên đại học Coimbra , kể lại những gì ông đã quan sát thấy ở Fatima hôm đó. Vì ông là một giáo sư, nên lời tường trình của ông rất khả tín và gây được sự chú ý của mọi người:
«Hôm đó, tôi đến nơi vào giữa trưa. Cơn mưa tầm tã từ buổi sáng sớm chẳng những không ngớt, mà bây giờ còn bị những trận gió dữ dội thổi ào tới tấp như muốn làm tràn ngập cả cảnh vật. (…) Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều. Trong vài giây lát trước đó, mặt trời còn bị che khuất sau đám mây dày đặc, bổng chốc nó chiếu sáng qua đám mây. Mọi cặp mắt đều hướng nhìn về phía mặt trời như bị một sức mạnh nam châm vô hình nào đó cuốn hút vậy. Chính tôi cũng nhìn thẳng vào mặt trời. Nó trông giống như một cái đĩa sáng rực rỡ, chói lọi nhưng không làm lóa mắt. (…) Nhưng mặt trời vào lúc bấy giờ không làm lóa mặt, không giống như khi chúng ta nhìn nó bị che khuất sau một đám mây. Không, bầu trời lúc bấy giờ hoàn toàn trong sáng, chứ không hề có một vẩn mây nào che khuất mặt trời cả; nó xuất hiện rõ ràng giữa bầu trời. Cái đĩa sáng chói đầy mầu sắc rực rỡ đó không đứng yên, nhưng chuyển động rất nhanh. Và đó không phải là những tia sáng lung linh phát ra từ các ngôi sao. Cái đĩa lửa quay tròn với một tốc độ nhanh khủng khiếp, khiến từ đám đông những người có mặt hôm đó bổng chốc vang lên những tiếng kêu la sợ hãi thất thanh. Mặt trời cứ tiếp tục quay tròn như thế cùng với tốc độ nhanh khủng khiếp tương tự, đồng thời, nó tách ra khỏi không trung và tiến đến gần mặt đất với mầu đỏ máu, mọi cảnh vật như đang sắp sửa bị nghiền nát dưới độ quay nhanh khủng khiếp của vòng lửa không lồ. (…) Tất cả những hiện tượng này tôi đã bình tĩnh quan sát và trình bày ra đây sự nhận xét khách quan của mình, chứ không do bất cứ sự xúc động nào chi phối cả. Tôi cũng hoàn toàn chờ đợi sự nhận xét và quan điểm của kẻ khác.» (1).
Phải chăng đám đông bị thôi miên ?
Về phép lạ mặt trời quay, có lẽ sẽ có người sẽ cắt nghĩa ngay rằng vì đã được báo từ trước, và đám đông đã đến Fatima với một tâm trạng quá nóng lòng hồi hộp chờ đợi. Vì thế, khi có một hiện tượng bất bình thường nào đó nơi mặt trời xảy ra, họ đã vội cho là phép lạ, và rồi sự công nhận đó cứ lan tỏa ra nhanh trong đám đông một cách vô ý thức như một dòng điện vậy, tương tự như phản ứng của các khán giả ngồi xem đá banh trong một sân vận động khi có cầu thủ đá thủng lưới đối phương.
Nhưng sự cắt nghĩa đó sẽ hoàn toàn trở nên buồn cười và không thể đứng vững được khi sự kiện cụ thể xảy ra trong thực tế, đó là người ta có thể quan sát và nhìn thấy được phép lạ mặt trời quay trong chu vi rộng 1550 cây số vuông.
Rất nhiều nhân chứng đã từ xa chứng kiến được phép lạ mặt trời, lại là những người vô tín ngưỡng, những người đã từng phê bình và cười chê những khách đến Fatima hôm đó như những kẻ «nhẹ dạ cả tin».
Trong số những người quan sát được phép lạ mặt trời từ xa, chứ không có mặt tại Fatima, đã cho ý kiến như sau:
Linh mục Joaquim Lourenco, hiện là nhà giáo luật học của giáo phận Leiria, nhưng vào lúc xảy ra phép lạ, hãy còn là một học trò và cùng người anh và các bạn bè của ngài đang có mặt tại làng Alburitel, cách Fatima vào khoảng 54km. Tất cả đều tưởng ngày tận thế đã đến.
Cha Lourenco tường thuật lại như sau:
«Tôi nghĩ rằng tôi không đủ khả năng để diễn tả lại những gì chính tôi đã chứng kiến xưa kia. Tôi nhìn như dán mắt vào mặt trời để quan sát: Mặt trời có màu nhợt, đến nỗi tôi có thể nhìn thẳng vào nó mà không bị đau mắt chút nào cả. Mặt trời vào lúc bấy giờ, trông tựa như một quả bóng bằng tuyết, quay chung quanh cái trục của mình, và bổng chốc, nó như rơi ra khỏi bầu trời, quay lượn ngoằn ngoèo và tiến sát gần mặt đất với vẻ đầy đe dọa. Vì quá sợ hãi, tôi đã chạy nấp vào phía sau người lớn đang đứng khóc lóc vì tưởng rằng thế giới trong giây lát nữa sẽ bị chấm tận. Bên ngoài ngôi trường làng của chúng tôi, có một đám đông đang tụ họp lại; còn đám học trò chúng tôi thì xô nhau chạy ra khỏi lớp học và đi xuống đường. Khi phép lạ bắt đầu xảy ra thì chúng tôi nghe thấy tiếng kêu la của những người đang đứng đầy ngoài đường phía trước cổng trường, đàn ông cũng như đàn bà…
Lúc bấy giờ có một người vô thần, mà cả buổi sáng hôm đó cứ rêu rao lên tiếng chê bai cười nhạo những người tới Fatima là «những kẻ ngu ngốc», cốt chỉ để xem một đứa bé gái nhà quê. Nhưng trong suốt lúc xảy ra phép lạ thì ông ta đứng đờ ra như một người bị bất toại cả thân mình và chỉ đưa mắt cắm chặt vào mặt trời. Ông ta bắt đầu run rẩy cả mình mẩy lẫn chân tay, rồi quỳ xuống trên bùn lầy và giơ hai tay lên trời cầu xin Chúa tha thứ cho mình.» (2).
Một hiện tượng không thể cắt nghĩa được
Qua sự trình bày của tất cả mọi nhân chứng có mắt hôm đó khi xảy ra phép lạ mặt trời quay, người ta có thể nói được rằng phép lạ cả thể đó có bốn đặc điểm khác nhau :
1. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào một vật sáng chói lọi, mà họ cho là mặt trời, chứ họ không cần phải đeo kính nhâm hay bất cứ phương tiện bảo vệ mắt nào cả.
2. Vừng sáng chói lọi đó đã tỏa ra những tia sáng mầu sắc rực rỡ xuống trên mặt đất, đến nỗi mọi cảnh vật đều bị nhuộm mầu hết.
3. Vừng sáng chói lọi rực rỡ đó rơi xuống trên đám đông.
4. Chỉ trong vòng mấy phút mà cả vùng đất Fatima đang bùn lầy dơ bẩn bổng chốc trở thành khô cứng, và áo quần của đám đông trên dưới 60 ngàn người từng bị cơn mưa cả buổi sáng làm ướt đẫm, cũng hoàn toàn khô ráo bình thường.
Đúng vậy, chỉ trong vòng khoảng 10 phút đồng hồ mà cả mặt đất lầy lội cũng như quần áo ướt át của đám đông bổng chốc khô ráo hoàn toàn. Đó quả là một điều đã minh nhiên nói lên rằng ngoài phép lạ siêu nhiên ra, không thể tìm ra được lời giải thích theo phương diện tự nhiên được.
Nỗi lo lắng của Mẹ Maria cho con cái loài người
Nếu thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã từng ước ao là khi được về trên trời, thánh nữ sẽ trở thành tình yêu đầy sáng tạo để cứu giúp mọi người, thì nay Fatima và nhất là phép lạ mặt trời quay là một bằng chứng hùng hồn của tình yêu đầy sáng tạo của Mẹ Maria đối với con cái loài người chúng ta, dĩ nhiên, trên hết là bằng chứng của tình yêu Thiên Chúa.
Bởi vậy, chúng ta hãy nghiêm chỉnh đón nhận dấu chỉ của sự lo lắng của Mẹ Thiên Chúa; đúng như lời chị Lucia đã cảnh báo: «Fatima luôn luôn mang tính cách thời sự cao điểm của nó.» Bởi vì, đối với Thiên Chúa, thời giờ là vô tận; nhưng đối với phàm nhân chúng ta, thời giờ luôn có giới hạn của nó. Và giới hạn đó không ai biết được dài ngắn, lâu mau. Vì chưa bao giờ có ai biết được mình sẽ được sinh ra lúc nào, và cũng rất ít ai biết được mình sẽ chết lúc nào. Ngày tận cùng của mỗi người sẽ xảy đến một cách bất chợt, không ngờ trước được, tương tự như một kẻ trộm vậy (x. Mt 24,37-44). Do đó, Đức Giêsu đã căn dặn chúng ta: «Các con phải canh chừng, phải tỉnh thức, vì các con không biết khi nào thời ấy đến!» (Mc 13,33).
Nhưng dĩ nhiên, sự tỉnh thức và canh chừng mà Chúa nói đây không có nghĩa là sự ngồi chờ cách thụ động, vô vi; nhưng là một sự tỉnh thức đầy sáng tạo, nghĩa là một sự tỉnh thức chờ đợi đầy tính năng động mà Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta tại Fatima cách đây đúng 90 năm về trước. Đó là:
• Mỗi người phải ăn năn sám hối và cải thiện cuộc sống cá nhân của mình;
• Hằng ngày, hãy siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân Côi;
• Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, như Chúa muốn.
Nếu được thế, thế giới sẽ được hòa bình, nhiều dân tộc sẽ tránh khỏi cảnh bị diệt vong và nhiều linh hồn sẽ không bị trầm luân trong hỏa ngục đời đời.
_________________________
1. Trích trong : Fonseca, «Maria spricht zur Welt», Fatimas Geheimnis und weltgeschichtliche Sendung, Prof. Dr. L.Gonzaga da Fonseca. Paulusverlag Freiburg Schweiz,98/99.
2. Trích trong : «Meet the Witnesses», John Haffert, World Apostolate of Fatima, 64. Lm. Nguyễn Hữu Thy
Linh dao Giesu Kito !
Đạt được tình bạn với Chúa Giêsu là sống hạnh phúc!
Chủ nhật, 10 Tháng 10 2010 02:19 .
Hãy hiểu biết Kinh Thánh, yêu mến Phụng Vụ và sống các khía cạnh đức tin một cách sâu đậm hơn để đạt được tình bạn với Chúa Giêsu là sống hạnh phúc.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi tiếp tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 6-10-2010.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh nữ Gertrude Cả, nữ tu người Đức, sống vào hậu bán thế kỷ XIII tại tu viện biển đức Helfta, nơi đã nảy sinh ra vài kiệt tác của nền văn chương tôn giáo nữ giới latinh-đức.
Đức Thánh Cha giới thiệu gương mặt của thánh nữ Gertrude Cả như sau:
“Thuộc thế giới ấy, có Gertrude, một trong những nhà thần bí nổi tiếng nhất, phụ nữ duy nhất của nước Đức được gọi là ”Cả”, vì tầm cỡ văn hóa và tin mừng trong cuộc đời của chị. Với cuộc sống và tư tưởng của mình chị đã ghi khắc một cách đặc biệt dấu ấn trên nền tu đức kitô. Đó là môt phụ nữ đặc biệt, có các tài khéo tự nhiên và các ơn thánh ngoại thường, một đức khiêm nhường thẳm sâu và lòng nhiệt thành nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của tha nhân, kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong sự chiêm niệm và sẵn sàng cứu giúp những người thiếu thốn.
Thánh nữ Gertrude Cả sinh ngày mùng 6 tháng giêng năm 1256, đúng ngày lễ Hiển Linh, nhưng không ai biết gì về cha mẹ và nơi sinh của chị. Chỉ biết rằng khi lên 5 tuổi, Gertrude được gửi vào học trường nội trú do các nữ tu biển đức điều hành, và được giao cho thánh Mathilde thành Hackeborn săn sóc. Gertrude sống các chặng ý nghĩa nhất đời mình tại đây.
Được thánh Mathilde dậy dỗ giáo dục, trong tương quan với nữ tu Mathilde thành Magdeburg và dưới sự chăm sóc hiền mầu êm dịu và đòi hỏi của viện mẫu Gertrude, thánh nữ kín múc được từ ba phụ nữ ấy các kho tàng kinh nghiệm và khôn ngoan. Chị diễn tả sự phong phú tu đức không chỉ của thế giới đan tu, mà nhất là của thế giới kinh thánh, phụng vụ, giáo phụ và biển đức nữa, với dấu ấn rất cá biệt và sự thông truyền hữu hiệu.
Gertrude đã là một nữ sinh ngoại thường, ưa thích hiểu biết, kiên trì và hăng say học hành, ham mê văn chương, âm nhạc, thánh ca, nghệ thuật thủ công, nên đạt các thành quả vượt sự chờ mong.
Chị có cá tính mạnh mẽ, cương quyết, và dễ bị khích động. Chị thường cho mình là thiếu sót và thừa nhận các khuyết điểm và khiêm tốn xin lỗi. Chị thường khiêm tốn xin lời khuyên và lời cầu nguyện cho ơn hoán cải của mình. Có những khuyết điểm sẽ theo chị cho tới chết, khiến cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi làm sao Thiên Chúa lại yêu thương chị một cách đặc biệt như vậy.”
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:
“Từ chỗ là nữ sinh, Gertrude thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa trong đời sống đan tu, và trong 20 năm trời, đã không xảy ra chuyện gì đặc biệt. Chị tiếp tục trau dồi văn hóa trong mọi chiều kích khác nhau. Nhưng vào Mùa Vọng năm 1280, chị bắt đầu cảm thấy chán ghét mọi thứ đó, và nhận ra sự phù vân của chúng.
Ngày 27 tháng giêng năm 1281, vào giờ Kinh Tối, Chúa soi sáng các tối tăm của chị. Với sự dịu ngọt và êm ái, Chúa trấn an nỗi âu lo của chị, và ban ơn giúp chị đánh đổ ngọn tháp phù vân và tò mò, mà chị đã tìm cách xây cao với lòng kiêu căng. Chị thị kiến thấy một thiếu niên cầm tay dẫn chị vượt qua các gai góc chèn ép tâm hồn, và chị nhận ra đó là chính Chúa Giêsu, Đấng đã đổ máu trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Từ đó trở đi, đời sống kết hiệp với Chúa của chị được củng cố, đặc biệt trong các thời gian phụng vụ ý nghĩa nhất như: Mùa Vọng Giáng Sinh, Mùa Chay Phục Sinh, các lễ của Đức Mẹ, cũng như trong những lúc đau yếu không tham dự giờ kinh chung với cộng đoàn được.
Tiểu sử của chị ghi lại hai hướng đi của cuộc hoán cải ấy. Thứ nhất là trong việc học hành: từ các môn nhân văn đời hướng sang các môn thần học. Thứ hai là trong việc tuân giữ luật đan tu: từ cuộc sống lơ là sang cuộc sống cầu nguyện sâu đậm, thần bí với nhiệt tình truyền giáo ngoại thường.
Giờ đây, chị được dẫn lên núi của sự chiêm niệm, nơi chị từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới. Từ thầy văn phạm, chị trở thành nữ thần học gia. Chị tìm đọc tất cả các sách thánh có thể có và khiến cho con tim mình tràn đầy các câu kinh thánh êm dịu nhất. Và chị luôn luôn có các lời linh hứng cho những ai đến hỏi ý kiến của chị, hay để phản bác bất cứ ý kiến sai lạc nào và bịt miệng các người chống đối.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh ý hướng tông đồ của thánh nữ Gertude như sau:
“Chị Gertrude biến tất cả những điều đó thành việc tông đồ: chị viết và phổ biến chân lý đức tin với sự rõ ràng và đơn sơ, duyên dáng và có sức thuyết phục. Chị trung thành phục vụ Giáo Hội đến độ sinh ích lợi cho cả các thần học gia và những người đạo đức và được họ chấp nhận. Rất tiếc là từ các sinh hoạt phong phú ấy của chị, người ta đã chỉ giữ lại được tác phẩm ”Người loan báo tình yêu Thiên Chúa” hay các ”Mạc khải” và các ”Cuộc tĩnh tâm”, là hạt ngọc của nền văn chương thần bí thiêng liêng. Lý do cũng là vì đan viện Helfta đã bị tàn phá.
Các lời nói và gương sống của chị khơi dây nơi người khác lòng sốt mến sâu xa. Ngoài đời cầu nguyện và hãm mình, chị còn có lòng đạo đức và hoàn toàn tín thác nơi Thiên, khiến cho ai gặp chị đều nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho chị hiểu rằng Ngài kêu gọi chị, chính là để chị trở thành dụng cụ ơn thánh của Ngài. Tuy nhiên, chị luôn ý thức được sự bất xứng và nghèo nàn của mính và hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa.
Có hai ơn mà chị yêu mến nhất: đó là các dấu vết cuộc khổ nạn mà Chúa in sâu trong tâm hồn chị, như đồ trang sức con tim; và vết thương tình yêu mà Ngài đã khắc ghi trong chị. Đó là các ơn trọng đại, mà nếu có phải sống xa Chúa hằng nghìn năm không nhận được sự ủi an trong ngoài nào, chỉ nhớ tới các ơn ấy cũng đủ để an ủi, soi sáng và làm cho chị tràn ngập lòng biết ơn Thiên Chúa.”
Thánh nữ Gertrude Cả qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1301 hay 1302, khi mới được 46 tuổi.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau:
“Cuộc đời của thánh nữ Gertrude Cả là một trường học của đời sống kitô, của con đường ngay thẳng. Nó cho chúng ta thấy rằng trung tâm cuộc đời hạnh phúc, của một cuộc sống đích thật, là tình bạn với Chúa Giêsu. Tình bạn đó, chúng ta học được trong lòng yêu mến Kinh Thánh, yêu mến phụng vụ, trong đức tin sâu đậm và trong tình yêu đối với Mẹ Maria, để ngày càng hiểu biết chính Thiên Chúa một cách đích thực hơn. Đó là hạnh phúc thật và là đích điểm cuộc sống của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, như nhóm các Linh Mục sinh viên trường thánh Phaolô, trong đó có nhiều linh mục Việt Nam, cũng như các chủng sịnh dòng các Tôi tớ Công trình Bác Ái của Cha Guanella và các thành viên tổng tu nghị dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết mùng 7 tháng 10 là lễ Đức Mẹ Mân Côi. Ngài mời gọi mọi người yêu mến lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Đó là lời kinh rất thân thương của truyền thống kitô, đọc kinh Mân Côi để suy ngắm các mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Cứu Thế và được nhiều ơn lành hồn xác.
Sau cùng, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
(Đài Vatican - 06/10/2010)
Chủ nhật, 10 Tháng 10 2010 02:19 .
Hãy hiểu biết Kinh Thánh, yêu mến Phụng Vụ và sống các khía cạnh đức tin một cách sâu đậm hơn để đạt được tình bạn với Chúa Giêsu là sống hạnh phúc.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi tiếp tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 6-10-2010.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh nữ Gertrude Cả, nữ tu người Đức, sống vào hậu bán thế kỷ XIII tại tu viện biển đức Helfta, nơi đã nảy sinh ra vài kiệt tác của nền văn chương tôn giáo nữ giới latinh-đức.
Đức Thánh Cha giới thiệu gương mặt của thánh nữ Gertrude Cả như sau:
“Thuộc thế giới ấy, có Gertrude, một trong những nhà thần bí nổi tiếng nhất, phụ nữ duy nhất của nước Đức được gọi là ”Cả”, vì tầm cỡ văn hóa và tin mừng trong cuộc đời của chị. Với cuộc sống và tư tưởng của mình chị đã ghi khắc một cách đặc biệt dấu ấn trên nền tu đức kitô. Đó là môt phụ nữ đặc biệt, có các tài khéo tự nhiên và các ơn thánh ngoại thường, một đức khiêm nhường thẳm sâu và lòng nhiệt thành nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của tha nhân, kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong sự chiêm niệm và sẵn sàng cứu giúp những người thiếu thốn.
Thánh nữ Gertrude Cả sinh ngày mùng 6 tháng giêng năm 1256, đúng ngày lễ Hiển Linh, nhưng không ai biết gì về cha mẹ và nơi sinh của chị. Chỉ biết rằng khi lên 5 tuổi, Gertrude được gửi vào học trường nội trú do các nữ tu biển đức điều hành, và được giao cho thánh Mathilde thành Hackeborn săn sóc. Gertrude sống các chặng ý nghĩa nhất đời mình tại đây.
Được thánh Mathilde dậy dỗ giáo dục, trong tương quan với nữ tu Mathilde thành Magdeburg và dưới sự chăm sóc hiền mầu êm dịu và đòi hỏi của viện mẫu Gertrude, thánh nữ kín múc được từ ba phụ nữ ấy các kho tàng kinh nghiệm và khôn ngoan. Chị diễn tả sự phong phú tu đức không chỉ của thế giới đan tu, mà nhất là của thế giới kinh thánh, phụng vụ, giáo phụ và biển đức nữa, với dấu ấn rất cá biệt và sự thông truyền hữu hiệu.
Gertrude đã là một nữ sinh ngoại thường, ưa thích hiểu biết, kiên trì và hăng say học hành, ham mê văn chương, âm nhạc, thánh ca, nghệ thuật thủ công, nên đạt các thành quả vượt sự chờ mong.
Chị có cá tính mạnh mẽ, cương quyết, và dễ bị khích động. Chị thường cho mình là thiếu sót và thừa nhận các khuyết điểm và khiêm tốn xin lỗi. Chị thường khiêm tốn xin lời khuyên và lời cầu nguyện cho ơn hoán cải của mình. Có những khuyết điểm sẽ theo chị cho tới chết, khiến cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi làm sao Thiên Chúa lại yêu thương chị một cách đặc biệt như vậy.”
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:
“Từ chỗ là nữ sinh, Gertrude thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa trong đời sống đan tu, và trong 20 năm trời, đã không xảy ra chuyện gì đặc biệt. Chị tiếp tục trau dồi văn hóa trong mọi chiều kích khác nhau. Nhưng vào Mùa Vọng năm 1280, chị bắt đầu cảm thấy chán ghét mọi thứ đó, và nhận ra sự phù vân của chúng.
Ngày 27 tháng giêng năm 1281, vào giờ Kinh Tối, Chúa soi sáng các tối tăm của chị. Với sự dịu ngọt và êm ái, Chúa trấn an nỗi âu lo của chị, và ban ơn giúp chị đánh đổ ngọn tháp phù vân và tò mò, mà chị đã tìm cách xây cao với lòng kiêu căng. Chị thị kiến thấy một thiếu niên cầm tay dẫn chị vượt qua các gai góc chèn ép tâm hồn, và chị nhận ra đó là chính Chúa Giêsu, Đấng đã đổ máu trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Từ đó trở đi, đời sống kết hiệp với Chúa của chị được củng cố, đặc biệt trong các thời gian phụng vụ ý nghĩa nhất như: Mùa Vọng Giáng Sinh, Mùa Chay Phục Sinh, các lễ của Đức Mẹ, cũng như trong những lúc đau yếu không tham dự giờ kinh chung với cộng đoàn được.
Tiểu sử của chị ghi lại hai hướng đi của cuộc hoán cải ấy. Thứ nhất là trong việc học hành: từ các môn nhân văn đời hướng sang các môn thần học. Thứ hai là trong việc tuân giữ luật đan tu: từ cuộc sống lơ là sang cuộc sống cầu nguyện sâu đậm, thần bí với nhiệt tình truyền giáo ngoại thường.
Giờ đây, chị được dẫn lên núi của sự chiêm niệm, nơi chị từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới. Từ thầy văn phạm, chị trở thành nữ thần học gia. Chị tìm đọc tất cả các sách thánh có thể có và khiến cho con tim mình tràn đầy các câu kinh thánh êm dịu nhất. Và chị luôn luôn có các lời linh hứng cho những ai đến hỏi ý kiến của chị, hay để phản bác bất cứ ý kiến sai lạc nào và bịt miệng các người chống đối.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh ý hướng tông đồ của thánh nữ Gertude như sau:
“Chị Gertrude biến tất cả những điều đó thành việc tông đồ: chị viết và phổ biến chân lý đức tin với sự rõ ràng và đơn sơ, duyên dáng và có sức thuyết phục. Chị trung thành phục vụ Giáo Hội đến độ sinh ích lợi cho cả các thần học gia và những người đạo đức và được họ chấp nhận. Rất tiếc là từ các sinh hoạt phong phú ấy của chị, người ta đã chỉ giữ lại được tác phẩm ”Người loan báo tình yêu Thiên Chúa” hay các ”Mạc khải” và các ”Cuộc tĩnh tâm”, là hạt ngọc của nền văn chương thần bí thiêng liêng. Lý do cũng là vì đan viện Helfta đã bị tàn phá.
Các lời nói và gương sống của chị khơi dây nơi người khác lòng sốt mến sâu xa. Ngoài đời cầu nguyện và hãm mình, chị còn có lòng đạo đức và hoàn toàn tín thác nơi Thiên, khiến cho ai gặp chị đều nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho chị hiểu rằng Ngài kêu gọi chị, chính là để chị trở thành dụng cụ ơn thánh của Ngài. Tuy nhiên, chị luôn ý thức được sự bất xứng và nghèo nàn của mính và hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa.
Có hai ơn mà chị yêu mến nhất: đó là các dấu vết cuộc khổ nạn mà Chúa in sâu trong tâm hồn chị, như đồ trang sức con tim; và vết thương tình yêu mà Ngài đã khắc ghi trong chị. Đó là các ơn trọng đại, mà nếu có phải sống xa Chúa hằng nghìn năm không nhận được sự ủi an trong ngoài nào, chỉ nhớ tới các ơn ấy cũng đủ để an ủi, soi sáng và làm cho chị tràn ngập lòng biết ơn Thiên Chúa.”
Thánh nữ Gertrude Cả qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1301 hay 1302, khi mới được 46 tuổi.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau:
“Cuộc đời của thánh nữ Gertrude Cả là một trường học của đời sống kitô, của con đường ngay thẳng. Nó cho chúng ta thấy rằng trung tâm cuộc đời hạnh phúc, của một cuộc sống đích thật, là tình bạn với Chúa Giêsu. Tình bạn đó, chúng ta học được trong lòng yêu mến Kinh Thánh, yêu mến phụng vụ, trong đức tin sâu đậm và trong tình yêu đối với Mẹ Maria, để ngày càng hiểu biết chính Thiên Chúa một cách đích thực hơn. Đó là hạnh phúc thật và là đích điểm cuộc sống của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, như nhóm các Linh Mục sinh viên trường thánh Phaolô, trong đó có nhiều linh mục Việt Nam, cũng như các chủng sịnh dòng các Tôi tớ Công trình Bác Ái của Cha Guanella và các thành viên tổng tu nghị dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết mùng 7 tháng 10 là lễ Đức Mẹ Mân Côi. Ngài mời gọi mọi người yêu mến lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Đó là lời kinh rất thân thương của truyền thống kitô, đọc kinh Mân Côi để suy ngắm các mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Cứu Thế và được nhiều ơn lành hồn xác.
Sau cùng, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
(Đài Vatican - 06/10/2010)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)