Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
Tâm Linh cần thiết
Đặt mình trước mặt Chúa
Theo thánh Phanxicô Salê, có 4 bước để đặt mình trước mặt Chúa.
1. Trau dồi việc nhận biết sự hiện diện sống động của Thiên Chúa tuyệt đối, nghĩa là Thiên Chúa ở trong mọi vật và mọi nơi. Không có nơi nào hoặc vật nào lại không có Thiên Chúa hiện hữu thực sự… Những người mù không thấy hoàng tử hiện diện ở giữa họ, và do đó không tỏ lòng kính trọng hoàng tử. Tuy nhiên, vì họ không thực sự thấy hoàng tử nên họ dễ quên sự hiện diện của hoàng tử, và họ đã quên điều đó, họ dễ mất lòng kính trọng mà hoàng tử đáng được. Chúng ta không thấy Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta mặc dù đức tin xác tín sự hiện hữu của Ngài, vì chúng ta không thấy Ngài bằng con mắt của chúng ta nên chúng ta thường quên Ngài và cư xử như thể Thiên Chúa ở xa chúng ta… Đây là lý do trước khi cầu nguyện chúng ta phải luôn nâng tâm hồn tới những tư tưởng rõ ràng và suy xét sự hiện diện của Thiên Chúa… Khi chuẩn bị cầu nguyện, bạn phải nói bằng cả tấm lòng và tự đáy lòng: “Hỡi tâm hồn tôi, Chúa thực sự hiện diện nơi đây!”.
2. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa không chỉ hiện diện ở nơi bạn đang có mặt mà Ngài còn hiện diện bằng một cách đặc biệt nhất trong tâm hồn và trong tinh thần của bạn. Ngài làm sống động tâm hồn bạn bằng sự hiện diện thánh thiêng của Ngài, vì Ngài ở đó là trái tim của tâm hồn và tinh thần của bạn. Cũng như linh hồn được đầy tràn qua toàn cơ thể và hiện diện trong chính mỗi phần cơ thể nhưng đặc biệt là trong tâm hồn, Thiên Chúa cũng hiện diện trong mọi vật nhưng luôn ở trong tinh thần một cách đặc biệt. Vì thế, thánh vương David gọi Ngài là “Thiên Chúa của tâm hồn”, và thánh Phaolô nói rằng “chúng ta sống, chúng ta hành động cũng đều ở trong Thiên Chúa”. Do đó, khi suy nghĩ về sự thật này, tâm hồn chúng ta phấn khích kính trọng Thiên Chúa, Đấng hiện hữu thân mật trong chúng ta.
3. Suy xét cách Đấng Cứu Thế bằng tầm nhìn nhân bản của Ngài từ trời xuống trên nhân loại và đặc biệt là trên người Kitô hữu, con cái Ngài, và đặc biệt nhất là trên những người đang cầu nguyện, hành động đạo đức mà Ngài đang quan sát. Đây không là điều bịa đặt của trí tưởng tượng mà là điều rất thật. Mặc dù chúng ta không thấy Ngài, sự thật Ngài vẫn từ trên cao nhìn thấy chúng ta.
4. Hãy dùng trí tưởng tượng đơn giản khi chúng ta miêu tả cho chính chúng ta biết Đấng Cứu Thế bằng tính nhân bản thánh thiện của Ngài như thể Ngài ở gần chúng ta, như đôi khi chúng ta tưởng tượng một người bạn hiện diện và nói: “Tôi tưởng tượng mình thấy một người bạn đang làm điều này hay điều kia” hoặc “Tôi có vẻ nhìn thấy người đó” hoặc điều gì đó tương tự. Nếu Thánh Thể trên bàn thờ hiện hữu, sự hiện diện của Đức Kitô là thật và không là tưởng tượng. Hình bánh và rượu chứng tỏ Thiên Chúa thực sự hiện diện, nhìn thấy và quan sát chúng ta, mặc dù chúng ta không nhìn thấy Ngài trong hình bánh và rượu.
Đừng dùng các kỹ thuật này một lượt, mỗi lần chỉ dùng một cách ngắn gọn và đơn giản.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ ConversionDiary.com)
Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
Hãy Học cùng Chúa Giê-su
Làm bạn với mình và làm bạn với Chúa
học cùng Giê-su
Chúng ta thường sợ sống một mình. Mỗi khi gặp chuyện buồn hay chuyện khó khăn chúng ta vẫn thường muốn tìm ‘một ai đó’ để được an ủi đỡ nâng, muốn làm ‘một cái gì đó’ để nỗi buồn được khỏa lấp. Người ta chạy trốn tình trạng một mình của mình bằng nhiều cách. Trong thực tế, có nhiều người đi tìm khỏa lấp bằng việc hùng hục lao đầu vào công việc, có người lao đầu vào sách vở phim ảnh để giải trí, có người lao đầu vào bia rượu và ma túy để giải sầu, lại có người tìm đến với cái chết để mong giải thoát…
LÀM BẠN VỚI MÌNH và LÀM BẠN VỚI CHÚA
Các bạn thân mến,
Thời gian qua, trong giới trẻ dường như ai cũngđã từng nghevà từng hát nhiều lần bài hát của nhạc sĩ Đức Huy “VÀ CON TIM ĐÃ VUI TRỞ LẠI”. Trong bài hát, có một câu làm nhiều bạn trẻ thấm thía:
“Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
Một mình tôi về, nhiều lần ước mi”
Hai câu hát trên nói về thực trạng cô đơn khi một người phải một mình đối diện với chính mình. Đó có lẽ là tình trạng mà mỗi người trẻ chúng ta thường gặp. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn đôi điềuvề kinh nghiệm sống một mình, về giá trị của việc làm bạn với chính mình và làm bạn với Chúa.
Chúng ta thường sợ sống một mình. Mỗi khi gặp chuyện buồn hay chuyện khó khăn chúng ta vẫn thường muốn tìm ‘một ai đó’ để được an ủi đỡ nâng, muốn làm ‘một cái gì đó’ để nỗi buồn được khỏa lấp. Người ta chạy trốn tình trạng một mình của mình bằng nhiều cách. Trong thực tế, có nhiều người đi tìm khỏa lấp bằng việc hùng hục lao đầu vào công việc, có người lao đầu vào sách vở phim ảnh để giải trí, có người lao đầu vào bia rượu và ma túy để giải sầu, lại có người tìm đến với cái chết để mong giải thoát… Trong tất cả những ‘giải pháp’ trên, hình như người ta đều hy vọng sẽ tìm thấy hướng ra cho tình trạng của mình từ những cái bên ngoài mình. Điều đó liệu có khả thi không? Chuyện gì sẽ xảy ra khi kẻ mà tôi sợ phải đối diện lại chính là tôi? Thật ngạc nhiên khi mà tôi thường đặt tất cả hy vọng của mình vào một ai đó bên ngoài mình. Tôi sống và chiến đấu hết mình cho một điều gì đó cũng ở bên ngoài mình. Kết quả là người khác luôn có quyền làm cho tôi thất vọng, những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của tôi luôn có thể làm cho tôi sụp đổ.
Trong tâm lý nhân bản hiện đại, người ta vẫn thường khuyên người trẻ – Hãy làm bạn với chính mình! Có vẻ như ngày nay chúng ta vẫn thường thích làm bạn với nhiều người khác, nhiều thứ khác, ngoại trừ chính mình. Cuộc sống bên ngoài quá ồn ào và hấp dẫn nên nhiều người trẻ trong chúng ta ngại quay trở về với những giá trị thuộc về chiều sâu, thuộc về nội tâm của mình. Nhiều lúc chúng ta chỉ thích đi loanh quanh bên ngoài mình mà thôi. Từ thế kỷ thứ IV, khi nhìn lại kinh nghiệm thời trẻ của mình, Thánh Augustine trong tác phẩm Tự Thuật đã viết: “Người ta ra đi đến những miền xa lạ, để chiêm ngắm những độ cao thẳm của núi non, những làn sóng oai phong của biển cả, những con nước lớn cùng sự bao la của đại dương và những đường sao bay… mà không để ý gì đến thế giới bên trong họ” (Saint Augustine, The Confessions, X, vii).
Tương tự, cũng có câu chuyện kể về người thương gia đi tìm ngọc quý. Ông ta bán hết của cải vườn tược, thu gom mọi thứ để đi đến những vùng đất lạ với hy vọng sẽ tìm được những viên kim cương quý giá. Sau một thời gian tìm kiếm vô ích, ông ta trở về bên mảnh vườn xưa của mình, và bỗng phát hiện rằng giữa lòng con suối nhỏ trong khu vườn ấy là một mỏ kim cương khổng lồ.
Đôi lúc chúng ta cũng như người thương gia, cứ mãi đi tìm kiếm loanh quanh những kho tàng mơ tưởng mà không nhận ra rằng mình đang sở hữu nhiều kho tàng quý giá.
Thật đáng tiếc khi chúng ta đã trở nên xa lạ với mình. Dường như đó là nguồn gốc của mọi bi kịch trong đời sống chúng ta. Nói cho cùng, không làm bạn được với chính mình, làm sao tôi có thể làm bạn với một ai khác. Không chịu đựng được mình, làm sao tôi có thể chịu đựng được người khác. Không đọc ra được nét đẹp nơi chính mình, làm sao tôi có thể đọc ra được những nét đẹp của người khác. Không biết trân trọng mình, làm sao tôi có thể trân trọng ai khác.
Đáng tiếc hơn, một khi đã trở nên xa lạ với mình, tôi cũng dần xa lạ với Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi tôi ngay chính trong sâu thẳm tâm hồn mình. Bởi vì, Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa ở bên ngoài và xa cách con người. Thiên Chúa ấy trước hết ở ngay trong thẳm sâu tâm hồn tôi, cao hơn chỗ cao nhất của tôi và sâu hơn chỗ sâu nhất của tôi, như kinh nghiệm mà tác giả sách Tự Thuật đã viết. Do vậy, làm bạn với mình là bước đầu tiên để tôi đến với Thiên Chúa, Đấng đang ở sâu trong tâm hồn tôi, đang làm bạn với chính tôi. Càng hiểu biết mình hơn, tôi càng có cơ hội vươn đến với Thiên Chúa của tôi.
Đức Giêsu đã nói: “Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14). Muối và ánh sáng là những điều đã được phú bẩm trong tâm hồn mỗi người, cùng với ơn gọi được làm người, được làm con Chúa. Thế nên thái độ đầu tiên để sống như một người môn đệ của Chúa, không gì khác hơn chính là khám phá ra chất muối, chất ánh sáng ngay chính trong thâm sâu tâm hồn mình, và sống trọn vẹn với cái bản chất cao đẹp ấy.
Lạy Chúa, xin cho con biết con, để con biết Chúa.
Xin cho con trở nên thân quen với Chúa,
để con cũng trở nên thân thuộc với mình.
Xin giúp con nhận ra
mỗi người chúng con là một kho tàng vô giá.
Xin giúp con đủ trưởng thành và can đảm
để phám phá chính mình,
và khám phá chính Chúa trong con.
Những lúc con tưởng mình cô đơn,
xin giúp con khám phá ra khuôn mặt của Chúa
đang âm thầm hiện diện với con trong từng nhịp sống.
Những lúc con thấy mình bị ruồng rẫy,
xin giúp cho con xác tín
Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi con.
Những lúc con chẳng còn tìm thấy giá trị nào
nơi con người của mình,
xin giúp con nhận ra ánh mắt yêu thương
mà Chúa đang ngắm nhìn con.
Xin dạy con biết làm bạn với chính mình,
như Chúa đã không ngại làm bạn với con. AmenRadio Vatican
Mục : Hãy Học Cùng Giêsu
Phụ Trách : Lưu Minh Gian
học cùng Giê-su
Chúng ta thường sợ sống một mình. Mỗi khi gặp chuyện buồn hay chuyện khó khăn chúng ta vẫn thường muốn tìm ‘một ai đó’ để được an ủi đỡ nâng, muốn làm ‘một cái gì đó’ để nỗi buồn được khỏa lấp. Người ta chạy trốn tình trạng một mình của mình bằng nhiều cách. Trong thực tế, có nhiều người đi tìm khỏa lấp bằng việc hùng hục lao đầu vào công việc, có người lao đầu vào sách vở phim ảnh để giải trí, có người lao đầu vào bia rượu và ma túy để giải sầu, lại có người tìm đến với cái chết để mong giải thoát…
LÀM BẠN VỚI MÌNH và LÀM BẠN VỚI CHÚA
Các bạn thân mến,
Thời gian qua, trong giới trẻ dường như ai cũngđã từng nghevà từng hát nhiều lần bài hát của nhạc sĩ Đức Huy “VÀ CON TIM ĐÃ VUI TRỞ LẠI”. Trong bài hát, có một câu làm nhiều bạn trẻ thấm thía:
“Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
Một mình tôi về, nhiều lần ước mi”
Hai câu hát trên nói về thực trạng cô đơn khi một người phải một mình đối diện với chính mình. Đó có lẽ là tình trạng mà mỗi người trẻ chúng ta thường gặp. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn đôi điềuvề kinh nghiệm sống một mình, về giá trị của việc làm bạn với chính mình và làm bạn với Chúa.
Chúng ta thường sợ sống một mình. Mỗi khi gặp chuyện buồn hay chuyện khó khăn chúng ta vẫn thường muốn tìm ‘một ai đó’ để được an ủi đỡ nâng, muốn làm ‘một cái gì đó’ để nỗi buồn được khỏa lấp. Người ta chạy trốn tình trạng một mình của mình bằng nhiều cách. Trong thực tế, có nhiều người đi tìm khỏa lấp bằng việc hùng hục lao đầu vào công việc, có người lao đầu vào sách vở phim ảnh để giải trí, có người lao đầu vào bia rượu và ma túy để giải sầu, lại có người tìm đến với cái chết để mong giải thoát… Trong tất cả những ‘giải pháp’ trên, hình như người ta đều hy vọng sẽ tìm thấy hướng ra cho tình trạng của mình từ những cái bên ngoài mình. Điều đó liệu có khả thi không? Chuyện gì sẽ xảy ra khi kẻ mà tôi sợ phải đối diện lại chính là tôi? Thật ngạc nhiên khi mà tôi thường đặt tất cả hy vọng của mình vào một ai đó bên ngoài mình. Tôi sống và chiến đấu hết mình cho một điều gì đó cũng ở bên ngoài mình. Kết quả là người khác luôn có quyền làm cho tôi thất vọng, những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của tôi luôn có thể làm cho tôi sụp đổ.
Trong tâm lý nhân bản hiện đại, người ta vẫn thường khuyên người trẻ – Hãy làm bạn với chính mình! Có vẻ như ngày nay chúng ta vẫn thường thích làm bạn với nhiều người khác, nhiều thứ khác, ngoại trừ chính mình. Cuộc sống bên ngoài quá ồn ào và hấp dẫn nên nhiều người trẻ trong chúng ta ngại quay trở về với những giá trị thuộc về chiều sâu, thuộc về nội tâm của mình. Nhiều lúc chúng ta chỉ thích đi loanh quanh bên ngoài mình mà thôi. Từ thế kỷ thứ IV, khi nhìn lại kinh nghiệm thời trẻ của mình, Thánh Augustine trong tác phẩm Tự Thuật đã viết: “Người ta ra đi đến những miền xa lạ, để chiêm ngắm những độ cao thẳm của núi non, những làn sóng oai phong của biển cả, những con nước lớn cùng sự bao la của đại dương và những đường sao bay… mà không để ý gì đến thế giới bên trong họ” (Saint Augustine, The Confessions, X, vii).
Tương tự, cũng có câu chuyện kể về người thương gia đi tìm ngọc quý. Ông ta bán hết của cải vườn tược, thu gom mọi thứ để đi đến những vùng đất lạ với hy vọng sẽ tìm được những viên kim cương quý giá. Sau một thời gian tìm kiếm vô ích, ông ta trở về bên mảnh vườn xưa của mình, và bỗng phát hiện rằng giữa lòng con suối nhỏ trong khu vườn ấy là một mỏ kim cương khổng lồ.
Đôi lúc chúng ta cũng như người thương gia, cứ mãi đi tìm kiếm loanh quanh những kho tàng mơ tưởng mà không nhận ra rằng mình đang sở hữu nhiều kho tàng quý giá.
Thật đáng tiếc khi chúng ta đã trở nên xa lạ với mình. Dường như đó là nguồn gốc của mọi bi kịch trong đời sống chúng ta. Nói cho cùng, không làm bạn được với chính mình, làm sao tôi có thể làm bạn với một ai khác. Không chịu đựng được mình, làm sao tôi có thể chịu đựng được người khác. Không đọc ra được nét đẹp nơi chính mình, làm sao tôi có thể đọc ra được những nét đẹp của người khác. Không biết trân trọng mình, làm sao tôi có thể trân trọng ai khác.
Đáng tiếc hơn, một khi đã trở nên xa lạ với mình, tôi cũng dần xa lạ với Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi tôi ngay chính trong sâu thẳm tâm hồn mình. Bởi vì, Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa ở bên ngoài và xa cách con người. Thiên Chúa ấy trước hết ở ngay trong thẳm sâu tâm hồn tôi, cao hơn chỗ cao nhất của tôi và sâu hơn chỗ sâu nhất của tôi, như kinh nghiệm mà tác giả sách Tự Thuật đã viết. Do vậy, làm bạn với mình là bước đầu tiên để tôi đến với Thiên Chúa, Đấng đang ở sâu trong tâm hồn tôi, đang làm bạn với chính tôi. Càng hiểu biết mình hơn, tôi càng có cơ hội vươn đến với Thiên Chúa của tôi.
Đức Giêsu đã nói: “Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14). Muối và ánh sáng là những điều đã được phú bẩm trong tâm hồn mỗi người, cùng với ơn gọi được làm người, được làm con Chúa. Thế nên thái độ đầu tiên để sống như một người môn đệ của Chúa, không gì khác hơn chính là khám phá ra chất muối, chất ánh sáng ngay chính trong thâm sâu tâm hồn mình, và sống trọn vẹn với cái bản chất cao đẹp ấy.
Lạy Chúa, xin cho con biết con, để con biết Chúa.
Xin cho con trở nên thân quen với Chúa,
để con cũng trở nên thân thuộc với mình.
Xin giúp con nhận ra
mỗi người chúng con là một kho tàng vô giá.
Xin giúp con đủ trưởng thành và can đảm
để phám phá chính mình,
và khám phá chính Chúa trong con.
Những lúc con tưởng mình cô đơn,
xin giúp con khám phá ra khuôn mặt của Chúa
đang âm thầm hiện diện với con trong từng nhịp sống.
Những lúc con thấy mình bị ruồng rẫy,
xin giúp cho con xác tín
Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi con.
Những lúc con chẳng còn tìm thấy giá trị nào
nơi con người của mình,
xin giúp con nhận ra ánh mắt yêu thương
mà Chúa đang ngắm nhìn con.
Xin dạy con biết làm bạn với chính mình,
như Chúa đã không ngại làm bạn với con. AmenRadio Vatican
Mục : Hãy Học Cùng Giêsu
Phụ Trách : Lưu Minh Gian
Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011
Bài Giảng Chúa Nhật 7 TNA
“But this I tell you: love your enemies,
and pray for those who persecute you, …” CN 7 A Mc 5, 34-48
Tin Mừng các Chúa Nhật liên tiếp trình bày những giáo huấn mới mẻ của Chúa Giêsu so với luật cũ của Cựu ước.
Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là Môisen mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) công bố luật mới của Nước Trời (Tám mối Phúc thật).
Chúa Nhật V, sau khi công bố Hiên Chương Nước Trời, Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ, những công dân mới của Nước Trời, hãy đem những giáo huấn của Người ra thi hành. Sứ mạng cao cả của người công dân Nước Trời là muối cho đời, ánh sáng thế gian.
Chúa Nhật VI, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Người với luật cũ của Môisen. Luật mới kiện toàn luật cũ. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
• Luật cũ cấm giết người. Luật mới dạy, phải coi người khác là anh em. Thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau.
• Luật cũ cấm hành vi ngoại tình. Luật mới ngăn chặn ngoại tình từ ước muốn. Cần chặn đứng những gì gây nên ước muốn xấu xa như con mắt, cái tay, cái chân…
• Luật cũ quy định thủ tục li dị. Luật mới triệt để cấm li dị.
• Luật cũ cấm thề gian. Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chúa Nhật VII, Chúa Giêsu tiếp tục giáo huấn hoàn thiện luật cũ.
• Luật cũ dạy yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Luật mới dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.
• Tinh thần luật cũ “mắt đền mắt, răng đền răng”. Pháp lý của Chúa Giêsu hoàn toàn mới mẻ. Chúa mở ra con đường mới: thiện thắng ác, tình yêu thắng hận thù.
• Tinh thần luật cũ là chỉ yêu thương người đồng bào. Giáo huấn mới là hãy yêu thương thù địch và làm ơn để báo oán.
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ thù là :
• Làm ơn cho kẻ ghét mình.
• Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.
• Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.
• Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
• Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
• Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nổ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. “Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quãng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may để sám hối và canh tân.
Như vậy Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Tại sao phải yêu kẻ thù?
Yêu người yêu mình thì dễ. Yêu kẻ làm hại mình thật khó biết bao! Lấy oán báo oán, oán chập chùng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan. Lấy oán báo oán chỉ thêm hận thù mà thôi. Bạo lực sẽ kéo theo bạo lực. Câu chuyện tình bất hủ Roméo và Juliette đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã viết thi ca âm nhạc ca tụng tình yêu. Những vỡ kịch những cuốn phim diễn tả hấp dẫn mối tình lãng mạn của đôi tình nhân trẻ. Nếu câu chuyện tình của họ được kết thúc một cách tốt đẹp và bình thường, chắc sẽ không có ai nhắc đến. Nhưng Roméo Juliette là nạn nhân của sự thù hận giữa hai gia tộc. Không ai có thể tìm cách để giải hòa được sự thù hận ấy. Sự thù hận dẫn đến mất mát cho cả hai bên. Sự thù hận đã cướp đi mạng sống của đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. Sự thù hận giết chết một mối tình đẹp, nhân loại ngàn đời xót xa nuối tiếc. Sự thù hận khởi đi từ tâm hồn ích kỷ. Bảo vệ mình bằng sự trả thù, thì càng mất mát hơn và hận thù hận ngày càng dâng cao.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong một ca khúc: Kẻ thù tôi đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai ? Đã là người thì ai cũng có những sai lỗi. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi người lại có những tính tình và sở thích riêng biệt, bá nhân bá tánh. Vì vậy, đã sống chung cùng nhau chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm, những bực bội và những buồn phiền. Vậy nếu hễ tức giận là báo thù, thì tôi sẽ phải báo thù kẻ lạ cũng như người quen, kẻ ngoài xã hội cũng như người trong gia đình, kẻ bên trái cũng như những người bên phải, kẻ đàng trước cũng như người đàng sau, nghĩa là phải tẩy chay, phải thanh toán hết mọi thứ người trên mặt đất này. Phạm Duy khuyên đừng giết người vì tuy là kẻ thù, nhưng họ vẫn là người, vẫn giống chúng ta.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, lẽ nào Người lại tiêu diệt nó chứ ? Chúa Giêsu đến để đẩy lui sự ác, xóa bỏ tội lỗi. Chúa không đến để tiêu diệt người tội lỗi mà để cứu vớt. Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: ”Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:Sư tử ốm đã một tuần nay và nằm trong hang không dậy được. Nó buồn lắm vì là chúa tể sơn lâm mà chẳng con vật nào đến thăm hỏi hay mang cho nó chút quà gì cả. Nhìn cây hoa hồng bên cạnh, lúc nào cũng có bướm, có ong, có chim chóc ríu rít, đến bay lượn vui vẻ. Sư tử bèn hỏi cây hoa hồng: Hoa hồng ơi, vì sao ngươi mảnh dẻ yếu ớt như thế, mà lúc nào cũng có bạn bè đến thăm vui vẻ, còn ta là chúa tể sơn lâm mà chẳng có con vật nào đến thăm ta cả ?
Hoa hồng trả lời:Vì tôi luôn tặng cho mọi loài màu sắc tươi đẹp và hương thơm ngào ngạt khi mọi loài đến với tôi. Còn ngài là chúa tể sơn lâm uy quyền, nhưng ngài có tặng cho những con vật bé nhỏ thuộc hạ của ngài cái gì đâu ?
Hoa hồng là hình ảnh của con người biết yêu thương.
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Nghệ thuật tha thứ
Cuộc sống thường nhật có bao điều bạn bực mình: Tiếng ồn, thất bại, lo sợ, bệnh tật, cơm áo gạo tiền, thời tiết, nỗi buồn, công việc, tình yêu gia đình, giao tiếp, xóm giềng, học hành, giao thông, thị trường, dịch bệnh… Bạn phải chịu đựng nhiều thứ. Để không cằn nhằn người khác và có thể chịu đựng sự khó tính của người khác, quả thật không dễ chút nào. Vậy làm sao có thể tự giải thoát mình? Các bậc cha mẹ thường hay chỉ trích con cái. Các chủ nhân luôn trách mắng và nhìn công nhân của mình bằng con mắt xoi mói. Vợ chồng cũng thiếu tôn trọng nhau, ưa áp đặt và nghi ngờ nhau. Các mối quan hệ khác cũng gặp nhiều phức tạp. Họ làm mất lòng nhau bằng nhiều cách.
Thậm chí có những vết thương lòng vẫn nhức nhối sau nhiều năm. Giữa chúng ta có nhiều dạng ác cảm, làm những điều ác cho nhau, nói xấu nhau đủ điều, thậm chí là trả thù nhau. Có người còn biết nghĩ lại, hối hận, nhưng có người không hề tỏ ra hối tiếc vì lương tâm đã chai lì. Cách tốt nhất để thanh thản tâm hồn là luôn chống lại ý nghĩ trả thù, luôn tâm niệm ba chữ “Tôi tha thứ” (nguyên tắc 3T). Đó là biện pháp tuyệt vời có thể giúp bạn chịu đựng những gì làm bạn phiền lòng. Tha thứ có giá trị tuyệt đối trong cuộc sống. Tha thứ không có nghĩa là đầu hàng, chịu thua, chịu lép vế, mà là “bỏ qua”. Robin Casarjian giải thích: “Khi tha thứ, bạn không còn lệ thuộc vào người đã làm bạn đau lòng”. Tha thứ kéo bạn ra khỏi sự giận dữ của người khác và cho phép bạn sống thanh thản. Nêu sự tha thứ là điều tốt như vậy mà tại sao vẫn có nhiều người tích lũy cơn giận trong lòng? Đó là muốn trả thù để chứng tỏ mình không yếu thế. Chẳng qua là thua kém người khác nên mới hùng hổ lên cơn tức giận. Thế nhưng, chính sự tha thứ mới tạo nên sức mạnh thực sự, kiểu “mưa dầm thấm sâu”. Khi tha thứ, người ta cân nhắc kỹ lưỡng. Dù cho người kia có xứng đáng được tha thứ hay không thì vẫn không thành vấn đề, mà chỉ vì mình xứng đáng tự do. Đây còn là động thái cao thượng của một công tử. Chịu đựng để có thể tha thứ. Một lý do khác mà chúng ta có thể từ chối tha thứ là cảm thấy bạc nhược hoặc quy phục. Có người cho rằng tha thứ là nhận mình sai và người kia đúng. Nhưng tha thứ không là miễn trừ cơn giận đổ lên người khác mà là “rút dao ra khỏi vết thương”. Tha thứ là “bỏ qua” các lỗi lầm mà người khác đã làm cho mình, nhưng phải “bỏ qua” với cả lòng tự trọng và tôn trọng – kèm theo lòng yêu thương chân thành. Nhưng cũng có khi người khác không hề biết nỗi đau lòng của bạn mặc cho bạn phải âm thầm chịu đựng. Nếu biết tha thứ, bạn sẽ không phải khổ sở nữa.
Tha thứ vẫn hữu ích cho các trường hợp như thất tình, bị hiểu lầm, bị ghen ghét,… Tha thứ tốt cho cả thể lý lẫn tinh thần. Trong cuốn Anger Kills, tiến sĩ Reddford Williams viết: “Cứ nhớ mãi về nỗi đau quá khứ thì sức khỏe sẽ suy yếu. Đơn giản như nhớ mãi một chuyện bực mình thì bạn sẽ căng thẳng và tim bị ảnh hưởng”. Về tình yêu tan vỡ, đại văn hào R. Tagore nói: “Khôn ngoan gì mà đau khổ mãi vì một người đã mang trái tim họ đi xa!”. Các ý nghĩa tiêu cực cũng có liên quan tới cao huyết áp, động mạch vành và dễ bị chứng bệnh khác. Sống cởi mở và thanh thản có thể làm tăng hệ miễn nhiễm. Chỉ cần một giây để xúc phạm người khác, có khi gây tổn thương trầm trọng, nhưng sự tha thứ lại cần nhiều thời gian. Mới đầu, bạn cảm thấy các tình cảm tiêu cực như tức giận, buồn bã, và xấu hổ. Sau đó bạn biến chúng thành tích cực hoặc làm giảm dần “mức căng”. Đặc biệt là học cách nhìn người khác bằng ánh mắt khác trong sáng hơn. Người hại mình sẽ trở thành yếu thế, bị động, như ngồi trên đống lửa. Người Việt Nam có câu: “Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ”. Cổ nhân cũng đã minh định: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (Ngậm máu phun người, trước tiên bẩn miệng mình). Chí lý lắm thay! Có người lại không thể đạt tới chặng cuối của sự tha thứ. Đó là những người bị tổn thương từ thuở ấu thơ, bị sỉ nhục bởi chính những người mà họ yêu thương và tin tưởng – như bị lạm dụng tình dục, bị bạo hành thể lý hoặc tâm lý, bị cưỡng dâm, bị khinh miệt,… Dù không có sự tha thứ trọn vẹn, họ vẫn có lợi nhờ biết tha thứ một phần. Nếu cảm thấy khó tha thứ, hoặc muốn tha thứ mà không biết bắt đầu từ đâu, xin bạn hãy thử áp dụng 7 cách này: 1. Vi mô. Luyện tập tha thứ những lỗi nhỏ của người xa lạ - chẳng hạn bị tính gian mất vài ngàn đồng, bị “chơi gác” một chút… Dần dần, bạn sẽ có thể tha thứ những lỗi lớn hơn một cách dễ dàng hơn. 2. Giải thoát. Tự vượt qua nỗi thất vọng và kiềm chế cơn giận đối với người thân và bạn bè, hoặc những người mà mình tín cẩn. Nhờ vậy, bạn thấy “mạnh mẽ” hơn và rồi bạn cũng sẽ được nhận biết. Bạn vẫn có thể để tình cảm của mình tự do mà không hề giận dữ, không dùng ngôn ngữ hoặc ngữ điệu “khó nghe”, và bạn sẽ không phải hối tiếc về sau. Phương pháp “hả giận” cũng có hiệu quả - như đấm vào gối bông, bỏ đi chỗ khác, những tuyệt đối không đập phá đồ đạc hoặc “đá mèo, khoèo rế”. Nếu không tức giận tột độ, bạn hãy đọc sách báo. Đừng “giận cá chém thớt” như phóng xe bạt mạng, chửi “đổng” (chửi cho hàng xóm nghe, cho trời đất nghe)… Đó là cách biểu lộ tiêu cực và “hạ cấp”, nên tránh! 3.
Chứng minh. Nếu thực sự cần thiết, bạn hãy viết thư hoặc gởi email (nếu ở xa), hoặc gặp trực tiếp để tìm hiểu sự thật bằng cách nói ôn hòa và tích cực xây dựng, chứ không nguyền rủa hoặc chỉ trích “đối phương”. Chẳng hạn, “Tôi cảm thấy…” hoặc “Tôi không hiểu…”. Hãy diễn tả sự ảnh hưởng đối với bạn vì cách xử sự của người kia, đồng thời bày tỏ thiện chí “đàm phán” để có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa, gọi là “dĩ hòa vi quý”. 4. Mặc nhiên. Đối với tội loạn luân, cưỡng dâm và các tội phạm khác, nạn nhân có thể tránh né tha thứ trực tiếp, vì việc gặp nhau để “đối chất” sẽ… không an toàn! Thật vậy, không cần “đối diện”. Đó là sự tha thứ mặc nhiên. Người được tha thứ có thể không nhận ra lỗi và không bao giờ biết mình được tha thứ. Ví như người say rượu không biết mình nói gì hoặc nghe gì. Điều quan trọng là bạn đừng để cho cơn giận dữ lộng hành, vì không ai ngu dại đến nỗi căng buồm ra khơi khi trời đang giông tố! 5. Lắng nghe.Nếu đối diện với người làm tổn thương mình, bạn hãy lắng nghe và chỉ nói về những gì bạn đã nghe. Làm như vậy, bạn sẽ bắt đầu có cách nhìn khác và dễ dàng tha thứ hơn. Im lặng và lắng nghe, đó là cửa mở rộng đưa bạn thanh thản bước vào vùng bình yên của sự tha thứ tuyệt vời. 6. Suy tư. “Nhân vô thập toàn”. Con người luôn bất túc và bất trác. Hãy đợi đến lúc lòng mình lắng xuống, chọn khung cảnh yên tĩnh và suy tư. Chắc chắn bạn sẽ đủ sáng suốt để có thể quyết định đúng đắn, không gì tốt hơn là yêu thương và tha thứ. Suy tư là cách hữu hiệu để nhận biết chính mình và thông cảm với những người xung quanh. Đừng bao giờ quên: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”. 7. Hướng thiện. Nhờ hướng tới Chân-Thiện-Mỹ và tương lai, bạn có thể sớm đạt tới “đích” tha thứ. Hai chị em tị nạnh nhau về việc chăm sóc người mẹ bệnh tật. Cô ở gần than phiền về gánh nặng vất vả và hàng ngày phải lo cơm nước và thuốc thang cho mẹ, đích thân làm đủ thứ. Cô ở xa chỉ gửi tiền về, lâu lâu mới đến thăm được. Cô ở gần thì bực tức và luôn gắt gỏng. Cô ở xa thì chỉ biết im lặng và bỏ qua tất cả để giữ tình chị em. Một câu nhịn, chín câu lành. Thời gian là bằng chứng hùng hồn nhất. Sự hướng thiện sẽ dẫn tới sự tha thứ, và sự tha thứ dẫn tới sự bình an tâm hồn. Sidney Simon nói: “Sự tha thứ làm cho bạn cười nhiều, có thể cảm nhận sâu xa, và trở nên liên kết với người khác nhiều hơn”. Chính sự tha thứ là thần dược mau chữa lành vết thương lòng. Vả lại, chính lúc mình tha thứ là lúc mình được thứ tha. Tuy nhiên, tưởng cũng nên xác định rằng “tha thứ không có nghĩa là quên”. Có lẽ hơi… “khó nghe” chăng? Không đâu. Chúng ta không thể quên nỗi đau hoặc điều thiệt hại, và cũng không nên quên, vì bị lừa lần một thì không do lỗi mình, nhưng bị lừa lần hai thì do lỗi mình. Chính những “kinh nghiệm đau lòng” đó dạy chúng ta đừng bị lừa thêm lần nữa – còn được gọi là “kinh nghiệm xương máu”. Ở một góc độ nào đó, giống như “một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” là vậy. Con chim bị bắn hụt một lần rồi thì nó sẽ khôn hơn. Không để bị lừa lần nữa và không lừa ai, đó là những người khôn ngoan. Tha thứ là việc khó nhưng vẫn khả thi, càng khó thực hiện thì việc đó càng có giá trị cao. Bị khiêu khích mà không giận thì hoặc là kẻ tiểu nhân, hoặc là người quân tử và cao thượng. Sự tha thứ luôn luôn cần thiết, vì có tha thứ thì mới có thể tái lập hòa bình và bình thường hóa quan hệ – ở mọi cấp độ khác nhau. Đôi khi rất cần một lời xin lỗi! Xin mượn lời Kinh Thánh để kết: “Không chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi lần bảy”, nghĩa là tha thứ mãi mãi. Không tha thứ, đó là người ích kỷ! Xin chúc mừng nếu bạn là người vị tha. Nếu chưa, cố gắng thêm thì rồi bạn sẽ thành công – và chắc hẳn được mọi người nể trọng.
TRẦM THIÊN THU
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Đời ta một khối tơ vò,
Vui buồn căm giận lần mò theo sau.
Nhiều đêm hờn tủi lo âu,
Ánh trăng huyền diệu in sâu tâm hồn.
Lời thiêng phát nhẹ bảo tồn,
Giê- su chờ đợi để bồng con qua.
Ngày đời con đã bôn ba,
Chạy theo tình quỷ, rồi ra dại khờ.
Cái tôi kiêu ngạo luôn chờ,
Lạc xa tình Chúa thờ ơ mọi bề.
Tình thương Thiên Chúa vỗ về,
Yêu thương tha thứ, chỉnh tề sống ngoan.
Đạo Kitô giáo dạy chúng ta điều gì? Lời kinh đậm nét tình Thầy trao ban.
Kinh lạy Cha tuyệt vời.
Người Kitô hữu, ai không thuộc kinh Lạy Cha. Đọc như con vẹt, hay là gẫm suy thực hành.
Ngày đời tôi đã qua mau,
Sống trong tình quỷ, thương đau thấm mùi.
Lòng đầy chất chứa hận thù,
Bỏ bê tình Chúa Giê-su đợi chờ.
Dốc đời không đẹp như mơ, quay về cho sớm, Cha chờ Mẹ mong.
Hãy lắng đọng hối tâm đọc đoạn Phúc âm Mt 5:43-48
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Đó là Lời Chúa.
Thiên Chúa là tình yêu. Ngài tạo dưng nên con người có tình có nghĩa, ban cho tự do để biết chọn lựa theo sự khôn ngoan, bảo tồn cuộc sống huyền nhiệm, lo cho hồn thiêng bất tử, sống là tạm gởi, chết về quê Cha…
Để yêu thương tha nhân, phải đi đến nguồn gốc của tình yêu, phải nhìn tha nhân trong Thiên Chúa và Thiên Chúa trong tha nhân.
Đạo Kitô giáo là đạo tình yêu. Cuộc đời của Thầy Chí Thánh Giêsu tại thế cho chúng ta gẫm suy thực hành.
Mở mắt mới thấy lộ trình,
Con đường của Chúa bình minh sáng ngời.
Nổi buồn thấm đậm hồn tôi,
Hận thù ray rứt theo tôi tháng ngày.
Cuộc đời có lắm chua cay,
Làm sao thả hết, theo Thầy sống ngoan.
Xin cho con biết lo toan,
Thứ tha, tha thứ, bình an sống lành.
Con xin quyết chí thực hành,
Sống trong tình mến liền cành Giê-su.
Ánh mắt của Chúa nhân từ,
Nằm trên Thập giá huyết thư dạy bài.
Tha thứ vẫn là điều rất khó, hứa thì dễ nhưng thực hành đâu dễ. Giả như không có gương của Chúa GIÊSU, chúng ta không thể tha thứ được. Bị treo trên thập giá, Chúa vẫn tha thứ cho kẻ thù. Chúa lấy lòng từ ái mà đáp lại những kẻ đối xử tàn ác với ngài: “ Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”
Học gương tha thứ tại gia,
Không hờn, không giận, quỷ lìa xa ta.
Hận thù là kẻ thứ ba
Gia đình nơi chốn cho ta thực hành.
Cho nhau ánh mắt của Chúa nhân từ, cho nhau lời nói diụ dàng yêu thương, đừng để cho quỷ trú thân, nó mà vào được, gây bao hận thù, không tha thứ được, thôi đành chia tay, hận thù dấu kín trong tâm…
Hôm nay Lời Chúa gọi mời. Được làm con Đức Chúa Trời, sống Lời Thầy Chí Thánh dạy đem ra thực hành, để mà sống thánh anh hùng: “Anh em hãy nên hoàn thiện,như Cha anh em là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).
Tôi yêu thập tự Giê-su,
Mỗi ngày mỗi tỏ, không lu chút nào.
Gẫm suy mới thật tự hào,
Nơi đây, bài học tuôn trào thứ tha.
Khi tôi xây dựng ngục thất hận thù cho tha nhân, thì tôi biết mình không có yêu thương, tự mình làm khổ cho chính tâm hồn mình… Nếu tình yêu là nguồn sức sống, hận thù ghen ghét là nguồn sự chết, thì tại sao ta không thực hành Lời Chúa dạy cầu nguyện cho kẻ làm khổ đời ta, cầu nguyện không mất tiền mua,nhưng là một việc làm bác ái, Chúa Thánh Thân sẽ nâng đỡ ta, cho ta an bình, một ngày đẹp trời đến tình yêu xóa bỏ hận thù…
Ơn lành của Thiên Chúa không ban riêng cho mình ta, sự tha thứ của Chúa cũng không ban riêng cho mình ta. Ta được Chúa tha thứ thì ta phải chia sẻ sự tha thứ cho anh chị em chúng ta.
Trăng soi mặt nước mùa thu,
Đời tôi tăm tối mịt mù xót xa.
Lạc xa điểm hẹn tình Cha,
Giê-su chỉ dạy thứ tha mọi người.
Tay Thầy, tay bạn vui tươi,
Qủy vương nhìn thấy, hỗ ngươi tủi buồn.
Không còn theo chúng làm tuồng,
Đến nơi Nhà Tạm, hưởng nguồn thánh ân.
Tôi phải thuộc nằm lòng Lời Chúa dạy. Để an bình vui sống chờ đợi ngày về. Sống lâu hay chết sớm, có hệ gì đâu, phù hoa nối tiếp phù hoa.
Phúc âm theo thánh Luca (6:36-38)
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy." Đó là Lời Chúa.
Chúa ơi! nghe tiếng tơ lòng,
Con xin qụy ngã trong vòng tay Cha.
Sống trong tình Chúa mặn mà,
Yêu thương tha thứ, thứ tha chân thành.
Cho con bài học canh tân, quyềt tâm đổi mới cuộc đời từ đây,
cho dù yêu đuối ngã sa, Tay Thầy tay bạn đở nâng nhau cùng,
bao nhiêu lần quỵ ngã, bấy nhiêu lần chỗi dậy.
Chúa Giêsu choàng tay ôm cả hai, vui bước song ca tình Ngài.
Cho con ý chí can trường, vui sống an bình, xa lìa tội lỗi, một lòng mến Chúa hết tình.
Nam Giao.
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011
Tấm gương đẹp
Thứ Ba, 10/08/2010, 01:20 (GMT+7) Mong Hạnh bay cao cùng đôi cánh ước mơ
TT - 22 phản hồi đã gửi đến tòa soạn bày tỏ sự khâm phục nghị lực phi thường và niềm lạc quan của Hạnh trong phóng sự ảnh “Chuyện bé Hạnh” trên Tuổi Trẻ 8-8-2010
Dù chưa từng tiếp xúc với Hạnh nhưng qua những câu chuyện về “chú bé chim cánh cụt”, đặc biệt nhìn ánh mắt cùng nụ cười hồn nhiên một cách hết sức lạc quan của Hạnh, tôi tin chắc rằng một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai gần, chú bé sẽ bay cao cùng đôi cánh ước mơ của mình.
Tôi đã từng được nghe và từng chứng kiến nhiều câu chuyện, nhiều “mảnh vụn” của cuộc sống này. Tuy mỗi người mỗi hoàn cảnh, dù thê lương, bi đát hay nghiệt ngã (theo cách chúng ta cảm nhận về họ), nhưng luôn có một điểm chung không thể chối cãi, đó là nghị lực phi thường và sự lạc quan đến kinh ngạc. Với họ, khó khăn dường như chỉ có trong cổ tích hay ở trên một thiên hà xa xôi nào đó thôi.
Với tôi, sẽ chẳng có trường lớp hay khóa học nào về “động viên tinh thần” hữu ích hơn những câu chuyện về cuộc sống từ những cuộc đời như Hạnh. Xin cảm ơn Hạnh rất nhiều vì bài học nhân sinh về giá trị cuộc sống mà em đã trao tặng. Cầu chúc em bay cao cùng ước mơ của mình.
HOÀNG NGỌC QUÂN
Vui mừng và khâm phục
Xem phóng sự ảnh này chị đã không cầm được nước mắt! Không phải tội nghiệp em mà là nước mắt của sự vui mừng và khâm phục. Nụ cười của em như thách thức hoàn cảnh, thách thức số phận. Và em đã chiến thắng!
Chim cánh cụt à, đừng thôi ước mơ và hãy luôn cố gắng. Chị tin 20 năm sau em sẽ là một kỹ sư vi tính xuất sắc.
THIÊN THANH
Khó khăn phải lùi bước trước ý chí
Nhìn nụ cười của em, nhìn những việc em làm, chị thật khâm phục ý chí của em. Em xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập. Chị tin là khó khăn trong cuộc sống phải lùi bước trước ý chí của em.
KHÁNH TRÂM
(khanhtram_dc@...)
Xem “Chuyện bé Hạnh”, tôi vô cùng ngạc nhiên và thán phục về khả năng vượt khó với nghị lực phi thường của Hạnh. So sánh với những đứa trẻ cùng lứa tuổi, có điều kiện gia đình khá giã và đặc biệt có một cơ thể lành lặn thì Hạnh xứng đáng là người khiến chúng ta trân trọng và khâm phục.
Có biết bao đứa trẻ cùng lứa với Hạnh ngày đêm vùi đầu vào những trò chơi xấu trên internet để rồi bỏ học, hư đốn và tự làm hỏng tương lai mai sau nên tấm gương của Hạnh càng đẹp đẽ. Tôi cầu chúc sức khỏe cũng như sự thành công trên con đường học vấn của mình.
CHÂU THIÊN SANG
Nhan tai Dat Viet
Người Việt xa quê Thứ Tư, 01/12/2010, 08:04 (GMT+7) Sinh viên gốc Việt đoạt giải thưởng giáo dục Úc
TT - Theo Radio Australia ngày 30-11, anh K’Chin - 21 tuổi, một sinh viên gốc Việt đang học tại Úc - vừa đoạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc nhất bang Queensland năm 2010. Danh hiệu thường niên này nằm trong hệ thống giải thưởng giáo dục và đào tạo quốc tế có giá trị của Úc.
K’Chin nay đã nở nụ cười tự tin - Ảnh: ABC News
K’Chin sinh trưởng tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bị thương nặng ở chân phải khi mới gần một tháng tuổi. Năm 13 tuổi, K’Chin được tổ chức từ thiện Rotary Oceania Medical Aid for Children của Úc đưa sang Queensland.
Trải qua 16 ca đại phẫu và gần bốn năm sau, K’Chin trở về Việt Nam. Nhưng do bị biến chứng, em trở lại Úc để được điều trị thêm. Từ đó, K’Chin bắt đầu sống và học tập tại Queensland dù em không biết tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Đến nay, K’Chin đã tự đi lại được trên đôi chân của mình. Quyết tâm vượt khó, sự chăm chỉ và hiếu học đã giúp em đoạt danh hiệu cao quý trong giới sinh viên.
N.QUÂN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)